Cá mú trân châu là một trong những đặc sản của vùng biển miền Trung và miền Nam, Việt Nam. Hiện nay, nuôi giống cá mú này đang mang lại nguồn kinh tế lớn cho ngư dân những vùng duyên hải.
Nội dung bài viết
1. Thông tin sơ lược về cá mú trân châu
Nguồn gốc
Theo phân loại học, đại diện này được xếp vào họ Serranidae, 1 phân nhánh nhỏ của bộ Perciformes ngày nay. Chúng không sinh ra trong tự nhiên mà được lai tạo qua bàn tay con người. Theo đó, loài cá trên là kết quả của quá trình “ghép đôi” giữa cá mú cọp và cá mú nghệ, con lai mang nhiều đặc tính của cả bố và mẹ.
Nổi bật nhất là phần thân đầy đặn, hệ vảy da loang lổ theo kiểu rằn ri với 2 gam màu chính là nâu đen và vàng nâu. Ngoài ra, không thể không nhắc đến cặp môi như bơm “botox’” và răng nhọn hoắt như chuột chù.
Đặc điểm
Cá bống mú trân châu sống tập trung ở vùng nước mặn. Đây là loài cá được sinh ra bởi sự kết hợp giữa cá mú cọp cái và cá mú nghệ đực nên thường được gọi với cái tên khác là: cá mú lai, cá song lai.
Vì được kết hợp giữa hai loài cá khác nhau nên cá mú lai mang tất cả những đặc điểm nổi bật của cá bố, mẹ. Khi trưởng thành, chúng có cân nặng khoảng 1-3kg.
- Hình dạng: Thân dài từ 20-25cm, hơi dẹt, có nhiều xương vây.
- Phần miệng: Khuôn miệng rộng, môi dưới dày hơn môi trên. Hàm răng sắc nhọn xếp bằng bên trong.
- Màu sắc: Thân có màu vàng nghệ với những mảng đen xen lẫn.
- Phần thân: Đặc điểm khiến chúng trở nên khác biệt là những chấm tròn to, nhỏ như những viên trân châu bao phủ toàn thân.
Sinh sản
Điểm đặc biệt của dòng cá này là chúng có khả năng chuyển đổi giới tính. Khi còn nhỏ dưới 50cm, chúng là giống cái. Tuy nhiên, khi lớn lên và đạt tới chiều dài 70cm, cá có thể chuyển thành giống đực.
Ở miền Bắc, cá thường sinh sản từ tháng 5 – tháng 7, nhưng ở miền Nam chúng sinh sản từ tháng 12 – tháng 3 năm kế tiếp.
2. Cá bống mú trân châu nấu món gì ngon
Cá mú trân châu được di truyền đặc điểm nổi bật nhất của cá mẹ chính là những thớ thịt thơm giòn và săn chắc. Bên cạnh đó, thịt cá còn mang lại giá trị dinh dưỡng rất lớn với vitamin D, B2, E, protein, canxi,…
Vì vậy, cá mú thường được chế biến thành những món ăn ngon mang hương vị đậm nét của vùng miền. Trong đó, có thể kể tới những cái tên đặc sắc như:
Cá hấp Hongkong
Cá có lớp thịt trắng, giòn và ngọt nên thường được chế biến thành những món có thể giữ nguyên hương vị. Trong đó, điển hình là cách hấp theo kiểu Hồng Kông. Thưởng thức những miếng thịt thơm ngậy nóng hổi cùng loại sốt tuyệt hảo sẽ để lại cho bạn một dư vị không thể nào quên.
Nguyên liệu:
- Cá tươi: 1 con
- Nước dùng: 500ml (sử dụng nước ninh xương heo với các loại gia vị như gừng, hành tây, rau mùi,…)
- Sốt Hongkong: Chuẩn bị nước tương Hongkong, xì dầu, rượu Mai Quế Lộ,…)
- Gừng tươi, sả, hành, gia vị, ớt sừng, hạt tiêu….
Cách làm:
- Bóc mang, cạo vảy cá, đem rửa sạch với rượu trắng và hấp cá khoảng 10 phút để loại bỏ hoàn toàn mùi tanh.
- Chế nước sốt: Xào thơm hành lá và gừng với dầu nóng rồi đổ nước ninh xương vào chảo. Sau đó, bỏ nước tương, xì dầu và một chút rượu, nêm nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.
- Cho cá vào khuôn, rưới sốt đã chế lên đều khắp cơ thể cá. Bỏ lên trên cùng rau mùi, đầu hành lá, gừng và ớt rồi cho khuôn lên bếp đun nhỏ lửa.
➤➤➤ XEM THÊM: Cá Chốt
Cá sốt chua ngọt
Thịt cá có nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là đạm nhưng lại không gây béo nên thường được đưa vào chế biến trong các món chiên. Từng miếng thịt vuông vắn được chiên giòn rụm, quện với sốt chua ngọt đậm vị nhất định sẽ không làm bạn thất vọng.
Nguyên liệu:
- Cá tươi, Rượu, dấm táo, đường, bột năng, sốt cà chua và các loại gia giảm khác.
Cách làm:
- Làm sạch tương tự như các món ăn khác, lọc xương, cắt thành miếng vừa ăn.
- Ướp cá với một chút hạt nêm, hạt tiêu, tẩm bột năng, chiên vàng giòn.
- Sử dụng một chảo mới phi hành thơm rồi cho sốt cà chua, dấm trắng, đường và một chút nước, điều chỉnh gia vị vừa đủ.
- Cho cá đã chiên giòn vào chảo, đảo đều (hoặc rưới sốt lên cá), thêm vài lát thì là và thưởng thức.
