Từ xa xưa, lạc đà được biết đến là loài động vật dùng để di chuyển, thồ hàng ở các khu vực sa mạc cát trắng, khô cằn và khó đi lại, như quá trình vận chuyển “con đường tơ lụa” của Trung Quốc thời xa xưa. Vậy bạn đã biết gì về loài động vật vô cùng hữu ích này hay chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về chúng nhé.
Nội dung bài viết
1. Đặc điểm ngoại hình của lạc đà
Lạc đà có tên tiếng Anh là Camelidae, thuộc nhóm động vật có vú và nằm trong bộ guốc chẵn. Chúng được tìm thấy lần đầu tiên ở Bắc Mỹ, sau đó dần xuất hiện ở khu vực Nam Mỹ, Bắc Phi và Tây Nam Á.
Lạc đà có rất nhiều đặc điểm nổi bật và khác biệt để phù hợp với lối sống ở những vùng đất khắc nghiệt trên thế giới.
Lạc đà rất dễ được tìm thấy ở các vùng sa mạc
Chúng có kích thước cơ thể khá lớn với chiều cao trung bình từ 85cm – 1,8m, thậm chí có con cao tới 2,5m; cân nặng từ 85kg – 500kg.
Riêng lạc đà một bướu có thể nặng tới 600-700kg, lạc đà hai bướu có thể lên tới 1000kg.
Lạc đà được mệnh danh là loài động vật chân dài nhất sa mạc với chiếc cổ thon dài nửa hình chữ S.
Bàn chân hai ngón của lạc đà không có móng guốc, nhưng thay vào đó xương ngón chân được bao bọc trong một lớp đệm giày với đế là một tấm da cứng, chắc chắn.
Lạc đà là loài vật có chân dài nhất sa mạc cùng với chiếc cổ thon dài hình chữ S
Là một loài động vật nhai lại nên cấu tạo hệ tiêu hóa của loài vật này khá đặc biệt.
Với hai chiếc răng cửa to, kết hợp với răng nanh sắc bén giúp chúng dễ dàng cắn và cắt cây cỏ khi ăn.
Dạ dày ba ngăn, rộng và dày giúp chúng lưu trữ nước và thức ăn (nhai lại) cho một quãng đường dài trên sa mạc.
Đa số các loài lạc đà đều có hai lớp lông gồm một lớp lông tơ mềm mại bên trong để giữ ấm và một lớp lông thô thưa bên ngoài để che phủ, bảo vệ cơ thể, tránh các tác nhân bên ngoài tác động.
Hàng năm, bộ lông của lạc đà có thể sản xuất khoảng 2,3 kg len sợi và được sử dụng trong ngành may mặc.
Một điểm đặc biệt nổi bật của những chú lạc đà là cái bướu của chúng. Tùy theo độ dinh dưỡng được cung cấp khác nhau mà bướu của lạc đà có thể nặng từ 1kg đến 90kg.
Đây là nơi dự trữ mỡ, với hơn 80% là axit béo, cung cấp nguồn năng lượng tương đương với số lượng thức ăn khoảng 3 tuần cho chúng.
??? NÊN ĐỌC: Kỳ Đà sống ở đâu
2. Lạc đà sống ở đâu?
Theo nghiên cứu của các nhà sinh thái học cho biết, lạc đà là loài động vật có khả năng sống trong những điều kiện khắc nghiệt.
Chúng có thể sống ở vùng cực nóng của Xích Đạo, cũng có loài đã từng được xác nhận là tìm thấy ở vùng lạnh giá Bắc Cực.
Tuy nhiên, ngày nay lạc đà lại chủ yếu được tìm thấy trên các vùng sa mạc thuộc Bắc Phi và cả Châu Á.
Bên cạnh đó, chúng cũng có thể sống được ở những khu vực khô cằn, thiếu nước uống.
Những khu vực này thường có biên độ nhiệt dao động theo ngày khá cao, khi nhiệt độ ban ngày và ban đêm chênh lệch rất lớn.
