Chắc chắn nghe đến chuột cống các bạn sẽ nghĩ ngay đến loài vật chuyên sống ở cống, hôi hám và bẩn thỉu. Tuy nhiên, để khám phá nhiều điều bất ngờ về loài chuột này các bạn hãy theo dõi cùng chúng tôi nhé!
Nội dung bài viết
1. Chuột cống là chuột gì?
Chuột cống từ xưa đến nay chúng luôn bị ác cảm là loài phá hoại và chuyên gây dịch bệnh nên luôn con người tìm cách tiêu diệt.
Tuy nhiên, một số dòng chuột cống được coi là đặc sản ở một số vùng miền.
2. Nguồn gốc của chuột cống
Chuột cống là loài chuyên gặm nhấm thuộc họ chi Rattus , chúng được tìm thấy và miêu tả lần đầu bởi Thomas vào năm 1910.
Giống chuột này xuất hiện ở rất nhiều nơi trên thế giới với số lượng khủng khiếp.
3. Đặc điểm của chuột cống
Chuột cống khi trưởng thành thường có chiều dài khoảng 20 – 25cm, cân nặng dao động từ 0,7 – 2kg
- Chuột cống có phần đầu và mõm rất nhọn, hàm trên thường dài hơn hàm dưới
- Loài chuột này có 2 chiếc răng cửa rất to và dài.
- Mũi của chuột khá đen, nhỏ và luôn trong trạng thái ướt át.
- Đôi tai của chuột cống khá lớn và luôn vểnh lên.
- Cơ thể của chuột khá tròn, thuôn dài, với phần lưng hơi cong
- Chân của chuột cống khá nhỏ, bàn chân có những đệm thịt dày và có móng sắc nhọn.
Bộ lông của chuột thường chia thành 2 lớp: Lớp lông bên trong xù mềm thường có màu trắng, phần lông bên ngoài có màu nâu xám tro cứng và dài.
??? XEM THÊM VỀ: Chuột Hamster
4. Chuột cống thích ăn gì nhất?
Chuột cống là loài gặm nhấm nên chúng có thể ăn mọi thứ, chính vì điều này đã khiến cơ thể chúng mang rất nhiều căn bệnh truyền nhiễm.
Loài chuột này thường đi kiếm ăn vào ban đêm và đi ngủ vào buổi sáng. Thức ăn yêu thích của chuột cống là lúa, gạo, thóc, thức ăn thừa và các loại rau củ quả.
??? XEM TIẾP: Thức ăn yêu thích của chuột thí nghiệm là gì
5. Môi trường sống của chuột cống
Chỉ cần nghe thấy cái tên chuột cống các bạn có thể hình dung ra môi trường sống của chúng. Giống chuột này thường sống trong các cống rãnh hoặc đào hang ở cạnh các trang trại để dễ kiếm ăn.
Ngoài cống rãnh và bãi rác thì có một số dòng chuột còn sinh sống ở các cánh đồng và ruộng lúa. Chuột cống có tập tính bày đàn rất cao nên thường sinh sống tập trung, trung mình 1 đàn chuột có khoảng 10 cá thể.
⚠️⚠️⚠️XEM TIẾP: Đặc điểm ngoại hình của chuột nhắt
6. Chuột cống sinh sản thế nào
Chuột cống là một trong những loài động vật có vú, sinh sản bằng hình thức đẻ con và cho con bú bằng sữa mẹ.
Giống chuột này có khả năng sinh sản rất nhanh nên con người luôn tìm cách tiêu diệt để bảo vệ mùa màng cũng như ngăn chặn dịch bệnh.
Thông thường, sau khoảng 40 ngày chuột mẹ sẽ cho ra đời khoảng 10 chú chuột con.
??? BẠN BIẾT GÌ VỀ: Chuột Lang
7. Cách diệt chuột cống tại nhà hiệu quả nhất
Dưới đây là một số cách xử lý chuột cống đang được các gia đình áp dụng tương đối hiệu quả:
-
Cách đuổi chuột cống nhanh bằng cách nuôi mèo:
Nuôi mèo để bắt chuột có lẽ là hình thức thông dụng, an toàn được nhiều gia chủ lựa chọn để xử lý chuột cống
-
Cách diệt chuột cống an toàn bằng cách đánh bả:
Đánh bả chuột cũng là biện pháp hiện đại được sử dụng khá phổ biến tuy nhiên cách làm này đôi khi phản tác dụng. Bởi nếu để bả chuột không cẩn thận thì các loài thú cưng trong nhà ăn phải sẽ rất nguy hiểm.
-
Cách đặt bẫy chuột cống trong nhà:
Nếu e ngại phương pháp đánh bả thì bạn có thể lựa chọn cách đặt bẫy chuột. Tuy nhiên, phương pháp này thường chỉ bắt được khoảng 2 con/lần và rất khó để đánh bắt với số lượng lớn.
Phương pháp tốt nhất để loại bỏ chuột cống là dọn dẹp nhà cửa và khu vực sống thật sạch. Tiếp đó, hãy nuôi một chú mèo để lũ chuột cống không dám đến nhà bạn nữa.
-
Cách đuổi chuột cống ra khỏi nhà bằng tinh dầu bạc hà
Mùi hương của tinh dầu bạc hà được xem là kẻ thù của những chú chuột cống. Vì vậy, bạn chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà xung quanh chỗ chuột thường xuất hiện sẽ khiến chúng hoảng sợ mà “cao chạy xa bay” đó!
-
Mẹo diệt chuột cống hiệu quả bằng ớt bột
Vị cay nồng của ớt bột có thể khiến khứu giác của những chú chuột cống bị bất ổn tạm thời. Bởi vậy, Nếu xác định thấy hang chuột cống ở gần nơi ở, bạn chỉ cần rắc 1 chút ớt bột lên.
Chỉ sau 1 đến 2 ngày, bạn sẽ hoàn toàn không thấy tung tích của những chú chuột nữa.
-
Kinh nghiệm đuổi chuột cống bằng Hành Tây
Cũng giống với con người, hành tây có thể làm chuột cống bị chảy nước mắt cũng như khiến khứu giác của chúng bị ảnh hưởng.
Bạn chỉ cần để 2 lát hành tây ở khu vực hang chuột, sau khoảng 2 ngày chuột sẽ không chịu được mà bỏ đi nơi khác đó.
??? PHẢI XEM: Cách nuôi chuột Hamster Bear
8. Chuột cống nhum giá bao nhiêu?
Chuột cống thông thường là loài bị con người muốn tiêu diệt nhưng chuột cống nhum lại là dòng chuột được rất nhiều người yêu thích.
Chuột cống nhum từ lâu đã trở thành đặc sản của người dân miền Tây sông nước. Có những thời điểm giá bán chuột cống nhum có thể từ 100K – 200K/con.
Chắc hẳn rằng, sau khi đọc xong bài viết này bạn đã biết thêm rất nhiều điều thú vị đằng sau những chú chuột cống. Để biết thêm nhiều điều thú vị về các loài vật khác các bạn hãy đón đọc các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé.