Cua biển là một trong những loại thực phẩm được nhiều người yêu thích. Trong đó, với số lượng lớn, chất thịt ngon và bổ dưỡng, giá cả bình dân, cua biển từng bước trở thành loại cua được chào đón hiện nay. Vậy giống của này có đặc điểm gì? Được chế biến như thế nào? Hãy cùng mình theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Nội dung bài viết
- 1. Đặc điểm cua biển
- 2. Cua biển sống ở đâu?
- 3. Cua biển có độc không?
- 4. Tập tính sinh sản cua biển
- 5. Các loại cua biển
- 6. Ăn Cua biển có tác dụng gì?
- 7. Cua biển mới chết có ăn được không?
- 8. Cua biển nấu món gì ngon
- 9. Cua biển giá rẻ nhất bao nhiêu tiền 1Kg?
- 10. Mua, Bán cua biển ở đâu tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh?
1. Đặc điểm cua biển
Cua biển là tên gọi xuất phát từ môi trường sống của một số loài cua. Đa phần, chúng sống ở biển và các vùng vịnh ven biển. Loài cua này thuộc lớp giáp xác, nằm trong bộ mười chân với số lượng loài đa dạng.
Hình ảnh cua biển
Tùy vào từng loại mà cua có kích thước cũng như màu sắc khác nhau nhưng đa phần sẽ có màu xanh xám xen kẽ những đốm đen trên cơ thể.
Cua biển có đôi mắt kép tinh ranh nên có thể quan sát và đề phòng kẻ thù từ 4 phía. Hơn nữa, với đặc điểm này sẽ giúp chúng dễ dàng hoạt động về đêm hơn.
Hơn nữa, cua biển sống ở các tầng nước khác nhau với khứu giác phát triển sẽ giúp chúng dễ dàng phát hiện và săn mồi trong quá trình di chuyển.
Đôi càng của cua biển thường có kích thước lớn hơn rất nhiều so với các chi khác. Được bao bọc bởi lớp kitin cứng rắn, giúp bảo vệ cua khỏi các tác động từ môi trường, kẻ thù trong quá trình sống.
Cua biển có tính tự vệ rất cao, chúng sẵn sàng dùng hai chiếc càng to khỏe của mình để tấn công kẻ thù nếu gặp nguy hiểm.
2. Cua biển sống ở đâu?
Cua biển là loài cua thường sống ở các rạn san hô, ẩn mình trong các hốc đá ngầm hoặc trong các vỏ ốc,..
Đối với các khu rừng ngập mặn, bạn có thể tìm thấy loài cua biển ở khe hở giữa các gốc cây, rễ,.. Riêng trong điều kiện môi trường nhân tạo, cua biển có thể được nuôi sống trong các đầm, ao nước lợ hoặc ven biển,..
3. Cua biển có độc không?
Cua biển bao gồm khá nhiều loại, đa số chúng đều không có độc, nhất là những loại cua được nuôi kinh tế. Tuy nhiên, bạn cần chú ý không nên ăn các loại cua như: Cua đá biển, Cua mặt quỷ,..
Thịt cua mang tính hàn, vì vậy bạn không nên ăn quá nhiều và cần kiêng kị một số loại thực phẩm đi kèm như: nước trà, quả hồng, dưa bở, lê, khoai tây,..
??? ĐỌC THÊM VỀ: Cua Hoàng Đế Alaska
4. Tập tính sinh sản cua biển
Cua biển có tập tính di cư sinh sản, thường sống và sinh trưởng trong các vùng ven biển, cửa sông, đầm phá,..
Tuy nhiên, khi đến tuổi trưởng thành sẽ bắt đầu có khả năng giao phối sinh sản. Giống cua này sẽ di cư thành đàn ra các vùng ven biển để bắt đầu quá trình sinh sản, duy trì thế hệ mới.
Tùy thuộc vào từng khu sinh sống mà cua biển có thời điểm di cư khác nhau. Cụ thể:
- Đối với những khu vực biển phía Nam thì cua thường di cư vào tháng 7 – 8 và bắt đầu sinh sản từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau.
- Ngược lại, đối với khu vực miền Bắc thì cua biển di cư vào tháng 2 – 3, giao phối, đẻ trứng từ tháng 4 đến tháng 7.
THAM KHẢO: Giá bán cua Huỳnh Đế Lý Sơn
5. Các loại cua biển
-
Cua gạch
Cua gạch được biết đến là cua biển cái có yếm màu vàng nâu, Khi bước vào thời kỳ giao phối và sinh sản, gạch cua sẽ xuất hiện đầy 2 bên mai, có màu đỏ.
Những sợi lông tơ xung quanh phần mai chính là tiêu chí để xác định độ tuổi cua.
Vào thời kỳ này, cua biển được nuôi với mục đích lấy gạch nên thịt cua chắc, ngọt mang đến giá trị dinh dưỡng cực cao cho món ăn.
