Cua Đinh là một món ngon được giới sành ăn ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng cao và sự đa dạng trong cách chế biến. Nghe thấy tên Cua Đinh, nhiều người sẽ nhầm tưởng đây là một loại cua thông thường, nhưng thực ra chúng là một loài thuộc bộ Rùa. Tập tính và đặc điểm của Cua Đinh có khá nhiều điểm độc đáo. Chúng ta sẽ cùng đi vào tìm hiểu ngay sau đây!
Nội dung bài viết
1. Đặc điểm cua Đinh
Cua Đinh còn có cái tên khác là ba ba Nam Bộ bởi chúng có hình dáng rất giống ba ba thông thường.
Ba ba Nam Bộ là một loài động vật bò sát, thuộc họ ba ba. Điểm đặc biệt là chúng có thể đạt đến trọng lượng cực kỳ ấn tượng.
Thông thường, chúng nặng khoảng 5-15kg. Tuy nhiên, khi nuôi càng lâu thì chúng sẽ lớn hơn và thậm chí đạt đến trên 30kg.
Đối với Cua Đinh có trọng lượng hơn 30kg, chúng thường được giới sành mua về để nuôi. Ba Ba Nam Bộ khổng lồ nặng 42 kg
2. Cua Đinh sống ở đâu?
Cua Đinh có thể tìm thấy tại các hệ thống sông ngòi thuộc các nước nằm trong khu vực Đông Nam Á như: Brunei, Campuchia, Malaysia và Việt Nam.
Đối với dân các vùng phía Bắc, có lẽ sẽ khó có thể biết tới Ba Ba Nam Bộ . Bởi chúng phân bố chủ yếu tại khu vực Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
??? THAM KHẢO: Rùa núi vàng có giá bao nhiêu
3. Ba Ba Nam Bộ có ăn được không?
Ba Ba Nam Bộ kỳ lạ như vậy thì liệu có ăn được không? Chúng có độc hay không? Đáp án là chúng hoàn toàn không có độc, có thể chế biến thành nhiều món ngon.
Đặc biệt là những món ăn này cực kỳ bổ dưỡng và có lợi cho sức khỏe. Thịt của cua Đinh có thành phần dinh dưỡng cao như canxi, iot, sắt… và rất giàu vitamin.
Trong đông y, Ba Ba Nam Bộ được coi như một vị thuốc quý có tác dụng với nhiều chứng bệnh, bồi bổ cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch.
Thịt của ba ba Nam Bộ rất ngon, có vị ngọt, thơm đặc trưng và rất thích hợp để chiêu đãi khách quý trong các bữa tiệc sang trọng.
Tuy nhiên, một lưu ý nhỏ cần các bạn để ý khi ăn và chế biến Ba Ba Nam Bộ là chỉ dùng thịt của những con còn sống, khỏe mạnh.
Không dùng thịt cua Đinh đã chết hoặc bị ươn để tránh nguy cơ bị ngộ độc
??? PHẢI XEM: Rùa Tai Đỏ có độc không
4. Tập tính sinh sản ba ba Nam Bộ
Tập tính sinh sản của ba ba Nam Bộ phức tạp và khó khăn hơn nhiều so với ba ba thông thường. Bởi vì, tuy cùng họ nhưng sự sinh trưởng và đặc tính hoàn toàn khác nhau.
Cua Đinh là một loài hoang dã với tập tính sinh sản trên cạn, thụ tinh trong. Chúng thường sinh sản trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 7 năm sau với 2-4 lứa.
Mỗi lứa cua Đinh có thể đạt đến 8-30 trứng tùy thuộc vào trọng lượng của từng con.
5. Cua Đinh khác baba chỗ nào?
Nếu không quen thì rất dễ bị nhầm giữa cua Đinh và ba ba, bởi chúng có đặc điểm bên ngoài rất giống nhau.
Về bề ngoài, cua Đinh và ba ba có sự khác biệt cơ bản trên mai và phần đầu.
Khác với ba ba, phần đầu của Ba Ba Nam Bộ có bông vàng, bề mặt của mai cũng xù xì hơn không được nhẵn nhụi như ba ba.
Đặc biệt, trên vành mai của Ba Ba Nam Bộ có các đầu nhọn nhô ra như đầu đinh. Có lẽ bởi vì vậy mà nó được đặt cái tên là “Đinh”.
Tuy nhiên, ba ba và Cua Đinh thường được nhận ra sự khác biệt thông qua trọng lượng và màu sắc.
Thông thường, cua Đinh có màu sắc đậm hơn ba ba, khối lượng của nó cũng lớn hơn ba ba.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dựa vào trứng để phân biệt giữa cua Đinh và ba ba.
Trứng của ba ba thường nhỏ hơn rất nhiều lần so với trứng của Ba Ba Nam Bộ và vỏ trứng của cua đinh thì cứng hơn vỏ trứng của ba ba.
6. Kỹ thuật nuôi cua đinh hiệu quả.
Ba Ba Nam Bộ rất dễ nuôi, hiếm khi mắc bệnh, tăng trưởng nhanh. Tỷ lệ hao hụt thấp và nhiệt độ phù hợp để nuôi vào khoảng 25-32 độ C.
Mô hình Nuôi cua Đinh trong bể xi măng
Bể xi măng để nuôi Cua Đinh cần đảm bảo điều kiện:
- Cần thiết kế bể xi măng nuôi Ba Ba Nam Bộ tại khu vực gần với nguồn nước sạch, môi trường yên tĩnh.
- Diện tích của bể nuôi khoảng tầm 10-20 m2. Tuy nhiên, có thể thay đổi phù hợp với kinh tế của từng hộ chăn nuôi.
