Sò điệp là một trong những nguyên liệu phổ biến tại Việt Nam, chúng thường được khai thác trong lĩnh vực thực phẩm và có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon… Vậy giá trị sinh học và giá trị dinh dưỡng của sò điệp là gì? Chúng có tốt không? Hãy cùng chúng tôi khám phá thông tin về loài sò này nhé.
Nội dung bài viết
1. Sò Điệp là con gì?
Sò điệp có khoa học: Mimachlamys nobilis, đây là một loại sinh vật biển thân mềm có vỏ bao bọc bên ngoài. Hình dáng của sò khá giống một chiếc quạt nên ở một số địa phương người ta thường gọi chúng là sò quạt hoặc điệp quạt.
Yếu tố làm nên giá trị thương mại cao cho sò điệp đấy chính là phần cồi sò, đây là phần thịt trắng, dai, có vị ngọt được tách ra từ bên trong vỏ sò.
Cồi sò chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ ích, giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng.
2. Sò Điệp sống ở đâu?
Thông thường, các động vật biển họ sò đều sống dưới rạn đá, vùi dưới lớp cát mùn hoặc ở đáy biển. Sò điệp cũng vậy, chúng ta có thể tìm thấy loài hải sản này ở vùng nước mặn, có độ sâu 10m so với mặt nước biển.
Chúng sinh sống theo từng vùng, đặc biệt là những vùng có dòng hải lưu chảy chậm, ít biến động. Ở Việt Nam, chúng tập trung nhiều ở biển Phan Thiết, Nha Trang, Ninh Thuận,…
Ở một số quốc gia, người ta còn phát hiện ra loài sò điệp to lớn, khổng lồ, chúng phân bố chủ yếu ở các biển phía Đông Bắc Đại Tây Dương.
3. Đặc điểm hình dáng Sò Điệp
Sò điệp cùng chủng loại với sò lông và sò trai. Tuy nhiên, lớp vỏ của chúng lại có phần khác biệt, bởi hai mảnh vỏ sò điệp không tròn mà xòe ra như cánh quạt.
Vỏ của chúng rất mỏng, nhưng khi úp vào nhau trông vừa vặn và cứng cáp. Hai nắp vỏ được nối với nhau bằng một khớp nối nhỏ màu trắng, thuận tiện cho vấn đề sinh hoạt hằng ngày.
Phần mặt trong của nắp màu trắng kem, còn cồi sò thì màu trắng đục, khi ăn sẽ thấy dai và giòn.
⚠️⚠️⚠️ PHẢI ĐỌC: Phụ nữ mang thai ăn sò huyết có sao không
4. Sò Điệp có tác dụng gì? Bà bầu ăn được không?
Sò điệp có giá trị kinh tế rất cao, chúng vừa chứa lượng dưỡng chất dồi dào, vừa có vẻ bề ngoài đẹp, “sang chảnh”.
Giống sò này thường được các nhà hàng lớn chọn làm nguyên liệu cho các món ăn nổi bật và là điểm nhấn cho thực đơn hàng ngày.
Sò điệp giàu khoáng chất, vitamin và các nguyên tố vi lượng giúp cơ thể thêm khỏe mạnh, tăng cường thể chất và hỗ trợ hoạt động hằng ngày của con người.
-
Bổ trợ cho các chức năng của hệ thần kinh não bộ:
Theo các nghiên cứu của chuyên gia, việc thiếu hụt omega 3, kẽm và vitamin B12 trong cơ thể là một vấn đề cực kỳ nghiêm trọng.
Bởi đây là nguyên nhân chính dẫn tới hệ điều hành của các cơ quan trong cơ thể hoạt động kém hiệu quả.
Từ đó, não bộ sẽ không còn sáng suốt, minh mẫn, các chức năng khác cũng vì thế mà trở nên tồi tệ hơn. Sò điệp là một giải pháp vô cùng tuyệt diệu giúp giải quyết vấn đề khó khăn này.
Trong sò có chứa lượng vitamin B12, omega3, kẽm cân đối, góp phần tạo nên lớp khiên chắn để bảo vệ mọi hoạt động của hệ thần kinh.
Đồng thời, ngăn ngừa cơ thể mắc phải bệnh rối loạn tâm thần, alzheimer, mất trí nhớ, tâm trạng bất ổn định,…
Không chỉ vậy, vitamin B12 trong sò điệp còn có công dụng là giảm lượng homocysteine (tác nhân chính gây nên bệnh tim mạch, đột quỵ ở người trưởng thành và người cao tuổi) đồng thời giúp tăng tuổi thọ cho con người.
