Sò lông là một trong những loại sò biển được nhiều người ưa chuộng. Thực phẩm không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có thể sơ chế thành các món ăn lạ, thú vị cho bữa ăn của gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn được loại sò này. Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu tất tần tật thông tin về sò lông nhé!
Nội dung bài viết
1. Sò Lông là con gì?
Là một loài động vật biển có thân mềm, bao bọc trong 2 mảnh vỏ cứng và dày, sò lông (Arcidae) được xếp vào loại sò nhiệt đới và phân bố tại nhiều vùng biển khác nhau trên toàn thế giới.
Sò lông rất phổ biến tại Việt Nam, vì thế các bạn sẽ thường bắt gặp hình ảnh từ sò lông xuất hiện ở các quán vỉa hè, quán lòng đường.
Món ăn từ loài sò này rất đa dạng, chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ ích cho sức khỏe con người.
Bên cạnh việc được biến hóa thành các món ăn đường phố thơm ngon, sò lông còn được khai thác trong lĩnh vực y học cổ truyền, trở thành vị thuốc tốt để bồi bổ cơ thể.
2. Sò Lông sống ở đâu?
Sò lông thường xuyên xuất hiện ở các vùng biển như: Kiên Giang, Huế, Khánh Hòa, Ninh Thuận,… hay ở biển: Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương,…
Chúng sống ở vùng nông, cạn của biển, cách mực nước biển khoảng từ 1 đến 20 mét. Đặc biệt là ở những nơi có cát mùn (được tổng hợp từ đất và cát)
3. Đặc điểm hình dáng Sò Lông
Các bạn có bao giờ thắc mắc người ta dựa vào đặc điểm gì mà người ta lại đặt tên được cho các loại động vật không?
Cũng như nhiều loại sò khác, sò lông cũng có những điểm riêng biệt, là cơ sở để hình thành nên cái tên vốn có của chúng.
- Vỏ sò có vẻ ngoài giống hình bầu dục, hai mảnh vỏ có độ lớn không tương đương nhau.
- Thông thường, vỏ sò bên trái sẽ lớn hơn vỏ sò bên phải.
- Sò lông có chiều dài cơ thể khoảng 48mm, độ dày 32mm.
- Trên mặt vỏ sò xuất hiện vô số đường gờ dài từ đỉnh đến cuối mép vỏ, đây là một đặc điểm nổi bật giúp chúng ta dễ dàng nhận biết.
- Bên cạnh đó, bề mặt vỏ còn có màu nâu và xuất hiện các sợi lông mảnh, nhỏ – Đây là lý do chúng được gọi là sò lông.
Với hình dáng nổi trội trên, các bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn để nhận dạng và tìm kiếm loại sò bổ dưỡng này.
??? THAM KHẢO THÊM: Sò Mía
4. Sò lông có tác dụng gì? Bà bầu ăn được không?
Cồi sò lông có vị ngọt, hơi mặn, có tính chất giải độc, giải nhiệt cho cơ thể. Cùng tham khảo những lợi ích tuyệt vời của loại sò này nhé.
Bổ sung dưỡng chất giúp điều hòa lượng máu trong cơ thể
Nhờ tính chất ấm, không gây độc cho sức khỏe mà giống sò này được ứng dụng rất nhiều trong các món ăn giúp chữa trị bệnh thiếu máu, bổ sung hàm lượng sắt,…
Những người hay bị chóng mặt, buồn nôn, thiếu sắt,… nên ăn nhiều sò lông để cơ thể được nạp đủ năng lượng, tránh gây ra các hệ lụy nghiêm trọng như: vận động chậm chạp, yếu đuối; thường xuyên hoa mắt, khó thở;….
Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện hệ tiêu hóa
Một điểm cộng khác cho sò lông chính là giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Bởi thông thường, các loài hải sản biển chứa hàm lượng đạm cao, gây khó khăn cho quá trình chuyển hóa và bài tiết chất thải ra bên ngoài.