3. Tập tính sinh sản của lạc đà
Lạc đà là một loài động vật khá đặc biệt và khác lạ so với các loài khác, khi chúng sinh sản vào mùa cực nóng từ khoảng tháng 11 đến tháng 3.
Lạc đà sinh sản từ tháng 11 đến tháng 3
Khi đó, giữa các con đực cạnh tranh giành con cái với nhau bằng cách tấn công “cắn” vào cái cổ của đối phương.
Lạc đà là một loài động vật “đa thê”, một con đực có thể có rất nhiều “vợ” trong một mùa giao phối.
Con cái trưởng thành ở độ tuổi 3 – 4 năm trong khi con đực là từ 4 – 5 năm. Thời kỳ động dục của lạc đà thay đổi từ 16 – 22 ngày.
Vào những khoảng thời kỳ cực nóng, lạc đà đực sẽ phát ra một sắc tố đen từ tuyến da giúp nó thu hút con cái. Sau khi gặp gỡ và giao phối với nhau, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra bên trong cơ thể mẹ.
Chu kỳ mang thai của Lạc đà cái sẽ diễn ra trong khoảng từ 11 – 13 tháng. Đến khi sinh ra, thông thường con non sẽ có cân nặng từ 30 – 35kg. Mỗi lứa chúng sẽ có từ 1 đến 2 con.
??? CHIA SẺ KINH NGHIỆM: Nuôi Bò Sữa
4. Lạc đà ăn gì?
Lạc đà là loài động vật nhai lại, ăn cỏ. Với cặp môi dày và cái miệng khá rộng, chúng có thể xử lý và ăn được hầu hết các loài thực vật có trên sa mạc (kể cả xương rồng).
Dạ dày có hình múi khế 3 ngăn, giúp chúng lưu trữ lại thức ăn và có thể tiến hành “nhai lại” bất cứ lúc nào để cung cấp năng lượng.
Lạc đà có thể ăn được cả những cây xương rồng sắc nhọn trên sa mạc
Ngoài ra, với cái bướu lớn, chứa hơn 2/3 axit béo no có thể giúp chúng sống sót vài tuần mà không cần bổ sung thức ăn.
5. Phân loại các giống lạc đà trên thế giới
Hiện tại, trên thế giới đang phổ biến nhất vấn là 2 giống lạc đà 1 bướu và lạc đà 2 bướu. Tuy nhiên, vẫn có 2 loài lạc đà khác với cái tên Đà mã và lạc đà cừu mà có lẽ bạn sẽ ít biết đến hơn.
Cùng bài viết tìm hiểu chi tiết về cả 4 giống lạc đà này nhé!
Lạc đà không bướu (Đà mã)
Đà mã được tìm thấy ở Bắc Mỹ, chúng không có bướu và trông khá giống một chú ngựa. Thông thường, loài này được sử dụng trong việc vận chuyển và lấy thịt từ khá sớm.
Đà mã có thân hình khá giống một chú ngựa
Chiều cao của một con trưởng thành thường từ 1,7 – 1,8m, với cân nặng khoảng 130 đến 200kg. Lông của chúng rất mềm mịn và được dùng để đan len, kéo chỉ.
Đây là một loài động vật thông minh, nhanh nhạy, sống theo bầy đàn và có tinh thần tập thể rất cao.
???XEM THÊM: Con Hươu Sao
Lạc đà 1 bướu – Cỗ máy vận chuyển an toàn trên sa mạc
Lạc đà 1 bướu có nguồn gốc từ Bắc Phi và Tây Á. Chúng có một chiếc bướu ở trên phần lưng, dùng để dự trữ mỡ và bổ sung năng lượng trong những ngày di chuyển đường dài.
Lạc đà 1 bướu thường được sử dụng cho việc vận chuyển trên sa mạc
Khi trưởng thành, lạc đà 1 bướu có kích thước khá lớn, chúng có chiều dài lên tới 3m, chiều cao từ 1,8m đến 2,1m và cân nặng lên tới 700kg.
Ngày nay, chúng được nuôi để lấy thịt, sữa và chuyên vận chuyển hàng hóa. Tốc độ di chuyển của chúng có thể duy trì từ 13-14,5 km/h trong khoảng 3 đến 4 tiếng.