-
Cua Thịt
Cua thịt là dòng cua được nuôi với mục đích lấy thịt nên thường có rất nhiều thịt và có kích thước lớn. Đặc biệt, phần càng và thân cua thì phần thịt sẽ ngọt, dai và có mùi thơm đặc trưng của biển.
Yếm cua thịt thường có hình tam giác, mỏng, gắn chắc vào thân bụng.
Với loài cua này, sẽ rất khó để xác định đâu là cua được, cái. Bởi chúng thường có kích thước dày, to và được đánh giá cao về chất lượng
6. Ăn Cua biển có tác dụng gì?
Cua biển là loại hải sản được giới chuyên gia đánh giá cao về thành phần dinh dưỡng cũng như có nhiều tác dụng tích cực với cơ thể như:
-
Cua bể là thực phẩm tốt hỗ trợ hệ tim mạch
Thịt cua biển có chứa nhiều chất đạm, canxi, magie, omega-3 có tác dụng duy trì sự ổn định của hệ tim mạch, hỗ trợ tái tạo hồng cầu, thúc đẩy quá trình trao đổi axit-amin bên trong cơ thể.
Ngoài ra, thịt cua biển có vị ngọt, mặn nên có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau nên rất tốt cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
-
Thịt cua biển phòng ngừa ung thư hiệu quả
Trong thịt cua biển có chứa hợp chất Selenium – Một trong những chất chống oxy hóa có tác dụng phòng ngừa ung thư hiệu quả.
Hơn nữa, trong máu cua còn có chất Lysate thường được sử dụng trong y học để phát hiện bệnh viêm màng não, cột sống chống ung thư hiệu quả.
-
Thịt cua biển rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Trong cua biển có chứa hàm lượng chất Crom lớn nên sẽ giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường từ Insulin để giảm mức độ glucose trong máu của cơ thể.
Ngoài ra, thịt cua còn có tác dụng giảm cholesterol xấu và triglycerides trong máu, hỗ trợ điều tiết cơ thể, giúp tăng cường sức lực và bổ sung dinh dưỡng các chất.
Mặc dù, có chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng trong thịt cua cũng có chứa hàm lượng cholesterol và natri rất cao.
Vì vậy, để đảm bảo phát huy tác dụng tốt nhất, bạn nên ăn lượng cua vừa phải.
??? HƯỚNG DẪN: Cách nấu cua Đá hấp sả
7. Cua biển mới chết có ăn được không?
Thực tế cho thấy rằng, trong cua biển có chứa lượng chất dinh dưỡng vô cùng lớn. Vậy nên, ngay sau khi cua chết, vi sinh vật có hại trong nội tạng sẽ nhanh chóng sinh sôi, phát triển với số lượng lớn.
Các bộ phận cua sẽ nhanh chóng bị nhiễm độc, vi khuẩn xâm nhập vào thịt cua, tồn đọng bên trong.
Vì vậy, tuyệt đối không ăn cua biển đã chết (hay mới chết), nhằm tránh nguy cơ ngộ độc, đau bụng, tiêu chảy,..
8. Cua biển nấu món gì ngon
Là loại thực phẩm hảo hạng, cua biển được nhiều bà nội trợ lựa chọn làm món ăn cho gia đình mình. Hãy cùng tham khảo một số công thức chế biến cua biển sau đây nhé.
Lẩu cua biển đơn giản
Nguyên liệu: Cua biển (tùy loại), xương heo, rau củ ăn lẩu (nấm, bắp, đậu, rau cải,…), nước mắm, muối, bột ngọt,…
Quy trình chế biến:
+ Sơ chế cua: Cua biển rửa sạch bằng nước muối pha loãng, để ráo. Có thể dùng kìm đập dập càng nếu cua quá to, cứng. Rau củ rửa sạch, cắt thành khúc vừa ăn.
+ Chế biến nước dùng: Phi thơm hành tỏi, cho xương heo vào hầm trong khoảng 1h rồi mới nêm nếm gia vị cho vừa.
+ Cho bắp đã cắt khúc vào hầm cùng. Sau đó, cho cua đã sơ chế vào trước khi để nổi lẩu ra riêng.
+ Món này nhúng kèm với các loại rau tùy sở thích. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho thêm các loại hải sản khác vào để tăng độ ngọt cho nước dùng nhé.
+ Món này nên ăn nóng, mùa đông lạnh, mưa hiu hắt mà có một nồi lẩu cua bên gia đình thì còn gì bằng nữa, phải không nào.
Cua biển hấp
Nguyên liệu: Cua biển, sả, gừng, muối, tiêu, chanh, đường,…
Quy trình chế biến:
- Cua biển rửa sạch, dùng kéo chích vào phần đầu yếm cua để cua chết trước khi hấp.
- Rửa sạch cua bằng nước muối pha loãng, chải sạch các cặn bẩn trên thân cua.
- Đập dập sả, cắt lát gừng rồi lót vào dưới đĩa bằng inox dùng để hấp cua.
