Chó bị tiêu chảy là một dạng bệnh lý thường xuyên xảy ra trong quá trình chăm sóc, điều này khiến cho người nuôi phải lo lắng. Hôm nay, Vương Quốc Loài Vật sẽ giúp bạn làm rõ băn khoăn trong nội dung dưới đây!
- Bệnh dại ở chó: Nguyên nhân, Dấu hiệu, Cách khắc phục thông minh
- Chó SỐNG được bao lâu? Cách tính tuổi chó như thế nào là CHUẨN?
- Cách dạy CHÓ đi vệ sinh Đúng Nơi, Đúng Chỗ hiệu quả 100%
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân chó bị tiêu chảy
Việc xác định nguyên nhân chính xác sẽ góp phần điều trị bệnh được nhanh chóng và hiệu quả hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh cụ thể:
-
Hệ thống đường ruột gặp vấn đề
Trường hợp dạ dày bị ký sinh trùng xâm nhập gây viêm, lở loét sẽ khiến việc tiêu hóa thức ăn gặp trở ngại, hình thành nên tình trạng phân lỏng kèm máu và dịch nhầy.
-
Chế độ và dinh dưỡng trong từng bữa ăn
Nguồn thức ăn của cho cún không đảm bảo vệ sinh, không bổ sung đúng đủ các dưỡng chất cần thiết đã làm suy giảm sức đề kháng. Đồng thời, gây rối loạn đường ruột, lượng nước dư thừa trong phân tích tụ dẫn đến tiêu chảy.
Đọc thêm: Top 10 loại Thức Ăn cho CHÓ NGON và NHIỀU DINH DƯỠNG NHẤT
-
Nhiễm virus, vi khuẩn
Các loại virus, vi khuẩn tấn công cơ thể chó qua đường hô hấp hoặc đường miệng. Khi tồn tại lâu trong cơ thể chúng sẽ phát tán sâu vào các cơ quan nội tạng trong đó có dạ dày.
Tại đây, chúng phá hủy các lớp niêm mạc, ngăn cản toàn bộ quá trình chuyển hóa năng lượng, chất dinh dưỡng từ thức ăn. Dần dần dẫn đến suy dinh dưỡng, yếu tùy và thúc đẩy phân hóa lỏng.
-
Dị ứng thuốc
Chó rất dễ bị dị ứng với các loại thuốc trừ sâu, thuốc cỏ, thuốc xịt côn trùng, thuốc bẫy chuột,… Bởi vì, các thành phần độc hại có trong những loại thuốc đó gây ngộ độc, ói mửa, hệ tiêu hóa cũng bị nhiễm độc và gây tiêu chảy.
2. Xác định tình trạng bệnh tiêu chảy ở chó qua phân
Biểu hiện tiêu chảy rất rõ ràng, chỉ cần theo dõi quan sát kỹ để xác định mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bạn hãy căn cứ vào những dấu hiệu sau:
Dựa vào tần suất đi ngoài
Tần suất đi ngoài của chó bình thường là 6 lần/ngày, phân ráo, không có máu, không bị chảy dịch, không tanh. Nếu đi ngoài quá 7 lần/ngày kèm các biểu hiện lạ thì chứng tỏ bệnh đang có chuyển biến nặng.
Dựa vào mùi phân
Bạn có thể xác định cún đang bị tiêu chảy ở cấp độ nặng hay nhẹ dựa vào mùi. Bởi vì, thông thường khi mùi phân có sự thay đổi đồng nghĩa tình trạng bệnh đang có chuyển biến nhiễm trọng hơn.
-
? Chó đi ngoài có mùi tanh
Trong phân bốc có mùi tanh khó chịu chứng tỏ cho đang gặp vấn đề về tiêu hóa hoặc bị mắc nhiễm giun sán, virus, viêm đường ruột. Bạn có thể để cún uống men tiêu hóa tạm thời để ngăn chặn bệnh chuyển biến trầm trọng.
-
? Chó tiêu chảy có mùi chua
Mùi phân bị chua chứng tỏ trong thức ăn có quá nhiều vi khuẩn có hại đến dạ dày. Các axit trong dạ dày bị thoái hóa và phát sinh ra mùi khó chịu.
Dựa vào màu sắc phân
-
? Chó bị tiêu chảy màu vàng, nâu
Thường thì nếu màu phân vàng hoặc nâu sẽ là dấu hiệu của bệnh gan. Bạn nên bổ sung ít sữa và các thực phẩm tốt cho gan.
-
? Chó bị đi ngoài màu đen
Trường hợp phân cún chuyển sang màu đen tức là chúng đang bị thừa chất đạm. Bạn hãy lựa chọn các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, vitamin cân bằng dinh dưỡng trong cơ thể Cún yêu.
-
? Chó bị đi ngoài màu xanh
Phân màu xanh đồng nghĩa với việc cơ thể đã bị nhiễm độc tố qua thức ăn hoặc do hít phải ngoài không khí. Chất độc này làm cho các cơ quan thận, tùy bị suy yếu trầm trọng, lúc này cần đưa đến bác sĩ ngay.
Dựa vào thể trạng
Bị tiêu chảy ảnh hưởng tác động rất tới đến hành vi, sức khỏe của cún. Vì vậy, nếu cún có một số những biểu hiện dưới đây thì hãy nhanh chóng đưa ngay đi khám.
-
? Chó bị tiêu chảy và nôn
Nếu bị tiêu chảy sẽ kèm theo nôn mửa kéo dài chính là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ chó bị chứng khó tiêu hoặc ngộ độc.