Ngoài ra, chú lạc đà Shaheen, nhà tiên tri nổi tiếng, chuyên dự đoán các trận bóng đá của World Cup 2014 cũng là một chú lạc đà 1 bướu đó.
Lạc đà 2 bướu
Chúng là loài có tuổi thọ lớn nhất trong chi lạc đà. Lạc đà 2 bướu có kích thước cơ thể chắc chắn và rất lớn, chiều cao của chúng có thể từ 1,8 đến 2,3 mét, chiều dài thân từ 2,5 đến 3,5 mét và trọng lượng cơ thể có thể lên tới 1000kg.
Với thân hình chắc chắn, to lớn, kết hợp với nguồn năng lượng từ 2 chiếc bướu trên cơ thể.
Lạc đà 2 bướu có khả năng tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt của sa mạc Bắc Phi cũng như mùa đông lạnh giá của cao nguyên Tây Tạng mà không có vấn đề gì về sức khỏe.
Hiện nay, loài lạc đà này được thuần hóa, nuôi để vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, do thân hình đồ sộ, nên khả năng di chuyển của chúng chậm hơn khá nhiều so với lạc đà 1 bướu.
Vận tốc của chúng khi di chuyển hoặc chở đồ nặng chỉ vào khoảng 4 km/h.
⚠️⚠️⚠️ KHÁM PHÁ: Rùa Núi Vàng
Lạc đà Alpaca ( lạc đà cừu)
Alpaca là một loài động vật thuộc họ lạc đà Nam Mỹ, khi trưởng thành, chúng có chiều cao khoảng 80 đến 100 cm và cân nặng từ 45 đến 85 kg.
Với kích thước nhỏ, nên chúng được thuần hóa và nuôi với mục đích chủ yếu lấy lông bởi vì lông của chúng mịn, chắc và rất ấm áp.
Lạc đà cừu có kích thước nhỏ, khá đáng yêu
Thông thường, người ta thường lấy lông của loài lạc đà này mỗi năm 1 lần vào mùa xuân. 1 chú lạc đà Alpaca có thể cho ra khoảng 2,2 kg đến 4,5 kg lông.
Loài lạc đà này sống theo gia đình, chúng rất “kỳ thị” động vật ngoại lai. Vì vậy, mỗi lần xuất hiện một loài động vật khác, chúng sẽ kêu ré lên và có thể tấn công bất ngờ.
??? XEM TIẾP: Gà Đông Cảo
6. Một số câu hỏi liên quan tới con lạc đà
Lạc đà là một loài động vật độc đáo và khá thú vị. Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra để tìm hiểu về chúng.
Đáng chú ý chính là về cấu tạo cơ thể của chúng khá thu hút người tìm tòi và đặt vấn đề.
Mắt lạc đà có bao nhiêu mí
Lạc đà là loài động vật sống trên sa mạc nên thường xuyên tiếp xúc với gió cát và nhiều trường hợp phải đối mặt với bão cát.
Vậy chúng làm sao để thoát ra được khỏi sự tấn công của hàng triệu hạt cát li ti đó?
Mí mắt của lạc đà giúp chúng có thể dễ dàng di chuyển trong bão cát
Đó là vì tạo hóa đã ban cho loài này một đôi mắt có ba mí. Mí mắt của lạc đà rất dày, hai mí trong số đó để bảo vệ mắt khỏi cát bay sa mạc.
Mí mắt thứ 3 khá mỏng và nó thường hoạt động như một chiếc “cần gạt nước”, có thể nhấp nháy đóng mở từ bên này, sang bên kia nhằm che chắn cho mắt.
Trong điều kiện gió mạnh hay bão cát, chiếc mí này sẽ giúp việc bảo vệ đôi mắt và nhìn đường trở nên hiệu quả hơn.
❌❌❌ NÊN ĐỌC: Rắn Hổ Trâu ăn gì
Lạc đà trữ nước ở đâu?
