Với vị thơm ngon, giàu chất dinh dưỡng sò mía là nguồn thực phẩm được nhiều người yêu thích nhất hiện nay. Khác với những loài tôm cá quen thuộc khác, khai thác sò mía tương đối vất vả. Những thông tin dưới đây chắc chắn sẽ rất hữu ích cho quý vị.
Nội dung bài viết
1. Sò Mía là con gì?
Sò mía là loài nhuyễn thể hai mảnh. Chúng còn được biết đến với tên gọi ngao hai cồi hay sò lụa 2 cồi. Thuộc họ Veneridae.
Loài động vật biển đặc biệt này thường được tìm thấy ở các vùng đáy biển. Ngày nay, chúng trở thành một trong những loài hải sản được yêu thích nhất bởi chất thịt cực kỳ ngọt và thơm.
2. Sò Mía sống ở đâu?
Loài hải sản hai mảnh này có khả năng thích nghi dễ dàng với nhiều môi trường sống khác nhau. Trong đó, ở những khu vực có nước sạch thì sò mía thường xuất hiện nhiều hơn.
Chúng thường thích ẩn mình dưới lớp cát ở đáy biển. Sò mía thường ăn các loài sinh vật phù du, mùn bã hữu cơ,…
3. Đặc điểm hình dáng Sò Mía
Sò mía là loài động vật thân mềm có vỏ dạng hình bầu dục và 2 mảnh cứng. Có nhiệm vụ bảo vệ phần cơ thể bên trong.
Vỏ sò thường có màu vàng nhạt, xen một chút sắc trắng nhẹ cùng với các đường vân hình răng cưa, nhỏ, san sát và khá dày.
Phần viền đường bụng có xu thế cong đều, phần sau lại cong lên dạng mái nhà. Phần thân bên trong có màu trắng sữa. Nổi bật bởi 2 cồi to, dai và khá to.
4. Tập tính sinh sản của Sò Mía
Cũng giống như nhiều loài thân mềm khác, có một số cá thể sò mía là lưỡng tính. Khi đến mùa sinh sản, cá thể đực và cái bắt cặp với nhau để giao phối và cho ra đời thế hệ mới.
Chúng có tuyến sinh dục giai đoạn chín muồi xuất hiện vào tất cả các tháng trong năm. Nghĩa là chúng sẽ có khả năng sinh sản vào tất cả các tháng.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tỷ lệ tuyến sinh dục chín chiếm số lượng lớn vào tháng 3. Lúc này sự sinh sản sẽ diễn ra mạnh hơn bao giờ hết.
Mùa sinh sản sẽ tập trung từ tháng 9 cho tới tháng 4 năm sau.
5. Sò mía có độc không?
Mình xin trả lời là nó không có độc nhé, ngoại trừ khi chúng đã chết và cơ thể biến đổi.
Ngao hai cồi được đánh giá là một loài hải sản vô cùng bổ dưỡng. Bởi cơ thể của chúng có chứa nhiều vitamin và chất khoáng.
Trong đó, vitamin B12 và C cũng chiếm thành phần lớn, tốt cho trí nhớ cũng như tăng sức đề kháng cho con người.
Bên cạnh đó, chắc chắn rằng chúng ta không thể bỏ qua lượng protein có trong cơ thể của sò mía được.
Hàm lượng pr, đạm cao cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể, giảm thiểu các bệnh về thần kinh, thiếu máu hay tổn thương xương khớp do thiếu khoáng chất,…
??? TÌM HIỂU THÊM: Sò Huyết có tác dụng gì
6. Sò Mía làm món gì ngon?
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, chất thịt ngon đã giúp sò mía chiếm được tình yêu của nhiều bạn trẻ. Vậy làm thế nào để chế biến sò mía thành các món ngon? Cùng tham khảo một số công thức chế biến cực chuẩn sau nhé:
Sò mía hấp sả
Nguyên liệu: Sò mía tươi sống, sả, hành lá, ớt, nước mắm, đường, chanh,…
Cách thực hiện:
Để làm được món sò mía hấp ngon trước hết bạn phải ngâm rửa chúng thật kỹ trước khi chế biến.
