Rắn san hô – Một trong những loài vật được xem là nguy hiểm hàng đầu trên thế giới, chất độc của chúng có thể làm nạn nhân tử vong một cách nhanh chóng! Dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay một số loại rắn san hô phổ biến nhất, cùng với đó là cách sơ cứu khi bị chúng cắn một cách hiệu quả.
Nội dung bài viết
I. Tìm hiểu chung về rắn san hô
Dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu một số đặc điểm nổi bật nhất của rắn san hô, giúp bạn có thể dễ dàng nhận biết chúng.

1. Rắn san hô được tìm thấy ở đâu?
Rắn san hô là loài động vật thuộc lớp động vật bò sát – Là một chi gồm nhiều loài khác nhau thuộc họ rắn hổ. Nó được tìm thấy ở rất nhiều nơi, đặc biệt là các khu vực thuộc vùng Nam Mỹ và Bắc Mỹ, các địa phương rải rác ở đồng bằng ven biển phía nam từ Bắc Carolina đến Louisiana, bao gồm tất cả Florida.
Tính đến hiện nay, rắn san hô đã có 81 loài được công nhận trên toàn thế giới.
2. Đặc điểm nhận dạng của các chi rắn san hô
Rắn có thân thuôn dài, đầu nhỏ, mũm và đã phân biệt rõ với cổ, đuôi nhỏ. Trên cơ thể được bao bọc bởi lớp vảy dày, mịn và được bao bọc bởi các dải sọc màu sắc khác nhau.
Rắn san hô có màu sắc rất đa dạng (tùy loài), nhìn vào có cảm giác sặc sỡ và rất đẹp, có ít nhất là 2 màu trên cơ thể của chúng. Răng nanh của rắn nhỏ, nhưng lại chứa nọc rất độc – vì vậy, việc hấp thụ con mồi sẽ dựa vào tuyến nọc độc.
Chiều dài trung bình của rắn san hô là từ 50 đến 80 cm. Tuy nhiên, có loài được tìm thấy với chiều dài khoảng 2m (rắn san hô xanh).
Bình thường, rắn đực có đuôi dài hơn, nhưng tổng kích thước cơ thể thì rắn cái lại lớn hơn. Mắt của chúng rất tinh với khả năng nhìn xa là 60 inch.
3.Tuổi thọ của rắn san hô:
Cũng khá giống với các loài rắn độc khác, rắn san hô có tuổi thọ khá cao, thường một cá thể rắn san hô có thể sống trung bình từ 7 đến 8 năm, cá biệt có những loài sống được trên 10 năm.
4. Tập quán của loài rắn san hô
Nơi sinh sống: Chúng thường sống ở những nơi có độ ẩm cao, chôn mình dưới đất hoặc vùi vào trong đống lá của các khu rừng nhiệt đới, chỉ xuất hiện khi kiếm ăn, trời mưa hoặc vào mùa sinh sản.
??? Tìm hiểu thêm

Có những loài lại thích sống trong nước, chúng gần như hoàn toàn sống dưới nước và sống trong những vùng nước chảy chậm có thảm thực vật dày đặc. Rắn san hô là loài thường kiếm ăn vào ban đêm.
Sinh sản: Rắn san hô là loài bò sát đẻ trứng, mùa sinh sản là mùa hạ, con cái và con đực giao phối và thụ tinh. Rắn cái đẻ khoảng 3 đến 5 quả trứng tại ổ mà nó chuẩn bị sẵn trước đó. Trứng nở ở ngoài trời và rắn con thường nở ra sau 2 đến 3 tháng.
Thức ăn: Rắn san hô là loài động vật ăn thịt, chúng thường ăn các loài bò sát như thằn lằn có kích thước nhỏ, các loài rắn khác; động vật lưỡng cư như ếch, nhái, cóc,… và côn trùng, chim, chuột,…
Răng nanh của chúng nhỏ nên không thể nhai nuốt con mồi mà dùng chất độc để làm chết, sau đó mới tiêu hóa.
II. 3 loài rắn san hô phổ biến trên thế giới
Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu tới bạn 3 loài rắn san hô phổ biến nhất, bạn có thể rất dễ tìm thấy chúng ở một số khu vực ven biển.
1. Rắn san hô xanh
Với rắn san hô xanh, bạn phải cực kỳ cẩn thận với chúng, loài rắn này mang nọc độc trên toàn cơ thể, thậm chí nọc đọc của chúng còn kéo dài đến tận đuôi.
Loài này được tìm thấy khá nhiều ở khu vực rừng nhiệt đới ở Đông Nam á như Thái Lan, Malaysia… Chúng là loài hoạt động chủ yếu vào ban đêm.
Với phần đầu và đuôi có màu đỏ riêng biệt, trong khi phần thân lại màu xanh, nên nhìn tổng quan nó cực kì xinh đẹp – nhưng lại là một trong những loài nguy hiểm nhất thế giới.
2. Rắn san hô đỏ
Rắn san hô đỏ cũng là một loại rắn cực độc, nó được tìm thấy nhiều ở vùng nhiệt đới như: Florida, Đông Nam Carolina, Alabama, Mississippi,…