-
Giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể:
Một ưu điểm vượt trội của sò điệp mà ít loại hải sản nào có chính là lượng calo và protein rất thấp, phù hợp cho việc lấy lại cân nặng và có lợi ích lớn trong quá trình điều trị đối với một số người mắc bệnh béo phì, thừa cân, gout,…
Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích người thừa cân bổ sung nhiều protein hơn trong khẩu phần ăn. Mục đích nhằm giảm lượng calo dung nạp hàng ngày, từ đó cân nặng cũng được kiểm soát, thân hình cân đối hơn.
Một khẩu phần ăn gồm 84gr cồi sò điệp chỉ chứa 20g đạm và 94 Kcal, không chỉ cung cấp năng lượng vừa đủ cho cơ thể mà còn giúp giảm tổng lượng calo hấp thụ mỗi ngày, khiến việc đốt cháy và tiêu hao năng lượng trong cơ thể trở nên hiệu quả hơn.
-
Giúp hệ tim mạch khỏe mạnh hơn
Để có một hệ tim mạch khỏe mạnh, vững chắc thì các bạn cần bổ sung magie và kali trong khẩu phần ăn. Những hợp chất này có tác dụng cân bằng quá trình lưu thông, vận chuyển máu giúp giảm áp lực lên các mạch máu để ngăn ngừa bệnh về tim.
Sò điệp chứa một hệ dưỡng chất vô cùng phong phú, đa dạng và dĩ nhiên trong đó sẽ không thể thiếu magie, kali. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyên các mẹ bầu nên bổ sung thịt sò trong các giai đoạn mang thai.
Tác dụng của sò điệp với phụ nữ mang thai:
- Bổ sung omega 3, kẽm giúp giảm thiểu tình trạng thiếu chất trong quá trình hình thành và phát triển hệ thần kinh não bộ của thai nhi. Trẻ sinh ra sẽ thông minh, nhanh nhẹn, khỏe mạnh và hoàn thiện hơn.
- Phòng tránh dị tật, bệnh thiểu năng, kém phát triển ở thai nhi.
- Cung cấp sắt, selen, vitamin C giúp loại bỏ các tế bào gây hại đến sức khỏe mẹ bầu. Ngoài ra, còn hỗ trợ cân nặng trong các thời kỳ mang thai.
??? ĐỌC TIẾP: Ăn sò Mía có tốt không
6. Sò Điệp làm món gì ngon?
Sò điệp vốn là món ăn đặc sản của Bình Thuận, Nha Trang, nguyên liệu cũng rất khó tìm. Tuy nhiên, nếu bạn thông thạo và tìm mua được sò tươi sống có thể tự chế biến ngay tại nhà.
Sò điệp xào chua ngọt
Hầu hết người dân Việt Nam đều thích những món ăn xào chua ngọt, bởi nó mùi vị và hương thơm rất khó cưỡng.
Vào những hôm trời se lạnh, cùng cả nhà đoàn tụ, ngồi bên mâm cơm nhâm nhi đĩa sò điệp xào chua ngọt nức danh thì quả là một thú vui mà ai cũng hằng mong muốn.
Nguyên liệu: Sò điệp, Đậu que, dầu ăn, Tỏi, Muối, bột ngọt, bột nêm, đường….
- Rửa sạch rồi để ráo nước rồi lấy phần cồi sò.
- Rửa sạch đậu que rồi cắt đôi miếng vừa ăn.
- Đun nóng chảo dầu rồi đem cồi sò bỏ vào để áp chảo, lật đều để 2 mặt sò chín vàng là được.
- Luộc đậu que trong 30s – 1 phút để đậu mềm hơn.
- Bước tiếp theo hãy đặt chảo cùng dầu ăn, tỏi, hành tím băm nhỏ lên bếp phi thơm rồi bỏ sò điệp cùng đậu que vào.
- Sau 3 phút, cho gia vị vào nêm nếm vừa ăn rồi đổ sò xào chua ngọt ra đĩa để thưởng thức
Sò điệp nấu cháo
Cháo sò điệp là món ăn vô cùng thích hợp để làm bữa sáng. Món ăn này còn giúp thực đơn của trẻ nhỏ thêm đa dạng, dễ ăn, góp phần phòng tránh chứng biếng ăn hiệu quả.
Nguyên liệu cần có: Cồi sò điệp, Gạo nấu cháo, Hành lá, hành tím, cùng các loại gia vị khác…
- Gạo đem vo sạch, để ráo nước
- Rửa sạch hành lá, thái nhỏ hạt lựu
- Cồi sò sau khi rửa thì đem luộc sơ qua với nước sôi.
- Đổ nước luộc cồi sò vào nồi, thêm gạo vào để nấu cháo. Lưu ý: cho nước ngập bằng 3 phần gạo để cháo khi nấu được vừa và ngon
- Ướp cồi sò với các gia vị: muối, bột ngọt, bột nêm trong khoảng 30 phút. Bạn có thể thái nhỏ hoặc xay nhuyễn cồi sò để bé ăn dễ hơn.
- Đợi đến khi cháo chín thì cho cồi sò vào nồi trộn đều, đồng thời bỏ thêm gia vị, nêm nếm vừa ăn.
