Mèo Gấm còn có tên thường gọi là mèo gấm Ocelot, chúng xuất hiện nhiều nhất ở khu vực Đông Nam Á. Điểm nổi bật nhất của giống mèo này chính là bộ lông tuyệt đẹp được thừa hưởng từ dòng báo lửa. Bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết các thông tin về loài cẩm miêu nổi tiếng là thông minh này.
Nội dung bài viết
1. Nguồn gốc gióng mèo Gấm
Cùng với mèo lửa xứ Borneo Pardofelis badia hợp thành chi Pardofelis, mèo Gấm xuất hiện nhiều tại Nam Mỹ (Từ phía Bắc Mexico tới gần điểm cực Nam quần đảo Nam Thule).
Là một trong những giống mèo có giá trị thương mại cao, bộ lông của mèo Gấm chính là điều mà các nhà săn thú luôn khao khát có được để mua bán.
Tuy nhiên, với những chính sách xử phạt đặc biệt đã phần nào ngăn chặn được hành vi mua bán và săn bắt mèo Gấm
2. Mèo Gấm phân bố ở đâu
Theo thống kê, tình trạng phân bổ mèo giống trên toàn thế giới khá đa dạng.
Các khu vực cụ thể được liệt kê có thể kể tới như: Assam (tây bắc Ấn Độ), Nepal, Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia, Malaysia và 1 số nước thuộc khu vực Đông Nam Á khác.
Do điều kiện thời tiết và tập tính, sự hiện diện của mèo Gấm tại Bangladesh vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi với 2 luồng ý kiến trái chiều, đến nay vẫn chưa phân định được rõ.
??? THAM KHẢO: Mèo Tuxedo
3. Đặc điểm ngoại hình của Mèo Gấm
Dù là giống mèo rừng hoang dã, tuy nhiên kích cỡ và ngoại hình của mèo Gấm không khác gì mấy so với những chú mèo nhà được thuần dưỡng.
Trung bình, một mèo Gấm trưởng thành có chiều cao khoảng 35cm tính từ vai, phần lưng dài 62cm và kích cỡ của đuôi là 55cm.
Về cơ bản, cân nặng từ 2- 5kg là trọng lượng tối thiểu.
So với những giống mèo nhà đơn thuần, mèo Gấm có vẻ ngoài bắt mắt hơn ở đặc điểm dưới cằm cùng dưới môi điểm một màu trắng hoặc vàng nhạt làm nét ấn tượng.
Đa số sau tai hầu hết các chú mèo đều có 1 vài đốm trắng như đặc trưng riêng, khác biệt.
Mặc dù không được chăm sóc và nuông chiều như những loài mèo khác. Thế nhưng với lối sống tự lập và hàng ngày va chạm với những cuộc săn bắt nguy hiểm đã phần nào khiến chúng trở nên mạnh mẽ hơn
Phần lông của mèo Gấm đúng y như tên gọi mà người ta ưu ái đặt cho chúng: mịn màng, mềm, mượt, bó sát cơ thể.
Màu lông thường gặp của mèo Gấm là sự pha trộn giữa vàng nhạt và những đốm nâu đậm.
Đặc biệt, đôi mắt nâu của chúng khi tiếp xúc với ánh sáng sẽ phản chiếu thành ánh vàng thẩm vô cùng đặc biệt.
✳️✳️✳️ XEM THÊM: Mèo ALN
4. Tập tính của mèo Gấm
Bộ lông tuyệt đẹp của mèo Gấm là mục đích của rất nhiều người mong muốn làm giàu nhờ thương mại.
Mặc dù Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN đã thống kê số lượng mèo Gấm trên toàn thế giới chỉ còn 10.000 con và đưa ra giải pháp bảo tồn.
Tuy nhiên, vì lợi ích, rất nhiều người vẫn đang bất chấp luật pháp tìm bán mèo Gấm và săn bắt.
Chính vì vậy, mèo Gấm rất sợ con người, chúng thường hoạt động săn mồi khi hoàng hôn đã buông xuống. Mỗi động tác di chuyển cũng đều rất nhẹ nhàng, tránh sự chú ý.
Cũng có những trường hợp vào những ngày thời tiết u ám hoặc tối trời mèo Gấm quanh quẩn ở những tán cây để tìm nguồn thức ăn đề phòng mưa bão.