Thỉnh thoảng, chúng cũng được nhìn thấy ở các vùng khô ráo, cằn cỗi như miền Nam Georgia. Được gọi là rắn san hô đỏ bởi lẽ, màu sắc và hoa văn trên thân hình nó rất đặc biệt.
Lớp vảy được phủ bởi màu đỏ nổi bật chiếm diện tích lớn trên toàn thân, xen kẽ là các sọc viền màu trắng, đen hoặc vàng. Đây cũng là một loài được xếp vào danh sách những loài rắn có nọc độc gây chết người.
3. Rắn san hô đầu trắng
Loại rắn này được tìm thấy nhiều ở khu vực Nam Mỹ, miền trung Brazil, miền đông Bolivia, Paraguay và miền bắc và miền trung Argentina.
Là loài rắn cực độc và có màu sắc sặc sỡ, với các viền sọc phủ trên lớp vảy toàn thân, đầu mõm có màu trắng.
??? Đọc thật chậm
III. Rắn san hô có độc không? Khi cắn gây chết người không?
Rắn san hô là chi rắn độc, nhiều loài cực độc khi mà tuyến độc nằm khắp cơ thể của chúng. Rắn san hô không chủ động trong việc tấn công con người mà chỉ vô tình hoặc tự vệ khi bị đe dọa hoặc cảm thấy nguy hiểm.
Nọc độc của rắn san hô thuộc nhóm độc tố thần kinh, chúng tác động trực tiếp ngay khi bị cắn vào. Độc tố này gây ức chế thần kinh, đầu độc tế bào cơ.

Biểu hiện lâm sàng ban đầu phần lớn sẽ là cảm giác tê, tê liệt cục bộ (không thấy sưng), nhưng ngay lập tức bạn sẽ cảm thấy đau cục bộ, chóng mặt, mất phương hướng, có thể nổi ban đỏ, khó thở, suy hô hấp, suy tim và dẫn đến tử vong nếu không cứu chữa kịp thời..
Điều đặc biệt là rắn san hô không thể kiểm soát lượng độc được truyền vào người nạn nhân. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học tính ra được lượng nọc độc của mỗi cú cắn là từ 2-12mg.
Điều này có thể khiến con người tử vong từ 2 – 26 giờ nếu không được chữa trị kịp thời. Và lượng nọc độc của chúng có thể giết chết 5 người trưởng thành.
Tại Colombia, gần 2,8% trong số 4200 vụ tai nạn rắn cắn được ghi nhận hàng năm là do rắn san hô (chi Micrurus) gây ra. Đã có trường hợp bị tử vong sau khi bị cắn tầm 6 giờ tại Brazil.
IV. Cách sơ cứu khi bị rắn san hô cắn
Khi gặp trường hợp bị rắn san hô cắn cần phải kịp thời tiến hành sơ cứu trước khi chưa đưa nạn nhân đến bệnh viện. Các bước sơ cứu như sau:
- Trấn an để giữ bình tĩnh cho nạn nhân.
- Cố định vị trí bị cắn thấp hơn tim.
- Bất động cánh tay hoặc chân bị cắn bằng cách băng ép bất động: Sử dụng một dải băng rộng khoảng 10cm, dài ít nhất là 4,5m để tiến hành băng ép cho nạn nhân.
- Gỡ bỏ đồ trang sức, vật dụng, nới lỏng quần áo trước khi cơ thể nạn nhân bắt đầu có hiện tượng phù nề.
- Độc tố thần kinh nên sẽ gây ra hiện tượng khó thở, suy hô hấp, nên cần quan sát theo dõi. Nếu bệnh nhân thở nhanh, yếu cần phải tiến hành hô hấp nhân tạo ngay.
- Nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất để được tiêm huyết thanh và cứu chữa kịp thời.
- Lưu ý: Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không được sử dụng băng Garo; chích, hút máu; không được chườm đá lạnh và bôi hóa chất không rõ nguồn gốc.
Trên đây là một số thông tin về rắn san hô, hi vong sẽ có ích cho bạn trong việc tìm hiểu về loài rắn này.