-
? Chó bị đi ngoài bỏ ăn, mệt mỏi
Đi ngoài quá nhiều lần khiến cho cơ thể cún bị mất nước trầm trọng dẫn đến suy nhược, mệt mỏi, chán ăn, hay nằm. Bạn hãy sơ cứu bằng cách cho chó uống nước sạch thường xuyên.
??? NÊN XEM THÊM VỀ TÌNH TRẠNG: Chó bị bệnh viêm da
3. Cách điều trị chó tiêu chảy hiệu quả tức thì
Khi Tây y chưa du nhập vào Việt Nam, những chú chó mắc chứng tiêu chảy đều được chữa trị theo các phương pháp dưới đây. Trong một vài trường hợp đã đem lại kết quả khả quan, bạn hãy tham khảo nhé
-
Mẹo chữa chó bị tiêu chảy nhẹ bằng cây nhọ nồi
Cây nhọ nồi là phương thuốc dân gian ông bà ta hay sử dụng để chữa các bệnh đường ruột như: viêm, tiêu chảy, táo bón,…
Cách thực hiện:
- Lấy phần lá và thân cây nhọ nồi đem rửa thật sạch rồi để ráo.
- Bỏ vào cối giã cho thật nát hoặc nếu bạn có thể dùng máy xay sinh tố để nghiền nát.
- Hòa với nửa chén nước, khuấy thật đều rồi vắt nước, bỏ cặn.
- Cho thêm chút muối vào phần nước đã lọc và đút cho cún uống từ 3 đến 4 lần /1 ngày.
Cách dùng:
Tùy kích thước cơ thể, độ tuổi của cún mà cho uống thuốc với liều lượng vừa phải để tránh phát sinh tác dụng ngược. Liều lượng: ¼ chén đối với cún con, ½ chén đối với chó trưởng thành, 1 chén đối với chó lớn.
-
Cách trị bệnh chó bị đi ngoài bằng thuốc Oresol
Oresol là loại thuốc kháng sinh vừa có chứng năng cấp nước, muối, chất khoáng thiết yếu cho chó khi bị tiêu chảy ở cấp độ nhẹ.
Liều dùng phù hợp nhất là pha 50ml/ lần. Mỗi ngày cho uống 2 đến 3 lần.
-
Kinh nghiệm xử lý chó bị ỉa chảy bằng cháo gạo rang
Theo kinh nghiệm của những người đi trước, cháo gạo rang có công dụng khắc phục vấn đề chó đi ỉa chảy cực hữu hiệu. Trong gạo rang có chứa thành phần giúp cân bằng hệ tiêu hóa ổn định, tiêu viêm.
- Lấy 1 nắm gạo, rang đều cho vàng
- Sau đó, cho nước sôi vào nồi ninh nhừ trong khoảng 30”
- Lọc lấy phần nước, pha thêm đường, muối
- Mỗi lần cho mèo uống 1 chén, ngày uống 3 lần
Lưu ý: Hãy cho mèo uống ở nhiệt độ ấm 30 – 40 độ C.
⚠️⚠️⚠️ XEM THÊM: Tình trạng chó bị đi kiết
4. Cách phòng ngừa cún bị tiêu chảy hiệu quả
Trong quá trình nuôi cún, để đảm bảo chúng phát triển khỏe mạnh toàn diện bạn cần biết cách để phòng ngừa bệnh tiêu chảy. Dưới đây là một số mẹo nhỏ bạn có thể thực hiện trực tiếp tại nhà:
-
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Hãy lên kế hoạch thực đơn ăn uống hợp lý, đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết có trong nước, trái cây, cơm, rau củ, hoa quả, thực phẩm khô.
Tuyệt đối không được để thức ăn của chó bị nhiễm bẩn, nấm mốc, các chất độc hại, thuốc các loại… tránh ngộ độc và gây viêm dạ dày.
-
Khu vực sống luôn khô thoáng, sạch sẽ
Người nuôi cần chú ý luôn luôn giữ vệ sinh, dọn dẹp, lau chùi lồng, không gian phòng của chó. Sau khi khi dọn rửa, phải xử lý cho thật khô thoáng, đề phòng ẩm mốc, mùi hôi. Điều này giúp ngăn chặn sự hình thành, phát triển của virus và vi khuẩn.
-
Đưa cún đi tập thể dục thường xuyên
Chó cũng cần rèn luyện thể chất để tăng sức đề kháng của cơ thể. Vì vậy, bạn hãy thường xuyên dắt chó đi dạo, chạy bộ ở khu vực xanh, sạch, đẹp, mát mẻ để giải tỏa căng thẳng và nâng cao sức khỏe nhé
-
Tiêm phòng và tẩy giun định kỳ
Trung bình, hãy đưa cún đến gặp bác sĩ thú y để kiểm tra sức khỏe tổng quát và tiến hành tiêm phòng các bệnh về dạ dày 6 tháng/lần. Đồng thời, hãy cho cún sử dụng các loại thuốc tẩy giun để đảm bảo cơ thể phát triển cân đối nhất.
Trên đây là toàn bộ kiến thức bổ ích giúp bạn giải đáp chó bị tiêu chảy. Hy vọng, bạn sẽ nắm được áp dụng hiệu quả cách chữa trị và phòng tránh cho cún yêu.
Xem thêm: Chó bị Đau Mắt không mở được? Dùng Thuốc gì chữa NHANH nhất