- Chuẩn bị nồi hấp cách thủy rồi cho đĩa chứa cua vào.
- Thêm một ít sả vào dưới nồi hấp.
- Tiến hành hấp cua trong khoảng 10 – 15 phút.
- Sau khi cua có mùi thơm, đổi màu đồng đều thì tắt bếp.
- Tránh hấp quá lâu gây hiện tượng bở cua, giảm độ ngọt và mùi thơm, dai từ thịt cua biển nhé.
- Món này được chấm kèm với muối, tiêu, chanh.
Cháo cua biển
Nguyên liệu: Cua biển, gạo, bơ lạt, nước lọc, sả, gừng, nước mắm, dầu ăn,…
Quy trình chế biến:
- Cua mua về rửa sạch, rồi đem hấp cách thủy cùng với sả, gừng. Sau đó, vớt cua ra, gỡ thịt để chuẩn bị nấu cháo.
- Thịt cua sau khi gỡ, thì tiến hành xào sơ qua với bơ, nêm nếm gia vị trước khi cho vào nồi cháo.
- Vo gạo sạch sẽ trước khi tiến hành nấu cháo. Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại gạo nào để nấu.Ninh cháo cho nhừ, mềm và mịn.
- Tùy vào lượng để căn chỉnh thời gian cho hợp lý. Trong quá trình ninh, không nên dùng đũa để đảo cháo trong nồi.
- Khi cháo chín, tắt bếp, nêm muối và bột ngọt rồi khuấy đều.
- Sau đó, thêm các loại rau (tùy chọn) đã thái nhỏ vào.
- Cho thịt cua đã xào chín vào nồi cháo, đảo đều.
- Cuối cùng, ninh lửa nhỏ tầm 5 phút nữa thì tắt bếp và hoàn thành món cháo thịt cua này.
Cua biển rang me
Nguyên liệu: Cua biển, đậu phộng, bột năng, tỏi, hành tím, dưa leo, ớt, ngò, me chín (có thể dùng nước cốt me mua sẵn), muối, đường, tiêu,…
Quy trình chế biến:
- Sơ chế cua biển: Cua ngâm, vệ sinh sạch bằng nước muối pha loãng.
- Sau đó, bỏ yếm, tách mai ra, lấy gạch cua cho riêng vào chén.
- Cắt cua thành từng phần vừa ăn để lúc tẩm ướp gia vị dễ ngấm hơn.
- Ướp cua với một chút dầu ăn, muối, bột ngọt, tiêu.
- Lọc lấy nước cốt me, sơ chế các loại rau củ khác: đậu phộng rang giòn, giã nát.
- Dưa leo, hành tây rửa sạch, cắt nhỏ. Hành, tỏi băm nhỏ, ớt cắt lát,..
- Phi thơm hành tỏi, cho cua vào chiên vàng hai mặt. Vớt ra, để ráo dầu.
- Cho phần gạch cua vào chiên vàng đều, nêm nếm gia vị vừa khẩu vị, cho ra chén.
Nước sốt me: cho chảo lên bếp, phi thơm hành tỏi. Rồi cho nước cốt me vào, nêm thêm các loại gia vị như: ớt, nước mắm, muối, đường, hạt nêm vào khuấy cho tan đều. Nên lại dung dịch sốt cho vừa khẩu vị của gia đình.
Sau đó, cho cua đã chiên vào chảo đựng nước sốt vừa pha chế, trộn đều. Cho tiếp một chút hỗn hợp bột năng đã khuấy nước vào để tạo vị đậm đặc cho món ăn.
Giảm lửa nhỏ, nêm nếm gia vị lại cho vừa vặn. Cho hành tây vào đảo đều rồi cho tiếp gạch cua đã sơ chế vào, trộn đều. Thêm một chút ngò vào là hoàn thành món ăn.
Món cua biển rang me này ăn kèm với cơm nóng là cực ngon nhé.
9. Cua biển giá rẻ nhất bao nhiêu tiền 1Kg?
- Giá bán cua biển thịt buộc dây: 220K – 500K/kg
- Giá mua cua biển gạch không buộc dây : 350K – 500K VNĐ/kg
- Giá cua biển Hải Phòng đông lạnh : 350K – 400K VNĐ/kg
10. Mua, Bán cua biển ở đâu tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh?
Hiện nay, cua biển được bán khá nhiều ở nước ta, đặc biệt tại các khu vực giáp vùng ven biển cũng như trong các khu chợ.
Tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Cửa Lò Nghệ An, Đà Nẵng, Vũng Tàu bạn có thể tìm mua cua biển ở các cửa hàng hải sản, bến cảng, khu chợ hải sản, chợ đầu mối uy tín,..
Hy vọng, bài viết sẽ có ích cho bạn trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về về loài cua biển. Nếu bạn đang kinh doanh giống cua này và mong muốn hợp tác quảng cáo có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi.