Chuột nhắt là loài chuột nhỏ bé thường bị con người tiêu diệt vì phá hoại. Tuy nhiên, loài vật này còn được sử dụng khá nhiều trong các thí nghiệm sinh học.
Nội dung bài viết
1. Chuột Nhắt là gì?
Có lẽ đối với mỗi người dân Việt Nam thì không còn ai lạ lẫm với loài chuột nhắt. Mặc dù, chuột nhà thường phá hoại mùa màng nhưng chúng có một số công dụng nhất định
Chuột nhắt hay còn gọi là chuột lắt có tên khoa học là Mus musculus, được miêu tả và đặt tên bởi Linnaeus vào năm 1758.
??? TÌM HIỂU: Chỗ bán chuột Hamster uy tín
3. Đặc điểm của chuột nhắt nhà
Chuột nhắt là loài động vật có kích thước khá nhỏ, Khi trưởng thành chiều dài cơ thể chỉ đạt 7 – 10cm và trọng lượng cơ thể từ 10 – 25 gram.
- Chuột nhà có phần đầu khá nhỏ so với thân hình của chúng.
- Mõm của chuột nhà khá nhỏ, nhọn cùng chiếc răng cửa to và dài.
- Mắt của chuột nhắt nhà rất tinh, nhỏ và đen nhánh.
- Phần tai của chuột nhà khá nhỏ, tròn và dựng đứng ở phần đỉnh đầu.
- Thân của chuột nhắt khá tròn, lưng hơi cong và mông to.
- Chân chuột sẽ được chia thành các ngón nhỏ có móng sắc nhọn
- Phần tai và đuôi của chuột thường không có lông.
- Phần lưng của chuột nhắt thường có màu nâu nhạt, hoặc xám đen.
- Phần bụng chuột nhà thường có màu trắng hoặc xám trắng.
Mặc dù, không có lợi thế về hình thể nhưng bước nhảy và sải chân của chuột tương đối xa và cao. Theo tính toán, chuột có thể nhảy cao đến 45cm và sải chân khoảng 4,5cm
Có lẽ vì cơ thể nhỏ bé và sức đề kháng yếu nên chuột nhắt thường chỉ sống được khoảng 1 năm tuổi. Nếu như trong điều kiện sống lý tưởng, không bị con người săn đuổi thì chuột có thể sống được từ 2- 3 năm
??? XEM TIẾP: Địa chỉ mua chuột Lang giá rẻ tại Hà Nội
4. Chuột nhắt thích ăn gì?
Thức ăn yêu thích của chuột nhắt chính là các loại hạt, thực vật, gạo, lúa, ngô, khoai, sắn, rau củ, táo, chuối…. Bên cạnh các thức ăn từ thực vật thì trong một số thời điểm không tìm được thức ăn chuột nhắt sẽ nhai lại phân của chúng
?️?️?️ NÊN ĐỌC: Cách đặt bẫy chuột cống hiệu quả nhất trong nhà
5 Khả năng sinh sản của chuột nhắt
Chuột nhắt đực bắt đầu chu kỳ sinh sản khi đạt 6 tuần tuổi và chuột nhắt cái đạt 8 tuần tuổi. Để thu hút sự chú ý của chuột nhắt cái thì chuột đực thường sử dụng nước tiểu và phát ra âm thanh.
Thời gian mang thai của chuột nhắt dao động từ 18 – 21 ngày.
Trung bình, chuột mẹ có thể sinh sản từ 5 – 10 lứa/năm tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Điều này dẫn đến mật độ chuột tăng nhanh chóng tiềm nhiều ẩn nguy cơ dịch bệnh
Chuột con mới đẻ thường có màu hồng, không có lông và không mở mắt. Lông của chuột nhắt con sẽ bắt đầu phát triển sau 3 ngày sinh và mắt mở sau khoảng 1 – 2 tuần.
Trong khoảng thời gian phát triển hoàn thiện, chuột nhắt con sẽ được chuột nhắt mẹ nuôi hoàn toàn bằng sữa.
