Rắn đuôi chuông – cái tên nghe rất giải trí nhưng lại là loài bò sát cực độc. Chúng có khả năng làm tê liệt và ngừng tim nạn nhân chỉ với 1 nhát cắn. Khả năng bò trườn cực nhuần nhuyễn và dẻo dai khiến con vật này càng trở nên nguy hiểm hơn.
Nội dung bài viết
1. Đôi điều về rắn đuôi chuông
Tỷ lệ người bị đuôi chuông cắn chết hiện nay đã giảm hơn, do đã có cách chữa trị. Tuy nhiên, nếu không cấp cứu kịp thời thì con người sẽ tử vong sau 6-48h. Các động vật nhỏ hơn sẽ có phản ứng khác khi bị tiêm độc qua nanh rắn.
1.1 Nguồn gốc
Rắn rung chuông là cụm từ dùng để chỉ chung 1 nhóm rắn độc “khét tiếng”. Chúng thuộc họ Rắn lục và chi Crotalus – rắn lục có độc. Tính đến ngày nay, người ta đã tìm ra 32 loài đuôi chuông, bao gồm 66-70 phân loài.
Loài bò sát này là “cư dân” được sinh ra và lớn lên tại các vùng thảo nguyên châu Mỹ. Phân bố đều khắp từ Nam Canada đến Trung Argentina. Không thấy sự xuất hiện ở Ecuador hay Chile. Mấy em này có khả năng bơi nhanh, nên chuyện gặp trên hòn đảo biệt lập là chuyện bình thường.
1.2 Tập tính
Rắn sống trong hang, ra ngoài săn mồi, dạo chơi cả ngày và đêm. So với đồi núi thì thích sống ở thảo nguyên khô hơn vì nguồn thức ăn dồi dào.
Nếu sống ở vùng nhiệt đới, chúng sẽ khó thích nghi và mắc bệnh về da. Tốc độ di chuyển nhanh và hơi ngang. Hầu như chúng không tấn công con người, trừ khi bị động vào trước. Thông thường, rắn trưởng thành có thể kiểm soát lượng độc tiết ra khi tấn công. Con mới lớn thì không làm được như vậy!
1.3 Sinh sản
Rắn phối vào mùa xuân và chỉ sinh sản 2 năm/lần. Đặc biệt, con cái có khả năng tích trữ tinh trùng trong nhiều năm. Vì vậy, con mẹ không cần giao phối lại nhưng vẫn có khả năng mang thai vào năm sau.
Con cái mang bầu hơn 90 ngày và đẻ con chứ không cho trứng như nhiều loại khác. Sau khi đẻ, nó sẽ bị mất sức và cần thời gian nghỉ ngơi. Rắn con có nọc độc, săn mồi độc lập ngay khi mới đẻ. Tuy nhiên, đuôi chỉ phát huy tác dụng sau lần lột da đầu tiên.
1.4 Thức ăn
Chưa có nghiên cứu nào cho thấy rắn rung chuông ăn loại rắn khác. Thức ăn chủ yếu của chúng là bọn gặm nhấm, chim, ếch,… Phân loài hay săn mồi trên cây sẽ có thân hình thon thả hơn để tạo điều kiện săn mồi. Khi săn, chúng có thể vươn xa với khoảng cách =⅔ kích thước cơ thể.
Tuy không ăn rắn khác nhưng chúng lại bị thành con mồi của nhiều loại rắn. Thiên địch còn phải kể đến mấy loài như rắn vua, chim ăn rắn, lửng mật,…
1.5 Vòng đời
Rắn chuông sống thọ trên 25 năm. Chúng lột da 5-6 lần/năm, mỗi lần xong lại có lớp vỏ cứng cáp, vòng đuôi dài hơn. Ngoài ra, còn có khả năng nhịn ăn trong nhiều tuần liền.
1.6 Nọc độc
Không phải 100% phân loài rắn này đều có độc. Tuy nhiên, những con chuông không độc lại rất ít thấy và khó phân biệt. Nọc độc có thể làm tê liệt tay chân, thậm chí sinh ra ảo giác đối với người. Các con mồi nhỏ chắc chắn sẽ bị tiễn đi gặp tử thần chỉ sau vài phút.
Nọc rắn gây hại theo 2 kiểu: Phá hoại tế bào hồng cầu, Phá hủy tế bào thần kinh. Cả 2 dạng đều gây tử vong nếu không được chữa trị nhanh chóng. Vết thương sẽ bị sưng do vỡ mạch máu và cực kỳ đau đớn.