Sẽ có rất nhiều người nghĩ rằng: Lạc đà dự trữ nước ở trong những chiếc bướu, nhưng thực tế, đó là quan điểm sai lầm.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho hay, lạc đà có khả năng dự trữ nước là nhờ cấu trúc máu của chúng khá đặc biệt với những tế bào hồng cầu có hình oval bên trong cơ thể.
Trên thực tế, bướu của lạc đà không có tác dụng trữ nước
Những tế bào hồng cầu này có khả năng co giãn rất tốt, khi nhiệt độ tăng cao làm cho hồng cầu tăng sức trương, mở rộng thể tích và giúp chúng có thể hấp thu lượng nước rất lớn.
Bên cạnh đó, lạc đà có cái mũi rất thính, nhạy. Trong khi di chuyển, cái mũi của nó thường chúi xuống đất, có thể đánh hơi thấy nguồn nước ở khoảng cách hàng chục km và sâu đến 7m.
Chính vì vậy mà nó có thể di chuyển trong sa mạc một thời gian rất dài.
Vậy bên trong những chiếc bướu có chứa những gì?
Bướu là bộ phận quan trọng của những chú lạc đà. Bởi lẽ, nó là nơi dự trữ mỡ (80% axit béo) – Đây là nguồn cung cấp năng lượng cho lạc đà trong những hành trình không được bổ sung thức ăn và nước uống.
Ngoài ra, bướu còn giúp điều hòa thân nhiệt và giữ ấm cho cơ thể khi về đêm bởi cái giá rét khắc nghiệt của miền sa mạc hoang vu.
??? XEM THÊM: Rắn Lục Kim
7. Sữa lạc đà có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Lạc đà thường được nuôi để lấy lông và sữa. Vậy tại sao sữa của chúng lại được con người yêu thích và sử dụng vậy? Cùng đọc tiếp để có câu trả lời ngay dưới đây.
Sữa lạc đà có tốt không?
Lạc đà là loài động vật có vú, nuôi con bằng sữa mẹ nên sữa của chúng cũng được con người lấy và sử dụng rất nhiều.
Với thành phần dinh dưỡng cao bao gồm nhiều khoáng chất vitamin b3, vitamin C, sắt, kali, đồng, magie và kẽm, calorie và chất béo.
Sữa lạc đà mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho người sử dụng:
Sữa lạc đà là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của bạn
- Với hàm lượng sắt cao, làm tăng các tế bào hồng cầu trong máu, sữa lạc đà rất phù hợp và tốt cho những người bệnh mắc thiếu máu.
- Bên cạnh đó, sữa lạc đà còn có tác dụng ổng định insulin, giúp phòng tiểu đường hiệu quả.
- Bên trong sữa có protein và các chất hữu cơ giúp tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng, đặc biệt là ở trẻ em và những người già.
- Chống lão hóa: Trong sữa lạc đà có chứa acid alpha-hydroxyl ức chế quá trình lão hóa bên trong cơ thể, giúp ngăn ngừa vết nhăn hiệu quả.
Tuy nhiên, để có thể đạt được giá trị chất lượng tốt và hiệu quả thì sữa lạc đà sau khi lấy phải được tiệt trùng để loại bỏ các loại vi khuẩn trong cơ thể lạc đà cái.
Sữa lạc đà có giá bao nhiêu? Bạn có thể mua ở đâu?
Hiện nay trên thị trường Việt rất khó để mua được sữa lạc đà chính hãng. Thông thường, giá của 1 hộp sữa lạc đà sẽ rất cao, trung bình từ 18 – 30 USD/lít tại cơ khu vực có cơ sở sản xuất.
Còn đối với các quốc gia nhập sữa thì giá của nó còn cao hơn rất nhiều. Sữa lạc đà thường được nhập từ các quốc gia như ở Mỹ, Úc, Nam phi, Ấn Độ, Trung Quốc,…
Bạn có thể liên hệ với các cơ sở hàng thực phẩm xách tay, nhập ngoại để tìm hiểu và đặt hàng.
Trên đây là những thông tin về con lạc đà – Loài động vật chuyên chở của miền sa mạc cát, hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn trong việc tìm hiểu về loài động vật này. Chúc bạn luôn vui vẻ.