Đồng thời, tránh hiện tượng táo bón, khó tiêu,… ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
Được điều chế thành các vị thuốc chữa bệnh hiệu quả
Người ta dùng cồi sò và vỏ sò để tạo nên phương thuốc vô cùng bổ ích, có tên gọi là “mao kham”. Công dụng chủ yếu để điều hòa, giải nhiệt cơ thể, bổ huyết, giảm thiểu các bệnh về dạ dày,…
Vị thuốc này được chế biến hoàn toàn bằng các nguyên liệu tự nhiên, uy tín và đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người,…
Sò lông đem lại nhiều tác động tích cực tới sức khỏe, vậy bà bầu có thể ăn loại sò này hay không? Đa phần, các loại hải sản biển thường chứa lượng chất omega 3 lớn giúp mẹ khỏe, bé thông minh.
Vì thế, việc bổ sung sò lông trong thực đơn mỗi ngày là một điều cần thiết đối với phụ nữ mang thai.
Các mẹ bầu hãy sử dụng thực phẩm theo lượng dùng phù hợp và tham khảo ý kiến của các bác sĩ tư vấn để cơ thể luôn mạnh khỏe, căng tràn năng lượng.
??? KHÁM PHÁ THÊM VỀ: Con Sò Mai
6. Sò Lông làm món gì ngon?
Các bà nội trợ hãy tham khảo những công thực làm món ăn từ sò lông tại nhà dưới đây để giúp bữa ăn của cả nhà thêm hấp dẫn hơn.
Sò lông nướng mỡ hành
Sò lông nướng mỡ hành là một món ăn rất phù hợp để dùng trong các bữa cơm, bữa phụ hoặc trên bàn nhậu. Mùi sò thơm, vị mỡ hành béo ngậy là điểm nhấn món ăn này.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Sò lông, Lạc sống, Dầu ăn, Hành lá,, Hành khô,, Nước mắm…
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Sò sau khi mua về ngâm trong nước sạch để loại bỏ cát, bụi bẩn.
- Rang đậu phộng cho dậy mùi rồi đem đi giã
- Rửa sạch hành lá, hành khô và thái nhỏ
- Phi thơm hành khô cho vàng giòn
Bước 2: Nướng sò:
- Sò lông sau khi rửa sạch để vào nồi hấp cách thủy cho sò há miệng ra hết. Lựa những con đang còn ngậm miệng để bỏ đi.
- Đổ hành khô + hành lá và một chút nước mắm vào chảo đảo cùng dầu ăn đến khi hỗn hợp sôi già là hoàn thành.
- Đặt sò lên vỉ để nướng, đợi sò bắt đầu sủi nước ra thì đổ mỡ hành vào. Đợi khoảng 10 – 15p là chín.
- Rắc từ từ lạc giã nhỏ lên bề mặt sò rồi đem ra nhâm nhi.
Sò lông luộc sả
Nếu như sò nướng mỡ hành chứa nhiều dầu, ăn nhiều dễ thị ngán thì món sò lông luộc sẽ là tuyệt phẩm giúp bạn vừa được ăn thịt sò mà không phải lo dầu mỡ.
Không chỉ vậy, món ăn này rất dễ làm, chỉ với vài bước cơ bản là bạn đã có một đĩa sò lông hấp dẫn rồi.
Nguyên liệu cần có:
- Sò lông: 20 – 30 con
- Sả: 3 nhánh
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Ngâm sò trong nước để cát, đất trôi ra ngoài. Rửa lại nhiều lần để đảm bảo sò sạch hoàn toàn
- Sả đem rửa sạch, thái nhỏ
Bước 2: Luộc sò
- Luộc sò lông trong khoảng 4 – 5 phút để vỏ sò mở, Tránh luộc quá lâu gây mất độ giòn, dai.
- Khi sò đã mở vỏ, điều cần làm tiếp theo là đem ra thưởng thức thôi.