Lẩu cá nấu ngót
Cá nấu ngót không chỉ giúp bạn thỏa mãn thú vui ăn uống mà còn có công dụng giải cảm, xua tan căng thẳng. Món ăn này rất thích hợp cho những người vừa ốm dậy hay cơ thể bị suy nhược do làm việc quá sức. Hơn nữa, cách chế biến cũng vô cùng đơn giản.
Nguyên liệu:
- Cá tươi, Cà chua, dứa, rau cần, Các loại hành lá, rau mùi, rau ngổ, hành tím, tỏi
Cách làm:
- Sơ chế cá tương tự các bước trên để khử mùi tanh, sau đó cắt khúc.
- Dứa, cà chua xắt miếng bỏ vào nồi xào thơm với hành tím, nêm một chút gia vị trước sau đó cho nước đầy nồi, đun sôi.
- Thêm một lượt gia vị cho hợp khẩu vị rồi thả cá vào nồi.
Vậy là bạn đã nấu xong một nồi lẩu cá với nước dùng thơm ngon, đậm vị. Để thưởng thức lẩu, bạn đặt nồi lên bếp, đun nhỏ lửa, thả rau cần và các loại rau thơm trong quá trình ăn. Bạn có thể ăn kèm lẩu với bún, mì, miến hoặc cơm trắng đều rất phù hợp.
Lẩu cá nấu ngót có nghĩa là nấu ít nước, vừa ăn, không phải là nấu cùng rau ngót đâu nhé! Khi ăn lẩu, bạn không nên nhúng quá nhiều đồ, vì như vậy sẽ làm giảm đi vị ngon, ngọt của cá.
Cá chưng tương
Đây là món ăn siêu hấp dẫn với hương vị ngon vô đối. Trong đó, ngoài nguyên liệu chính thì tương hột cũng là nhân tố làm nên sức hấp dẫn của món ăn. Điều thú vị là bên cạnh các gia vị gia giảm, gợi ý này còn có thêm lượng tinh bột lớn từ bún, miến khô. Vậy nên, việc trải nghiệm món chẳng khác gì việc thưởng thức một bữa cơm full dinh dưỡng.
Nguyên liệu
- Cá tươi 1 con cỡ 1kg
- Rau gia vị: hành hoa, ngò rí…
- Bún: 1-2 lạng
- Mộc nhĩ: nửa lạng
- Tương hột: 1 hũ nhỏ
- Lạc rang (giã nát): 1/2 lạng
- Hành tím: 3 củ
- Tỏi: 2 củ nhỏ
- Gừng: 2 củ
- Gia vị…
Các bước thực hiện
- Ngâm cá vào thau chứa dấm loãng trong 30’. Tiếp đó, xả lại trên vòi nước trước khi băm nát gừng trộn muối và chà lên bề mặt. Nên khứa 2 mặt cá để tăng khả năng tiệt mùi, giúp nguyên liệu thấm đẫm muối mắm hơn.
- Loại bỏ vỏ, xén rễ hành, tỏi rồi dùng kẹp làm dập, băm nát. Phần gừng còn lại gọt vỏ rồi thái sợi
- Ướp cá với bột nêm và tiêu sọ. Đừng quên thêm vài thìa tương hột, chút hành tím cùng tỏi, trong 30’ cho gia vị phát huy tác dụng
- Thả nấm vào nước ấm 15’ rồi xén gốc, chà nhẹ để làm sạch mũ nấm. Sau đó, xắt sợi mộc nhĩ, với nấm đông cô xẻ đôi tùy thích
- Nhúng miến trong tô nước 35 độ C trong 30’ rồi rửa qua, cắt khúc 5-7cm
- Ướp miến cùng tương hột, đường. Làm thơm hành tỏi, xào nấm, nêm vừa miệng trước khi trộn đều miến với thành phần này
- Cho cá vào nồi hấp trong 30’. Sau đó, cho miến – nấm cùng hành hoa vào, hấp thêm 5’ nữa là đạt yêu cầu
- Sau 5 phút lấy cá ra đĩa, bonus lạc rang là hoàn thiện.
➽➽➽ KHÁM PHÁ: Cá Chèo Bẻo
4. Cá mú trân châu bao nhiêu tiền 1kg
Cá mú lai dù được nuôi phục vụ kinh tế nhưng vẫn là một loại cá quý bởi giá trị dinh dưỡng mà nó đem lại. Trên thị trường, giá bán sẽ dao động tùy từng thời điểm, trung bình khoảng 250.000đ – 350.000đ/1kg.
5. Mua, Bán cá mú trân châu ở đâu uy tín nhất
Do đặc điểm sinh trưởng, nên dòng cá này chủ yếu sống tại các vùng nước mặn và nước lợ. Hơn nữa, cá song lai rất dễ sinh bệnh trong quá trình vận chuyển do thay đổi môi trường.
Chính vì vậy, để mua được những con cá tươi ngon, bạn nên đến vùng biển duyên hải Nam Trung Bộ và mua trực tiếp tại các cơ sở uy tín.
Tuy nhiên, hiện nay tại các thành phố lớn đã phát triển rất nhiều nhà phân phối, cung cấp thủy, hải sản tươi sống uy tín. Bạn có thể đến tận nơi để chọn lựa những con cá được thả trong bể, như vậy sẽ tiện lợi hơn rất nhiều.
Bạn vừa biết thêm những thông tin thú vị và chi tiết về loài cá mú trân châu. Hy vọng rằng bạn sẽ không còn cảm thấy lạ lẫm khi nghe đến tên của giống cá đặc biệt này.