Thế nhưng, chúng chỉ di chuyển đơn lẻ thay vì sống theo bày đàn.
Mỗi 1 mèo Gấm có 1 lãnh thổ cư trú riêng được đánh dấu bằng nước tiểu bất khả xâm phạm.
Hàng ngày trung bình cá nhân mỗi con sẽ di chuyển quãng đường khoảng từ 2- 8km để tìm nguồn lương thực.
??? Đọc thật chậm
Trong 1 đơn vị có diện tích nhất định, tập tính này của loài mèo Gấm là nhằm duy trì sự sống sót.
Việc không cạnh tranh nguồn thức ăn với nha sẽ giúp chúng thoát khỏi việc phải đối đầu với những kẻ thù lớn hơn.
Đồng thời dễ tìm ra nơi ẩn nấp tránh bọn săn trộm truy lùng.
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế IUCN từng đưa ra mức cảnh báo nguy cấp về số lượng loài mèo Gấm ngày càng cạn kiệt
Hãy dừng việc săn bắt loài mèo Gấm quý hiếm đồng thời kêu gọi những người thân xung quanh bạn có ý thức giữ gìn sự sống.
5. Mèo Gấm ăn gì?
Là loài động vật có vú, ăn thịt sống, thức ăn của mèo Gấm thường là những con vật có kích cỡ bé hơn chúng, cỡ nhỏ như: thỏ, tê tê, chim, cá, côn trùng, bò sát….
Tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và địa hình ở mỗi khu vực mà chuỗi thức ăn của mèo Gấm khác nhau.
Thông thường nguồn lương thực tùy thuộc vào các mùa trong năm. Ví dụ như ở Venezuela, vào mùa khô, ốc sên là khẩu phần ăn chính hàng ngày của mèo Gấm.
Ngược lại ở mùa mưa cua đất hoặc cá là lương thực xuyên suốt mỗi ngày.
??? HƯỚNG DẪN: Mèo Ba Tư mặt tịt
6. Giống mèo Gấm sinh sản như thế nào?
Không chia theo mùa hay giai đoạn nào cụ thể, sự giao phối của 2 cá thể mèo Gấm diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiêu ở bất kỳ thời gian và địa điểm nào khi có dịp.
Mèo Gấm cái mang thai tối đa 80 ngày, mỗi lần sinh sản số lượng trung bình là 1- 3 con.
Những con non cần uống sữa mẹ và phải được chăm sóc chu đáo ít nhất nửa tháng mới bắt đầu mở mắt.
??? Có thể bạn quan tâm
3 tháng là thời gian mà mèo Gấm con được mẹ bảo vệ và dạy dỗ cũng như hướng dẫn cách săn mồi.
Quá trình chăm sóc ban đầu sẽ trong khoảng 2 năm thì Mèo Gấm con bắt đầu tách khỏi bố mẹ.
Lúc này, mèo con phải tự thân tìm cho mình 1 vùng lãnh thổ mới, tự chịu trách nhiệm với sự sinh tồn của mình
⚠️⚠️⚠️ XEM THÊM: Mèo lông trắng
7. Những thú vị đặc biệt của mèo Gấm có thể bạn chưa biết
Do là loài động vật hoang dã, chưa được thuần chủng. Vì thế, nếu bạn bị ấn tượng bởi vẻ ngoài lung linh của loài động vật này và đang thắc mắc Mèo Gấm giá bao nhiêu?
Thì hoàn toàn không có đáp án cho câu hỏi này. Chúng đang là loài vật được bảo tồn và nuôi dưỡng.
Bên cạnh những thông tin cơ bản, có một vài điều thú vị sau về mèo Gấm mà ắt hẳn sẽ khiến bạn bất ngờ khi tìm hiểu.
– Trái với mèo nhà sợ nước, mèo Gấm không hề ngần ngại mấy khi tiếp xúc trong môi trường này, ngược lại khả năng bơi cực kỳ giỏi của chúng còn nhiều lần giúp cứu đói bằng những chú cá tươi.
– Tại Việt Nam trong sách đỏ ghi nhận có khoảng 40. 000 cá thể mèo Gấm (thời gian gần đây chưa có thông tin cập nhật lại con số trên).
– Khi săn thỏ, chuột hay tê tê… mèo Gấm thường có thói quen ăn thịt chúng ngay lập tức. Cá biệt các loài chim thì chúng phải loại bỏ lòng trước khi ăn.