- Sau đó, chờ thêm 10 – 15 phút nữa thì tắt bếp
- Hành tím băm nhỏ đem đi phi vàng cho dậy mùi rồi múc ra bát và ăn khi còn nóng
Sò điệp chiên xù
Sự hòa quyện giữa cồi sò điệp thơm ngọt cùng bột chiên giòn tan sẽ góp phần tạo nên một món ăn thú vị, độc đáo, hấp dẫn.
Sò điệp chiên xù sẽ giúp cho thực đơn của cả nhà thêm mới lạ, thích hợp cho những bữa ăn nhẹ hoặc trong bữa chính.
Nguyên liệu cần có: Sò điệp, trứng gà, bột chiên xù, bột ngọt, dầu ăn…
- Ngâm sò trong nước vo gạo khoảng 30 phút rồi rửa sạch và để ráo
- Đun sôi nước rồi thả sò vào luộc sơ khoảng 1 – 2 phút. Đợi sò mở miệng vỏ ra thì tắt bếp và vớt sò
- Có thể thái sò ra thành miếng nhỏ vừa miệng nếu cồi sò quá lớn
- Đập trứng ra bát nhỏ rồi cho thêm một chút bột nêm và bột ngọt vào rồi khuấy đều.
- Đổ bột chiên xù ra một bát khác và tiến hành tẩm bột
- Nhúng cồi sò vào trứng gà rồi lăn thật đều vào bột
- Bỏ cồi sò đã tẩm bột vào chiên ngập ở lửa vừa phải.
- Lật đều các mặt trong 10 – 15 phút đến khi cồi sò chiên ngả vàng thì tắt bếp, vớt ra và để ráo dầu.
Sò điệp hấp
Sò điệp hấp là một món ăn lý tưởng dành cho những ngày nắng nóng, thực phẩm này có tác dụng giúp giải độc để cơ thể cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Bên cạnh đó, món ăn này rất bổ ích bởi không có sự tham gia của dầu mỡ, không ngấy và không khó dung nạp.
Nguyên liệu: Sò điệp, Tỏi, Gừng, Gia vị, dầu ăn….
- Sò điệp trước khi tách vỏ phải được ngâm kỹ và cọ sạch bùn, đất
- Tỏi bóc vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn
- Ướp sò điệp cùng gừng và gia vị trong khoảng 10 – 15 phút rồi đem cồi sò bỏ vào nồi hấp cách thủy 10 phút đến khi sò chín thì vớt ra
- Phi thơm hành tỏi rồi bỏ đường vào khuấy đều khoảng 30 giây và tắt bếp
- Cồi sò sau khi hấp chín thì đem rắc tỏi lên bề mặt, vậy là đã có thành phẩm rồi.
Sò điệp nướng phô mai
Sò điệp nướng cũng là một trong những đặc sản của các khu du lịch, đặc biệt hơn, món ăn này còn có sự góp mặt của phô mai thơm ngon, béo ngậy, tạo gia vị chuẩn phương Tây cho giới “sành ăn”.
Nguyên liệu: Sò điệp, bơ, muối, hạt nêm, pho mai, Sốt mayonnaise….
Cách thực hiện
- Rửa sạch sò rồi lấy riêng phần thịt cồi ra.
- Bắc chảo lên bếp, nấu chảy bơ lạt + sốt mayonnaise + muối, bột ngọt rồi khuấy đều tay
- Đặt cồi sò điệp vào vỉ nướng, rưới hỗn hợp đã nấu chảy lên rồi đợi khoảng 2 – 3 phút cho cồi tái lại
- Sau đó, bỏ phô mai lên bề mặt sò, nướng thêm 7 – 10 phút nữa rồi tắt bếp rồi lấy ra và thưởng thức.
??? XEM THÊM: Giá bán sò Mai sống rẻ nhất hiện nay
7. Sò Điệp giá bao nhiêu tiền 1Kg?
- Sò điệp có giá thành khá cao, chi phí dao động khoảng: 200k – 240k/kg
- Bạn cũng có thể mua riêng phần cồi sò với giá : 120k – 150k /kg
8. Mua, Bán Sò Điệp ở đâu rẻ nhất tại Hà Nội, Tp Hcm?
Sò điệp là loài hải sản quý, vì thế chúng thường ít được rao bán ở các chợ hôm, chợ hải sản. Bạn có thể tìm mua chúng ở siêu thị và trung tâm thương mại lớn hoặc tham khảo các trang web bán đồ tươi sống uy tín.
Chỉ với một vài bước cơ bản là bạn đã làm được món ăn từ sò điệp thơm lừng cho cả nhà rồi. Những mẹo chế biến trên chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn có thể tìm hiểu thêm một số cách làm khác để bữa ăn thêm mới lạ. Chúc các bạn thành công.