Một số hiện tượng gặp phải là cảm thấy lo âu, buồn nôn, lả dần, khó thở và suy tim. Và tất nhiên, cùng lượng độc như vậy thì trẻ em sẽ gặp nguy hiểm nhiều hơn người lớn.
Độc là vậy nhưng người bị cắn thường do vô tình dẫm lên 1 em đang phơi nắng. Hoặc do lý do bất ngờ khác chứ bọn đuôi chuông không tự dưng quăng mình tấn công đâu nhé!
👉👉👉 Đọc thêm: Rắn hổ trâu có độc không
2. Đặc điểm ngoại hình rắn chuông
Có thể nói đây là loài duy nhất có lớp sừng cứng rắn ở đuôi và tạo được tiếng kêu. Cơ thể khá dài, kích thước tối đa lên tới 2.5m, thường gặp nhất từ 1.5-2m.
Các loài rắn khác nhau sẽ có mô tả cụ thể phong phú hơn. Xét đặc điểm chung thì bao gồm các mô tả sau:
- Đầu: Đỉnh đầu có vảy cứng, nhỏ hơn so với thân. 2 hàm răng cứng, chắc. 2 răng nhanh dùng để tiêm độc khá dài, sắc ở hàm trên.
- Thân: Có nhiều hoa văn khác nhau. Váy xếp tầng và có vẻ hơi sần sùi. Trọng lượng con lớn đạt khoảng 6-8kg.
- Đuôi: Gồm các vòng sừng rỗng xếp chồng lên nhau. Con non không có đặc điểm này mà chỉ xuất hiện sau lần lột xác đầu tiên. Sau đó, mỗi lần lột da lại được “mọc” thêm 1 vòng đuôi, càng về sau càng nhỏ dần.
🔥🔥🔥 Có thể bạn quan tâm: Rắn cạp nia
3. 20+ Hình ảnh Rắn đuôi chuông ấn tượng nhất
Loài này đúng thật là trông rất đáng sợ với lớp vảy xù xì và răng sắc nhọn. Tuy nhiên, hoa văn trên da chúng chính là nét đẹp tuyệt vời của tạo hóa. Những đường vân đối xứng rải đều đặn trên khắp thân từ đầu đến đuôi. Mỗi con khác biệt sẽ có họa tiết không giống nhau, tạo nên nhiều vẻ ngoài đa dạng. Cùng xem những bức ảnh do nhiếp ảnh gia ghi lại sau để thấy rõ hơn vẻ huyền diệu này.
➽➽➽ KHÁM PHÁ THÊM: Rắn hổ mang
4. Rắn đuôi chuông có ở Việt Nam không
Loài rắn này rất ít xuất hiện ở Việt Nam nhưng không phải không có. Chúng sống ở những nơi đảm bảo khí hậu và địa hình sinh tồn. Tập trung tại vùng thời tiết nắng khô, có nhiệt độ cao, địa hình đồi núi. Do điều kiện sống chưa đạt yêu cầu nên kích thước nhỏ hơn so với bọn bản địa Nam Mỹ.
✦✦✦ KHÁM PHÁ SỰ NGUY HIỂM CỦA: Rắn Lục
5. Khả năng săn mồi của rắn đuôi chuông
Rắn chuông có khả năng săn mồi cực đỉnh. Chúng dùng chiếc lưỡi nhạy bén để đánh hơi miếng mồi ngon. Sau đó bắt đầu lắc đuôi để thu hút sự chú ý. Ngay khi phát hiện đối tượng thì sẽ rình rập trong im lặng.
Tiếp đến là cắn 1 phát chí mạng, đồng thời nanh cũng tiết ra nọc độc. Nạn nhân có thể thoát ra và chạy đi ngay sau đó nhưng chỉ làm đẩy nhanh quá trình tê liệt. Khi ấy, rắn sẽ lần theo dấu vết con mồi và từ từ thưởng thức chiến lợi phẩm.
Ngày nay, rắn đuôi chuông đang bị mất đi môi trường sống tự nhiên và còn bị săn bắt nhiều. Đối thủ lớn mà chúng không muốn gặp nhất chính là con người và ngược lại. Dù đã có huyết thanh để chữa trị nọc rắn chuông nhưng chỉ có hiệu quả với vết cắn mới. Vì thế hãy cẩn trọng và đừng dại mà chọc ghẹo mấy loài bò sát này.