Sức khỏe tinh thần không chỉ là mối quan tâm riêng của con người. Hamster bị stress cũng mang đến những tác hại khó lường đối với loài động vật bé nhỏ này. Chính vì thế, hiểu về triệu chứng cũng như cách để giải tỏa căng thẳng cho hamster là điều rất cần thiết với những người chủ nuôi.
Nội dung bài viết
I – Triệu chứng nhận biết hamster bị stress
Các nhà nghiên cứu đã rất nhiều lần thực hiện nghiên cứu về stress ở hamster thông qua các bài kiểm tra tương tự như với con người. Theo đó họ kết luận, stress là những cảm giác bất an, lo lắng và sợ hãi.
Các cảm giác này có thể dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực hay thậm chí là ảnh hưởng đến sinh lý. Đồng thời, một số triệu chứng giúp hamster bị stress bạn cần để ý bao gồm:
1 – Di chuyển liên tục
Rõ ràng chuột hamter là một loài động vật rất hiếu động. Tuy nhiên, nếu bạn thấy chúng hoạt động quá mức bình thường, di chuyển liên tục, chạy loạn và leo trèo khắp lồng cẩn trọng. Vì rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy hamster bị stress, việc tăng động bất thường chỉ là một cách để chúng giải tỏa những năng lượng tiêu cực mà thôi.
2 – Tính khí thất thường
Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất giúp bạn nhận ra hamster bị stress là chúng đột nhiên thay đổi tính khí, trở nên thất thường.
Một vài giây trước chúng có thể đang đùa vui với bạn, nhưng sau đó lại đột ngột trở nên hung dữ. Những người chủ nuôi nên đặc biệt chú ý khi gặp hiện tượng này vì hamster vốn không phải là một con vật hung dữ.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến những tiếng động mà chuột phát ra. Loài chuột này rất thích yên lặng, ghét ồn ào. Vì thế, nếu chúng đột nhiên thay đổi tính khí, liên tục rít lên thì có thể có điều gì đó đang khiến chuột cưng căng thẳng.
3 – Tìm cách phá lồng
Giống như một phản xạ, khi cảm thấy căng thẳng chuột sẽ tìm đủ mọi cách để phá lồng và trốn thoát. Những cách chúng có thể áp dụng là liên tục cắn vào lồng hoặc leo trèo liên tục để tìm khe hở nhằm đào tẩu.
Đào bới là một tập tính của hamster, hành động này cũng mang theo rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Nhưng đối với một con hamster bị stress thì có thể là biểu hiện cho thấy chúng đang tìm cách trốn thoát ra ngoài.
??? ĐỌC THÊM: Bị chuột hamter cắn có sao không
4 – Tự nhổ lông
Trong những lúc cảm thấy căng thẳng, sợ hãi, đa số các loài động vật đều sẽ có những hành động vô thức.
Tự nhổ lông cũng là một cách để những chú hamster lo âu giải tỏa tâm trạng của mình. Do đó, nếu thấy chúng liên tục tự nhổ lông, lông rụng nhiều bất thường thì bạn hãy dành nhiều thời gian cho chúng hơn. Rất có thể chuột cưng đang phải chiến đấu với một nỗi sợ nào đó.
II – Cách giảm stress cho hamster siêu hiệu quả
Khi nuôi thú cưng, đa phần mọi người sẽ coi chúng như những người bạn, người thân của mình, luôn dành cho chúng những điều tốt nhất. Vì thế, chứng kiến hamster bị stress là điều không ai mong muốn. Nếu vậy, bạn hãy thử áp dụng một số cách giảm căng thẳng cho hamster sau.
1 – Cải tạo lại điều kiện sống
Trên thực tế, chính việc nuôi nhốt hamster đôi khi lại là nguyên nhân khiến cho chúng cảm thấy bị stress, bó buộc.
Chính vì thế, cải tạo lại điều kiện sống cho chúng được xem là chìa khóa quan trọng giúp giải tỏa những căng thẳng, khiến hamster vui vẻ trở lại. Để tạo ra không gian sống tốt nhất cho chuột thì bạn hãy trang bị cho chúng một chiếc lồng đủ lớn. Kèm với đó có thể mua một số loại đồ chơi cho chuột hamster phổ biến như: bánh xe thể dục, đào hầm,…
Những món đồ chơi sẽ giúp hamster tự do vận động, vui chơi khi bạn bận rộn
2 – Thiết lập mối quan hệ khăng khít
Khi mới đón hamster về nhà mới là giai đoạn nhạy cảm, dễ stress nhất. Đây là điều dễ hiểu khi chúng đột ngột phải rời xa ngôi nhà cũ và những người thân quen lúc trước.
Do đó, lúc này bạn hãy dành ra nhiều thời gian để từ từ làm quen và trở thành một phần trong cuộc sống của chúng. Một tip dành cho bạn là hãy dành ra 1 khoảng thời gian cố định trong ngày để trò chuyện, chơi đùa cùng hamster.
Bằng cách này, cả hai sẽ dần dần trở nên thân thiết hơn, hamster sẽ coi bạn như người nhà và thoải mái hơn khi sống trong ngôi nhà mới.
3 – Chọn lồng nuôi rộng, chắc chắn
Ít ai ngờ rằng hành động cắn lồng, lèo trèo của chuột hamster cũng là biểu hiện cho thấy chúng đang không hài lòng với chiếc chuồng nhỏ, chật chội.
Hãy cố gắng dành cho chúng một chiếc lộng rộng rãi và thả chuột ra ngoài để chúng thoải mái chạy nhảy. Đây là cách thiết thực nhất để giúp đỡ những chú hamster bị stress.
4 – Đặt lồng nuôi ở vị trí yên tĩnh
Chẳng ai muốn bị làm phiền quá nhiều khi đang trong trạng thái căng thẳng, stress. Hamster cũng vậy thôi, vì vậy trong những lúc như thế bạn nên đặt lồng của chúng ở vị trí ít bị quấy rầy nhất có thể.
Lý tưởng nhất là hãy đặt lồng ở xa phòng khách. Đồng thời, ngăn không để cho những con vật khác có thể tiến đến làm phiền hamster.
5 – Bật thêm nhạc không lời
Cách này nghe qua thì khá là…vô lý nhưng trên thực tế nghe nhạc không lời lại là một cách tốt để giúp hamster đập tan những cơn stress.
Nếu thấy hamster có những phản ứng tiêu cực khi nghe nhạc thì hãy nhanh chóng tắt đi. Vì không phải chú chuột nào cũng có sở thích này đâu.
Trên đây là biểu hiện và những cách giúp hamster bị stress cảm thấy khá hơn mà bạn có thể tận dụng. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng không phải lúc nào những cách này cũng có tác dụng. Do đó, nếu đã thử mọi cách mà hamster vẫn không khá hơn, bạn nên đưa chúng đến bác sĩ thú y để được giúp đỡ ngay!