- Thật đơn giản phải không nào?
Sò lông xào sả ớt
Hải sản xào sả ớt là món ăn không còn xa lạ đối với người Việt Nam. Sự kết hợp giữa sả và ớt sẽ góp phần đánh bay mùi tanh của hải sản, đồng thời tạo gia vị đậm đà để món ăn phong phú hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Sò lông, tỏi băm, dầu hào, ớt, gia vị, bột nêm, đường, sả…
Cách chế biến:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Rửa sạch sò lông với nhiều lần nước, dùng cọ để cọ sạch bề mặt vỏ sò.
- Sả rửa với nước sạch rồi băm nhỏ
Bước 2: Chế biến sò xào sả ớt
- Đặt nồi lên bếp nấu sôi nước, thả sò lông vào luộc tầm 4 – 5 phút rồi vớt ra.
- Cho chảo và dầu ăn lên bếp để phi sả, đợi màu sả ngả vàng là đạt tiêu chuẩn.
- Tiếp theo, phi tỏi cùng sả và ớt cho giòn rồi đổ sò vào xào.
- Rắc bột nêm, nước mắm và các gia vị khác (tùy khẩu vị) và đảo đều
- Luôn đảo đều tay để sò được ngấm đều gia vị.
- Sau khoảng 10 – 15p là có thành phẩm
Sò lông nấu cháo
Món ăn sò lông nấu cháo thường được chế biến cho những người bị bệnh mới ốm dậy, suy nhược cơ thể.
Nguyên liệu: Gạo tẻ, Sò Lông, rau ngò, hành lá, gừng, nước mắm, hạt nêm…
Chế biến sò lông nấu cháo:
Bước 1: Sơ chế sò lông
- Sò ngâm với nước muối, vệ sinh thật sạch đất cát.
- Hành, rau ngò và gừng đem rửa sạch. Đối với rau và hành, bạn cần nhặt bỏ phần lá đã vàng úa.
Bước 2: Luộc sò lông
- Trong khi luộc bạn nên bỏ thêm một ít muối vào cho sò có vị ngon hơn.
- Luộc tới khi sò tách vỏ thì tắt bếp (chừng khoảng 4 – 5 phút) rồi lấy phần cồi sò ra.
- Chắt nước luộc sò ra nồi, lọc bỏ cặn.
Bước 3: Nấu cháo sò lông
- Vo sạch gạo tẻ và cho vào nồi cùng nước luộc sò để nấu. Đổ nước theo công thức 1 bát gạo bằng 3 bát nước để cháo đặc sánh vừa phải
- Đợi khoảng 20 – 25 phút để gạo nở thì cho thêm gia vị vào đảo đều. Tiếp tục chờ khoảng 5p nữa thì tắt bếp, đậy vung 20p cho cháo sánh mịn hơn.
- Cho sò lên chảo xào cùng hành phi rồi thêm muối, bột nêm để sò không bị nhạt. Đảo đều đến khi cồi sò săn lại là được.
- Cho cồi sò đã xào vào nồi cháo hoặc cho trực tiếp vào bát cháo đã múc sẵn. Thêm một ít hành lá và gừng rồi ăn ngay thôi.
7. Sò Lông giá bao nhiêu tiền 1Kg?
Ở mỗi tỉnh thành giá sò lông sẽ dao động khác nhau, khoảng từ 45k – 60k / 1 kg. Càng gần biển thì giá bán sẽ càng rẻ, các bạn nhớ lưu ý điều này để mua được sò với giá tốt nhất nhé!
8. Mua, Bán Sò Lông ở đâu rẻ nhất tại Hà Nội, Tp Hcm?
Sò lông được bạn rất nhiều trong các khu chợ đầu mối, chợ hải sản trên địa bàn Hà Nội và TP.HCM.
Những cách chế biến món ăn với sò lông ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, các bạn có thể tự sáng tạo một công thức mới với hương vị độc đáo hơn. Chúc các bạn thành công!