Nuôi vẹt ringneck mang đến rất nhiều trải nghiệm mới lạ. Bạn cần chú ý khá nhiều điều khi chăm sóc giống chim “trái nết” này trong nhà. Tuy nhiên, kỹ thuật nuôi cơ bản lại khá dễ. Tìm hiểu thêm 1 vài thông tin trước khi đưa ra quyết định nuôi em nó nhé.
Nội dung bài viết
1. Thông tin sơ bộ về vẹt ringneck
Những người nuôi mới thường bỏ cuộc khi nuôi ringneck. Bởi bọn này đôi khi khá “khó ở” và thường hay “làm loạn” trong lồng. Tuy nhiên, nếu nắm bắt được tâm lý phát triển thì tình trạng này sẽ không xảy ra. Trước hết, cùng tìm hiểu tổng quát về phân nhóm chim vẹt trước.
1.1 Nguồn gốc
Loài chim này có cái tên khoa học khá dài: Psittacula krameri manillensis. Nguồn gốc sâu xa thì tới từ vừng Ceylon. Tuy nhiên, chúng lại có tên khác là vẹt đuôi dài Ấn Độ. Do đây chính là nơi tìm thấy nhiều nhất nên đã được coi như “quê nhà” của loài chim này.
Phân loài đã được đưa vào nuôi trong nhà từ rất lâu về trước. Chúng được coi là biểu tượng thiêng liêng theo tín ngưỡng người Ấn.
1.2 Đặc điểm
Nhờ bộ lông vũ mềm mại mà trọng lượng chúng khá nhẹ. Con trưởng thành cũng chỉ nặng từ 100-120gram. Khái quát đặc điểm chung của chim vẹt ringneck theo mô tả dưới đây:
- Màu sắc: Đa dạng từ tím, xanh lam, xanh lá,… Phổ biến nhất ở Việt Nam là màu vàng, với quan niệm mang đến tài lộc, phú quý.
- Đầu: = ¼ khi so với thân. Mắt đen, viền vàng, sáng rõ. Mỏ khoằm và có màu đỏ đậm, mỏ trên khá nhọn.
- Thân: Bụng có màu sắc đồng nhất nhưng lại nhạt hơn. 1 số con bụng trắng, cánh, thân, đầu có màu khác.
- Đuôi: Dài, chia làm nhiều lông cọng khác nhau với 2-3 chiếc dài hơn cả. Chân nhỏ nhưng móng dài, khả năng bám víu cực tốt. Không làm tổn thương tay khi cho đậu trực tiếp trên tay người nuôi.
- Giọng nói: Vẹt Ringneck có giọng nói khá dễ nghe. 8 tháng tuổi là lúc có thể dạy nói. Chúng ghi nhớ được từ 150-200 từ ngữ đơn giản, khả năng tiếp thu cực nhanh.
1.3 Tập tính
Loài chim này có 1 tính khá “người”, đó là cả thèm chóng chán. Chúng thường sống theo bầy đàn cỡ 100 con. Vì vậy, khi nuôi đơn lẻ trong lồng sẽ bị sinh ra “trầm cảm”. Nếu không chăm chỉ trò chuyện, bày trò cùng thì chúng sẽ tự bứt lông vì quá chán.
Không chỉ vậy, ringneck còn khá ngỗ nghịch trong thời gian trưởng thành, thay lông. Khi lớn lên sẽ trở nên thùy mị và mang tính cách hài hước, hay nói.
Ngoài ra, dòng chim này còn “cảnh báo” được nguy hiểm bằng tiếng kêu thất thanh. Và tất nhiên, chỉ là nguy hiểm đối với chúng, đây là bản năng tự nhiên ngoài hoang dã. Chúng còn bị sợ người mãi mãi nếu bị chủ la mắng. Vì vậy, đừng mắng nếu em nó có hơi nghịch ngợm nhé, chiều chuộng vẫn tốt hơn nhiều.
1.4 Nơi sống
Vẹt ringneck phân bố ở các khu vực nhiệt đới, trong các khu vực đồng cỏ nhiều cây thân gỗ. Chúng rải rác ở các nước châu Á khu vực Trung Đông. Trong đó, Ấn Độ và Pakistan tập trung đông đúc dân cư nhất. 1 số mang đặc điểm khác tuy vẫn cùng loài được tìm thấy ở phía Nam Sudan.
1.5 Sinh sản
Loài này ưa sinh sản vào mùa hè, khi mà khí hậu khá nắng nóng. Chúng ghép đôi theo tự nhiên, con đực sẽ tìm cách thu hút con cái. Sau khi thành cặp thì đi kiếm rơm, gỗ để xây thành tổ. Ringneck đẻ trứng, mỗi lần chỉ khoảng 4 quả là nhiều. Con mẹ sẽ ấp khoảng 1 tháng cho vẹt con tự đập vỏ chui ra ngoài.
Mấy con non khá nhỏ, chỉ tầm 5cm và chưa có lông đầy đủ. Trong thời gian này, chim bố sẽ đi kiếm ăn mang về cho mẹ để có sữa nuôi con. Đến khi con non mọc đủ lông thì sẽ bị “đá” ra khỏi tổ cho tự sinh trưởng.
➽➽➽ TÌM HIỂU: Vẹt Parrotlet
2. Cách phân biệt Vẹt ringneck Đực & Cái
Tương tự như các loài khác trong tự nhiên. Con đực luôn có nét nổi bật hơn về ngoại hình, trong khi con cái thì khá nhạt nhòa. Khi mọc đủ lông, cánh cũng chính là lúc bạn phân biệt được rõ giới tính.