♻️♻️♻️ CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Các món ngon từ chuột Đồng
6. Môi trường sống của chuột nhắt
Chuột nhắt sinh sống chủ yếu ở khu vực châu Á nhưng loài chuột này còn được tìm thấy ở khu vực Địa Trung Hải và châu Âu.
Chuột nhắt nhà thường sống thành bầy đàn gần các khu dân cư và các đồng ruộng.
??? CHI TIẾT: Chuột chù sống ở đâu
7. Con chuột nhắt có hại không?
Đầu tiên phải khẳng định chuột nhắt là loài gặp nhấm GÂY HẠI cho các ruộng lúa và hoa màu của bà con nông dân.
Không chỉ phá hoại của cải và hoa màu mà chuột nhắt còn là một trong những loài chuyên lây lan dịch bệnh.
Cũng giống như chuột nhắt, loài động vật này thường sống ở những nơi ô nhiễm và ăn các loại thức ăn ôi thiu nên cơ thể đã tích tụ khá nhiều mầm bệnh.
Những mầm bệnh này có thể lây lan sang con người và tạo thành dịch bệnh như: sốt ban chuột, bệnh trùng xoắn móc câu và dịch hạch.
??? XEM NGAY: Các giống chuột phổ biến nhất hiện nay
8. Tác dụng của chuột nhắt
Khi nhắc đến những phòng thí nghiệm chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ ngay đến chuột bạch. Tuy nhiên, ít ai biết rằng chuột bạch chính là một trong những dòng chuột nhắt đã được lai tạo và sàng lọc.
Chuột nhắt nhà được chọn làm đối tượng thí nghiệm vì chúng có bộ gen gần giống với con người. Cơ thể của chuột nhỏ bé nên nhờ vậy mà những cuộc nghiên cứu sẽ nhanh chóng có kết quả hơn.
??? ĐỌC NGAY: Chuột Hamster Robo mặt nâu
9. Cách bẫy (diệt) chuột nhắt trong nhà hiệu quả
Dưới đây là một số cách để tiêu diệt chuột nhắt hiệu quả và nhanh chóng đang được nhiều hộ gia đình áp dụng thành công.
-
Sử dụng thiên địch của chuột:
Sử dụng thiên địch nghĩa là nuôi một động vật khác có thể bắt và khắc chế được chuột, Chắc hẳn bạn đã lờ mờ đoán ra rồi phải không nào? Đó chính là Mèo.
Tuy nhiên, việc nuôi mèo chỉ phần nào làm giảm bớt được số lượng chuột đến nhà mà không diệt được triệt để.
-
Bẫy chuột nhắt:
Có thể sử dụng bẫy chuột nhắt bằng hạt lạc trong bẫy sắt, bẫy dính… đây là phương đơn giản, dễ làm nhưng thường chỉ diệt được 2 – 3 con/lần.
-
Dùng thuốc Diệt chuột nhắt:
Phương pháp này rất hiệu quả tuy nhiên lại khá nguy hiểm khi những loài động vật hoặc trẻ em trong nhà vô tình ăn phải. Thêm vào đó, sau khoảng 3 tháng bạn sẽ phải tiếp tục sử dụng thuốc diệt chuột
Với phương pháp bạn có thể sử dụng thuốc dạng bột và trộn kèm cùng với thức ăn. Để nâng cao hiệu quả thì bạn nên ra các cửa hàng bán thuốc diệt chuột để tìm mua thóc đã tẩm thuốc
Trên đây chỉ là những phương thức bắt chuột đơn giản, tùy thuộc vào điều kiện sống và nhu cầu của mỗi gia đình sẽ tìm ra cách diệt chuột phù hợp nhất
Chắc chắn rằng, sau khi tham khảo bài viết này, các bạn sẽ có thêm nhiều điều thú vị về những chú chuột nhắt nhỏ bé. Mọi thông tin góp ý hoặc hợp tác bán sản phẩm xin vui lòng để lại lời nhắn bên dưới bài viết.