- Trang bị cho bể nuôi các dụng cụ cho ăn không dễ vỡ và tập cho Cua Đinh thói quen ăn tập trung tại một nơi để tiện theo dõi hơn.
- Cần có đường ống dẫn nước vào và đường ống dẫn nước thải để đảm bảo bể nuôi luôn sạch.
Nuôi Cua Đinh trong bể xi măng
Cua Đinh ăn gì?
Chuẩn bị sẵn sàng nơi để nuôi Cua Đinh xong cần chuẩn bị thức ăn cho chúng. Vậy Ba Ba Nam Bộ thường ăn những loại thức ăn gì?
- Cua Đinh rất dễ ăn, chúng thường ăn các con vật nhỏ còn sống hoặc đã chết nhưng còn tươi.
- Thức ăn của chúng có thể là: Cá, giun, ốc, tôm… Lưu ý, nên sơ chế trước thành miếng nhỏ để Cua Đinh dễ ăn hơn.
- Nên cho Cua Dinh ăn khoảng 2 lần/ngày và số lượng thức ăn tùy theo thể trọng của Ba Ba Nam Bộ : Vào khoảng 10% thể trọng của chúng.
- Bên cạnh đó bạn cũng cần cố định giờ ăn để tạo thói quen cho Cua Đinh.
7. Cua Đinh làm món gì ngon?
Với giá trị dinh dưỡng cao, Cua Đinh có thế chế biến thành rất nhiều các món ăn khác nhau, có thể kể đến như: Cua Đinh xào lăn, Ba Ba Nam Bộ nấu chuối…
Cua Đinh xào lăn
Cua Đinh xào lăn là một món ăn thơm ngon, đậm đà hương vị mà bất cứ ai đều có thể làm. Cách làm rất đơn giản, các bạn có thể tham khảo sau đây:
- Nguyên liệu cần chuẩn bị: Bún, mộc nhĩ, hành tây, nấm rơm, nước cốt dừa, thịt Cua Đinh và các loại gia vị cần thiết.
- Bước đầu tiên và cũng rất quan trọng khi làm món này chính là khâu sơ chế Cua, không được để mật bị vỡ.
- Khi nấu ăn cần đổ dầu vào chảo, chờ cho nóng rồi cho sả, tỏi, ớt đã băm nhuyễn vào phi cho thơm.
- Sau đó cho thịt Cua Đinh đã cắt thành hạt lựu vào đảo đều và nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
- Sau khi thịt đã săn lại thì cho tiếp hành tây, mộc nhĩ, nấm rơm và nước cốt dừa vào sao cho hương vị vừa vặn.
- Cuối cùng chỉ cần bày ra đĩa và thưởng thức ngay khi món ăn còn nóng.
- Hương vị thịt Ba Ba Nam Bộ ngọt thơm hòa quyện cùng vị ớt cay cay thực sự rất hấp dẫn.
Món Cua Đinh xào lăn đủ sắc hương vị
Cua Đinh nấu chuối
Đây là một món ngon thường được dùng kèm với bún phở. Chất thịt của Cua Đinh ngọt mềm kết hợp với vị chuối bùi thanh sẽ làm vừa lòng kể cả những người kén chọn nhất.
- Nguyên liệu: chuối xanh, thịt ba rọi, đậu phụ chiên, nghệ tươi, củ riềng, súp mẻ, thịt Cua Đinh, Hạt nêm, muối…
- Đầu tiên cho thịt Cua Đinh đã cắt miếng vừa ăn vào ướp tầm 20” để ngấm gia vị.
- Bước tiếp theo, cho thịt ba rọi vào chảo chiên vàng, thịt Ba Ba Nam Bộ xào cho chín rồi cho đậu phụ vào đảo đều rồi nhắc khỏi bếp.
- Sau đó, cho tỏi vào phi đến khi vàng rồi cho chuối vào đảo sơ qua và đổ nước cho đến khi ngập chuối.
- Để lửa liu riu cho đến khi chuối chín rồi đổ chảo thịt cua Đinh và thịt ba rọi đã làm trước đó vào nồi.
- Đun cho đến khi sôi khoảng 5 phút là món ăn đã hoàn thành.
- Món này có thể ăn như lẩu, đặt trên bếp để lửa liu riu và ăn kèm với tía tô hương vị của món ăn sẽ trọn vẹn.
8. Cua Đinh giá bao nhiêu tiền 1Kg?
Về giá của cua Đinh thương phẩm cũng có nhiều khoảng khác nhau tùy loại. Giá Cua Đinh dao động trong khoảng từ 700K-1000K/kg.
Giá này có phần hơi cao nhưng với giá trị dinh dưỡng và sự đầu tư của người chăn nuôi là hoàn toàn hợp lý.
Thông thường để nuôi 100 con Cua Đinh thì cần bỏ ra 500 triệu đầu tư về con giống và cơ sở kỹ thuật.
Cua Đinh “khủng” giá cao
9. Mua, Bán cua Đinh ở đâu rẻ nhất tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh
Nếu bạn muốn mua Ba Ba Nam Bộ giá rẻ tại Hà Nội hoặc Tp.Hcm hãy tìm đến các mối, trang trại chuyên cung cấp Hải Sản có tên tuổi
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm đến tận các cơ sở chăn nuôi để lựa chọn tận tay nếu có điều kiện.
Trên đây là tất cả các thông tin về Cua Đinh. Mong rằng bài viết đã cung cấp thêm cho các bạn những kiến thức bổ ích về loài bò sát này.