Chuột đuôi mập chắc hẳn còn khá mới mẻ với những bạn không am hiểu nhiều về thị trường thú cảnh. Tuy nhiên, giống loài này đã xuất hiện từ rất lâu. Cùng tìm hiểu xem chúng có đặc điểm gì nhé!
Nội dung bài viết
1. Nguồn gốc chuột đuôi mập
Phân loài đuôi mập thuộc họ chuột nhảy Gerbil, có tên khoa học là Pachyuromys Duprasi, đã từng là thú cảnh trong nhiều thập kỷ trước.
Tuy nhiên, do sự phát triển của nhiều loại pet khác, chuột đuôi mập ít được quan tâm và duy trì nòi giống. Nhưng dạo gần đây, chúng đã “quay lại” trên thị trường và nhận được sự yêu thương vô bờ bến.
Một số người có thói quen bỏ em vào túi và mang theo bên mình. Vì thế, vài nơi còn gọi loài chuột hamster này là thú nuôi bỏ túi.
Trong tự nhiên, chúng được tìm thấy lần đầu tại phía Bắc, sa mạc Sahara. Khi ấy, chuột nhảy đuôi mập sống trong các hang tự đào, sâu khoảng 1 mét dưới lớp cát.
2. Đặc điểm chuột đuôi mập
Một chú chuột nhảy đuôi béo luôn rất dễ nhận biết vì chúng mang diện mạo khác hoàn toàn so với những loài gặm nhấm khác. Bạn có thể dễ dàng thấy rõ ràng một số đặc điểm sau.
- Kích thước: Khoảng 10cm, đuôi dài 5cm. Con lớn có trọng lượng trung bình từ 40-120gr.
- Lông: Dày, mềm, mịn, Đỉnh đầu và lưng có màu xám đen nổi bật trên màu thân vàng nhạt. Lông ở bụng màu trắng tinh.
- Đầu: Tai nằm về đằng sau, miệng nhọn khiến khi nhìn nghiêng trông giống con cáo nhỏ. Hai mắt hình bầu dục đen láy.
- Thân: Tròn ủm, hơi dẹt, Cổ rụt nên không thể nhìn rõ. Chân ngắn nhìn rất đáng yêu.
- Đuôi: Đây chính là nét đặc trưng của chúng. Chiếc đuôi béo ú, mũm mĩm và không có lông. Tương tự như lạc đà, đuôi mập dự trữ dưỡng chất ở đuôi nên con nào có đuôi càng căng tròn thì càng khỏe mạnh. Không loài nào trong họ chuột nhảy có đặc điểm tương tự.
3. Tính cách chuột hamster đuôi mập
Có thể nói, chuột mập đuôi được xếp vào hàng ngũ nghiêm chỉnh và ngoan ngoãn nhất trong dòng họ chuột nhảy Gerbil.
Có những em tính cách hòa đồng, hướng ngoại, nhưng có những chú lại hướng nội và thích ở một mình.
Loài chuột này thường không cắn hay tấn công con người. Tuy nhiên, nếu thấy bị đe dọa, chúng sẽ dùng chân và cố gắng đạp thứ nguy hiểm ra ngoài. Nhưng khổ nỗi, do chân quá ngắn nên đôi khi chúng bị hiểu lầm là đang cố gắng cắn để xua đuổi mối nguy.
Chuột đuôi mập là loài ham ngủ và chỉ thích hoạt động vào buổi tối. Dù ôn hòa là vậy nhưng đôi khi mấy bạn bè cùng lồng vẫn sẽ đánh nhau để tranh giành thứ gì đó, đặc biệt là địa bàn hoạt hoạt động.
Chúng còn khá điệu đà và cực thích chải chuốt cho khuôn mặt.
➤➤➤ ĐỌC THÊM VỀ: Chuột Cống
4. Cách nuôi chuột hamster đuôi mập
Chuột đuôi mập xuất xứ từ những vùng khô hạn nên có một thứ bạn cần chuẩn bị khi nuôi loại thú kiểng này, đó chính là cát. Bên cạnh đó, cũng cần để ý chăm sóc chúng theo một số gợi ý tham khảo bên dưới.
Thức ăn
Loài gặm nhấm đuôi béo thực ra rất dễ nuôi bởi chúng có thể ăn các loại côn trùng như sâu, dế, bướm đêm,… thậm chí là cả bọ cánh cứng.
Bên cạnh đó, chúng cũng ăn rau củ quả như táo, súp lơ, cà rốt,… Tuy nhiên, cho ăn quá nhiều loại thực phẩm cấp nước sẽ khiến mấy anh bạn này bị tiêu chảy.
Cành cây vừa giàu vitamin và chất xơ sẽ là sự lựa chọn tốt hơn cho chuột. Bởi chúng cần thứ vừa giúp no bụng, vừa dùng để mài răng. Bạn có thể cho chuột đuôi mập ăn cả cỏ khô, chúng không chê mà còn rất thích thú đấy nhé!
Đồ uống
Trong tự nhiên, hamster đuôi mập sống ở vùng sa mạc nên cơ thể chúng không cần cung cấp nhiều nước. Tuy nhiên, bạn có thể đặt những ống nước nhỏ trong chuồng để chúng dùng khi cảm thấy khát.
Lưu ý: Không sử dụng bát tô đựng nước và cho vào trong chuồng. Làm vậy có thể khiến pet bị chết đuối.
Chuồng nuôi
Lời khuyên từ những người có kinh nghiệm dành khi làm chuồng cho giống gặm nhấm này là sử dụng bể kính nuôi cá cảnh. Kích thước tối thiểu 50x100cm, nếu bạn nuôi 1 hoặc 2 chú đuôi mập.
Chúng muốn được đào hố và tắm cát thường xuyên nên bạn hãy dùng lớp lót chuồng là cát dày hoặc có thể dùng gỗ bào, nhưng cát vẫn đảm bảo sạch sẽ hơn!
Bên cạnh đó, hãy cho chuột thêm một số đồ chơi như: bánh xe xoay hoặc mấy cái hang nhỏ để chúng núp vào trong.
Trên thực tế, người ta rất ít khi nuôi hai con đuôi mập cùng một chuồng, nhất là hai con khác giới tính đang trong thời kỳ sinh đẻ. Vì chúng có bản năng chiếm hữu lãnh thổ cực cao nên rất cục tính nếu có thứ xâm phạm.
Phòng bệnh
Chuột đuôi mập trong tự nhiên chỉ có tuổi thọ trung bình từ 2-4 năm. Tuy nhiên, trong điều kiện nuôi làm cảnh thì chúng có thể sống lâu hơn. Biểu hiện của giống loài này khi bị bệnh là mắt sẽ bị đục và trở nên lờ đờ. Bên cạnh đó, chiếc đuôi cũng bị xẹp lép, mất đi độ mũm mĩm vốn có.
Để phòng bệnh, bạn nên lưu ý những điều sau:
- Chúng dễ mắc stress nên hãy đảm bảo đồ vui chơi, giải trí đầy đủ.
- Chuồng nuôi kín gió và nhiệt độ không bị quá lạnh.
- Quan sát đuôi thường xuyên, nếu thấy có vết xước hoặc xẹp xuống thì ngay lập tức đưa tới bác sĩ thú y.
- Bổ sung vitamin và tiêm vaccine theo chỉ dẫn từ người có chuyên môn.
Bên cạnh đó, bạn nên để ý những chú chuột quá chăm chỉ chải chuốt hoặc răng bị gãy khi cố gắng gặm thứ gì đó quá cứng. Nói chung, do kích thước nhỏ và làm khó bác sĩ nên hãy phòng bệnh cho thú nuôi thật cẩn thận bạn nhé!
✔✔✔ KHÁM PHÁ: Chuột Lang
5. Chuột hamster đuôi mập giá bao nhiêu tiền
Chuột đuôi mập tuy được ưa chuộng nhưng lại không có mặt ở nhiều đất nước. Thật may, Việt Nam đã nhân giống và nuôi được em này trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Giá bán: 200.000 – 250.000 đồng/con.
6. Mua chuột đuôi mập ở đâu hà nội, Tp Hcm?
Bạn nên mua mấy con đuôi mập này tại các cửa hàng chuyên bán chuột cảnh. Có như vậy mới có thể đảm bảo sức khỏe và nguồn gốc của mấy bé gặm nhấm. Bên cạnh đó, bạn hãy tìm thông tin về cơ sở ấy trên mạng trước, xem họ đã được cấp giấy phép kinh doanh chưa.
Chuột hamster đuôi béo cũng được bán online rất nhiều. Bạn có thể hỏi người bán để đến tận nơi kiểm tra cho tăng độ tin tưởng.
Chuột đuôi mập nhỏ nhắn và đáng yêu không kém cạnh gì các giống chuột lang khác. Biết đâu sắp tới bạn lại có thêm một “thành viên” gặm nhấm mới thì sao nhỉ?