- Con trống: Có các khoang ở cổ, phân lớp màu riêng. Nhìn tương tự như chiếc vòng cổ màu sắc. Dải màu thường có màu hồng đậm, trắng, đen,…
- Con mái: Không có những đặc điểm trên. Cổ và thân không bị tách biệt bởi bất cứ dải màu nào. Thường chỉ gắn bó với chủ nuôi, không thích nhiều người lạ.
3. Cách nuôi vẹt ringneck khỏe mạnh, sống lâu
Nếu biết cách nuôi, ringneck có tuổi thọ không kém con người là bao. Có những con sống được 70-80 năm là điều dễ thấy.
3.1 Thức ăn
Khi tự đi kiếm ăn, ringneck sẽ ưu tiên các loại hạt, quả mọng, trái cây,… Chúng còn đi kiếm mật để giải khát cũng như tăng đề kháng. Vì vậy, khi nuôi nhốt cũng phải đảm bảo cung cấp thực đơn tương tự. Không chỉ thế, bạn còn phải lên tỷ lệ khoa học hơn.
Nếu muốn bổ sung dinh dưỡng bằng viên công nghiệp thì phải trộn cẩn thận. Bị phát hiện ra là chúng sẽ chừa lại và nhặt ra khỏi bát ăn ngay. Hãy cho tỷ lệ rau và viên tương xứng để không bị quá nặng mùi thực phẩm.
3.2 Chuồng nuôi
Vì có đuôi dài nên cần chuẩn bị lồng nuôi cao ráo, nan đan thưa. Nếu nan chuồng đan dày dễ khiến chúng bị mắc kẹt và rụng lông. Nuôi 2 cá thể trở lên thì càng phải có chiếc lồng rộng. Chiều dài tối thiểu 1m, rộng 60-70cm, sắp xếp thêm các nhánh cây. Như vậy chim sẽ có nơi để nhảy nhót, đúng với bản tính năng động.
Nuôi vẹt sinh sản thì chuẩn bị sẵn các loại rơm, nhánh cây nhỏ để chúng không quên bản năng xây tổ. Và nhớ chuẩn bị khu nuôi thật rộng nhé!
3.3 Vệ sinh
Các thanh sàn nhà, khay chứa phân bên dưới, lau dọn hằng ngày được thì rất tốt. Không thì cũng phải tối thiểu 2 ngày/lần. Chuồng bẩn dễ khiến chim bị stress, sinh bệnh.
3.4 Phòng bệnh
Nhìn chung thì vẹt ringneck là giống chim có sức đề kháng tốt. Quan sát khu vực dưới cánh, tránh bị nhiễm khuẩn nếu có vết thương. Đặc biệt là nhớ tẩy giun cho mấy em này nhé. Nếu thấy hiện tượng bỏ ăn, buồn chán và nhổ lông tự hủy thì phải đem đến bác sĩ ngay.
Bạn nên tìm hiểu các game dành cho vẹt và chơi cùng chúng. Như vậy vừa tăng khả năng học hỏi lại hạn chế được chứng buồn chán “bất chợt”.
✘✘✘ ĐÔI NÉT VỀ: Vẹt Nam Mỹ
4. Vẹt ringneck giá rẻ nhất bao nhiêu tiền?
Giống loài này được đưa vào hàng “đắt giá” trong các loài chim vẹt. Màu vàng phổ biến ở VN nhưng các nước khác lại được nuôi màu xanh nhiều.
Do đó, phân khúc giá không phân chia theo màu mà dựa trên độ tuổi. Con nào có màu và khoang cổ đặc biệt hơn thì giá sẽ đắt hơn là điều hiển nhiên. Thế nhưng, không có báo giá nào chi tiết cho những loài đặc biệt. Mức giá phổ biến tại nước ta với vẹt ringneck được chia như sau:
- Chim non: 4-5 triệu đồng/con.
- Trưởng thành, đã thay lông, biết nói: 7-10 triệu đồng/con.
Thường thì con đực sẽ đắt giá hơn con cái do có khoang cổ đẹp mắt. Bắt gặp những con biểu hiện màu độc đáo thì giá chục triệu là điều bình thường. Thú chơi chim cũng khá tốn kém chứ không hề rẻ đâu nhé!
5. Mua, Bán vẹt ringneck ở đâu an toàn, Uy tín
Đây là giống chim nhập khẩu, ít nuôi và nhân giống tại VN. Vì vậy, cần mua tại những cơ sở có giấy phép lưu hành rõ ràng. Có một số trại chim lớn chuyên cung cấp giống nuôi. Bạn có thể trao đổi trước, hỏi về tình trạng còn hay hết của vẹt. Sau đó tới tận nơi kiểm tra.
Ưu tiên mua theo đôi để chúng có bạn bè, tránh bị chán nản. Nếu bên bán giới thiệu đã tiêm phòng thì phải có giấy chứng nhận rõ ràng. Tham gia vào các hội chăm sóc chim cảnh để thêm “vốn liếng” kinh nghiệm.
Thực sự nuôi vẹt ringneck là thú vui cực kỳ dễ gây nghiện. Khi đã quen với việc chăm sóc và trò chuyện, hẳn bạn sẽ muốn nuôi thêm vài em. Nếu nuôi cho sinh sản thì ưu tiên ghép đôi đồng màu, cùng tính cách nhé. Sau khi thành thạo các kỹ thuật, bạn muốn nuôi tạo thêm nhiều biến thể màu sắc cũng dễ hơn.