- Sau khi đã trải qua công đoạn ngâm nước gạo, tẩy sạch bùn đất bên trong hãy chuẩn bị một chiếc nồi hấp
- Hãy xếp sả, gừng đã thái lát vào đáy nồi. Sau đó, đặt sò mía vào phía trên.
- Tiếp đó, cho ớt đã thái chỉ vào trên cùng, cho thêm gừng, sả đập dập.
- Đỏ lửa và hấp sò trong quãng thời gian 10 – 12 phút. Khi thấy chúng đã mở miệng thì tắt bếp.
- Cho sò mía ra đĩa, nhớ múc thêm chút nước hấp và rưới lên cùng với rau răm nhé.
Pha chế nước chấm:
- Để món sò hấp ngon và đậm đà hơn thì không thể bỏ qua công thức pha nước chấm được nhé.
- Hãy xay nhuyễn tỏi, gừng, ớt. Sau đó pha thêm một chút đường, nước lọc và khuấy kỹ.
- Thêm nước mắm vào cùng với bột ngọt, chanh là hoàn thành một chén nước chấm đủ hương vị.
Sò mía nướng mỡ hành
Nguyên liệu: Sò mía tươi sống, hành lá, đậu phộng, dầu ăn.
Quy trình chế biến:
- Sau khi đã ngâm kỹ lưỡng sò khi mua về nhằm lọc sạch các lớp bùn đất bên trong.
- Ngâm sò vào nước sôi khoảng 2 – 3 phút, vớt ra để chúng tách lớp vỏ, thuận tiện cho quá trình chế gia vị vào.
- Tiếp đó, phi thơm hành lá, thân hành với dầu ăn. Đặt sò lên vỉ nướng rồi rưới dầu ăn. Chú ý tránh để dầu chảy ra ngoài nhé.
- Nướng với bếp than hồng, khi dầu sôi, thịt gần săn lại thì rưới mỡ hành đã phi vào.
- Để tăng hương vị, bạn có thể thêm chút đậu phộng xay nhỏ vào trong thịt sò nhé.
- Chú ý thời gian nướng, tránh quá kỹ gây dai và mất đi vị ngọt của sò.
Cháo sò mía
Nguyên liệu: Sò mía, gạo, hành lá, lá dứa, gừng, muối, hạt nêm, bột ngọt, tiêu,…
Quy trình chế biến:
- Khi đã sơ chế sạch sò. Bạn hãy luộc sơ qua chúng với nước sôi. Tách lấy phần thịt, bỏ riêng ra dĩa. Dùng phần nước luộc sò để làm nước cốt nấu cháo.
- Cho gạo vào nồi vo kỹ, thêm nước luộc ốc (bạn có thể thêm nước vào nữa nếu ít quá nhé).
- Sau đó, cho một chút lá dứa vào để tạo mùi thơm mát cho cháo nhé. Ninh kỹ cho đến khi gạo nhừ.
- Lấy phần thịt sò, rửa sạch. Phi thơm hành rồi cho chúng vào xào cùng. Nêm nếm gia vị vào cho vừa miệng
- Khi cháo chín, cho ra bát, thêm thịt sò vào. Đừng quên xắt nhỏ ngò gai và bỏ thêm chút tiêu vào bát cháo nhé.
Vị thơm ngậy từ lá dứa, gạo quê kết hợp với vị ngọt của sò sẽ làm nên món cháo sò đậm đà, bổ dưỡng và cuốn hút.
7. Sò Mía giá bao nhiêu tiền 1Kg?
Với giá trị dinh dưỡng cao của mình, sò mía ngày càng thu hút người tiêu thụ. Hơn nữa, việc đánh bắt sò cũng khá khó khăn, vì vậy chúng có giá trị ngày càng cao hơn.
Hiện nay, sò mía được bán với giá từ 70K – 110K/kg.
8. Mua, Bán Sò Mía ở đâu rẻ nhất tại Hà Nội, Tp Hcm?
Sò mía là loài hải sản được đánh bắt, khai thác tương đối phổ biến tại nước ta.
Tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, bạn có thể tìm mua sò mía giá tốt tại các khu chợ hải sản hay tại các cửa hàng kinh doanh hải sản tươi sống.
Thậm chí, bạn có thể đặt hàng trên các trang web online để được cung cấp hàng tươi sống tận nơi nhé.