Chắc hẳn trong suy nghĩ của nhiều người Chim Họa Mi là một trong những loài có giọng hót hay cùng bộ lông sặc sỡ màu sắc. Tuy nhiên, chỉ khi tận mắt nhìn bạn mới thực sự thất vọng.
Nội dung bài viết
1. Chim Họa Mi là chim gì?
Nguồn gốc
Chim Họa mi (Garrulax canorus) có xuất xứ từ vùng đông nam, miền trung của Trung Quốc. Ngoài ra, chim cũng xuất hiện nhiều ở 1 số khu vực gần Lào, miền bắc Việt Nam. Loài động vật này thường được tìm thấy trong các khu rừng mở, vườn cây trồng, và khu vực công viên đông đúc.
Vào thế kỷ 20, Họa mi đã được giới thiệu và phát triển thành dòng chim cảnh tại Hawaii. Chẳng phải ngẫu nhiên mà từ xưa Họa Mi là luôn xuất hiện trong những chiếc lồng son được đặt ở các lăng tẩm, cung đình vua chúa. Chỉ giới thượng lưu, quý tộc mới đủ khả năng để chơi loài chim này. Hiện nay, Hoạ mi đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, được nuôi như một loài thú cưng.
Đặc điểm hình dáng
- Màu lông: Màu lông có thể thay đổi tùy theo vùng miền, khí hậu nơi chúng sinh sống. Ở những vùng núi cao, lạnh, lông có thể có màu nhạt như ánh bạc. Trong khi ở các vùng nhiệt đới, lông có thể có màu vàng hoặc đỏ.
- Đầu và mỏ: Chim có đầu đẹp và bằng, với mỏ thẳng và sắc.
- Mắt: Mắt khá tròn, nhỏ, sáng, và sâu, quanh mắt có phần viền trắng tương tự như Vành Khuyên.
- Chân: Cặp chân dài và móng khá sắc nhọn, thích hợp cho việc di chuyển,tìm kiếm thức ăn trên cây cối và mặt đất.
Giọng hót
Tại Việt Nam, Họa Mi được các chuyên gia nhận định loài giọng hót hay bậc nhất không ai bì kịp. Cũng không quá khi nói Họa Mi là giống chim dữ, vô cùng dữ. Khi gặp đối thủ xứng tầm chúng sẽ hót cả ngày để đọ giọng với nhau, hót như hét vào mặt đối phương.
Chúng chỉ ngừng hót khi đối phương chịu dừng lại. Nếu chim nào lửa nhỏ ắt sẽ bị đè, từ đó sẽ không dám hé mỏ ra hót thêm lần nào nữa.
Giọng của Họa Mi tương đối thánh thót, có độ trong và vang xa. Thể hiện được sự sang trọng và uy lực khiến cho người nghe cảm thấy thoải mái và vô cùng phấn khích. Dù là người khó tính trong những người khó tính cũng phải công nhận là giọng hót của giống chim này rất hay.
Giọng hót của Họa Mi có 1 số đặc điểm đáng chú ý:
- Rì rào: Giọng hót của Họa mi không đơn giản mà có độ vang, có khả năng tạo ra nhiều loại tiếng khác nhau, từ tiếng rì rào đến tiếng véo von và hấp dẫn.
- Tự tạo giai điệu: Chim có khả năng sáng tạo ra những giai điệu độc đáo trong giọng hót của mình. Chúng có thể thay đổi và điều chỉnh giọng hót để tạo nên những bản hát đầy sáng tạo.
- Cuốn hút và lôi cuốn: Giọng hót thường có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với người nghe. Âm thanh có thể vang xa, thu hút sự chú ý của mọi người.
Sinh sản
- Thời gian giao phối: Tùy thuộc vào từng vùng miền mà Họa Mi sẽ có đặc tính sinh sản khác nhau. Tuy nhiên, mùa sinh sản sẽ kéo dài từ 3 tới 4 tháng. Vậy nên, bạn không nên quá bất ngờ khi Họa Mi Miền Nam sinh sản không cùng thời điểm với chim miền Bắc. Mùa giao phối của chúng thường bắt đầu vào tháng 7 Âm. Thời gian này tương ứng với mùa mưa và tạo cơ hội thuận lợi cho việc nuôi dưỡng con non.
- Xây tổ: Họa mi xây tổ trên các cây bụi hoặc trong các khu rừng. Tổ của chúng thường làm từ các que nhỏ và lớp cỏ khô để tạo điều kiện an toàn cho trứng và con non.
- Trứng: Mỗi lần đẻ, chim mái cho ra từ 3 – 5 quả trứng. Trứng thường có màu nhạt và được bảo vệ bởi lớp vỏ mỏng. Vào mỗi mùa, 1 cặp bố mẹ có thể tạo ra 2-3 thế hệ F1. Lứa này vừa ra thì Chim mẹ lại cho ra đời lứa sau. Thời gian ấp trứng của con Mái khoảng 2 tuần, cần khoảng 1 tháng nữa để nuôi con.
- Nuôi dưỡng con non: Con non được nuôi dưỡng bằng thức ăn mà chim bố mẹ mang về. Khi con con trưởng thành sẽ tách mẹ và tự sinh tồn, kiếm sống ở nơi khác.
Làm tổ
Nếu chích chòe Lửa thích làm tổ ở những nơi cao ráo, trong các khu vực suối, sông hẻo lánh thì Họa Mi lại hoàn toàn khác.
Chúng thích lựa chọn những nơi thấp nhưng kín đáo để làm tổ. Tuy nhiên, chính vì sự bất cẩn này mà tổ chim Họa Mi luôn luôn bị giới săn chim rình mò, đặt bẫy và lấy trứng.
Đặc điểm nhận biết tổ Họa Mi chính là những chặng 3 cây, hoặc những vị trí có nhiều cành cây đan chéo lại với nhau tạo nên điểm tựa vững trãi.
Bên cạnh đó, Họa Mi cũng được đánh giá là một trong những loài chim Uyên ương vô cùng thủy chung, con trống luôn bên cạnh con mái, đầu gối tay ấp.
Con Trống luôn bên cạnh chăm sóc cho con mái trong giai đoạn sinh con, mang bầu. Trong quá trình làm tổ thì cặp chim này thường cùng nhau tha cây, rác về để làm thành tổ. Nếu gặp phải kẻ thù, con trống sẵn sàng liều mình để chiến đấu bảo vệ com mái cùng đàn con.
Thấy con trống chiến đấu với kẻ thù, con mãi cũng tham gia hỗ trợ. Trong trường hợp đối thủ quá mạnh chim mái sẵn sàng bỏ tổ đi theo chim trống.
2. Phân biệt chim họa mi trống – mái
Trên thực tế việc phân biệt Họa Mi trống và mái tương đối đơn giản. Chỉ cần chú ý nhìn 1 chút là có thể nhận ra được ngay.
- # Hình dáng
Con trống thường bộ lông thường sặc sỡ, đuôi dài, phân mỏ lớn, chân to, hàm bạnh đầu có mào, dáng vẻ bệ vệ, hùng dũng. Con Mái hình dáng nhỏ bé, tròn mập, phần đầu tương đối nhỏ, chân mảnh khảnh, lông có phần nhợt nhạt.
- # Giọng hót
Con Trống tiếng kêu tương đối vang và trong trẻo, dễ đi vào lòng người. Con mái tiếng lại pha chút khàn, dân chơi chim lâu năm gọi là tiếng sè sè.
- # Râu
Nếu với 2 đặc điểm về hình dáng và giọng hót chưa giúp quý vị phân biệt được thì vẫn còn 1 đặc điểm nữa. Đó chính là dựa vào phần râu ở mũi chim. Con Trống thì phần râu sẽ mọc dọc theo phần mỏ, còn râu mọc thẳng thì đích thị đó là con Mái.
3. Cách chọn mua Chim Họa Mi
# Về giọng hót
Đồng ý là Họa Mi là 1 trong những giống chim có giọng hót hay, nhưng không phải con nào cũng hót hay cả. Điều này cần phải nói rõ với nhau.
Chim hót hay, giọng hót phải đa dạng, hót được nhiều thể loại cũng như phát ra được nhiều âm thanh khác nhau. Nếu chim giọng khàn , bé thì đem đi thi hót cũng không được đánh giá cao.
# Về hình dáng
Các nghệ nhân chơi chim thường chọn mua Họa Mi dựa vào ngũ trường ( 5 bộ phận trên cơ thể chim): Đầu, thân, chân, đuôi, mỏ
- – Đầu phải dài: Chứng tỏ đây là chim khôn có khả năng bắt chước các loài khác nhanh.
- – Thân mình dài: Tượng tự như hình thoi, dáng vẻ bệ vệ, hùng dũng, hiên ngang.
- – Chân dài: Toát lên thần thái khi hót.
- – Đuôi dài: Đuôi dài vừa phải sẽ rất đẹp khi bay nhảy trong lồng.
4. Cách chăm sóc chim Họa Mi khỏe mạnh, sống lâu
Thức ăn
Trên thực tế Họa Mi là loài chi, rất dễ ăn dễ nuôi. Thức ăn yêu thích của chúng là gạo rang trộn chứng. Tuy nhiên, nếu cho chim ăn lung tung sẽ khiến giọng hót bị khàn, không còn sáng nữa. Bộ lông từ đó cũng bị bạc, màu không còn sặc sỡ.
Hiểu 1 cách đơn giản là nên cho chim ăn các thức ăn có tính hàn sẽ tốt hơn. Ngoài ra, để thay đổi khẩu phần ăn cũng nên để chúng ăn thêm cào cào và sâu tươi 1 tuần/ lần. Hạn chế dùng sâu khô bởi sẽ làm chim khàn tiếng, giọng không còn được vang nữa.
Đặc biệt, nên chuẩn bị nước sạch đun sôi, để nguội. Mỗi ngày nên rửa sạch ca đựng nước và thay nước 1 lần để đảm bảo vệ sinh.
Mật ong sẽ giúp cho âm vực của chim tăng đáng kể nhưng cần lưu ý liều lượng sử dụng. Chỉ nên sử dụng liều lượng vừa đủ, khoảng 2 tuần/ lần. Mỗi lần 2-3 giọt hòa vào với nước để chim uống.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trộn mật ong vào với cám và rang lên để chúng ăn cho thay đổi khẩu vị
Lồng nuôi
- Kích thước:
- Lồng cần đủ lớn để chim có không gian để bay và vận động. Kích thước lý tưởng là 40x40x40 cm cho mỗi con.
- Đảm bảo rằng lồng đủ rộng để chứa các phụ kiện như: que đậu, cành giả, nước…
- Vị trí và ánh sáng:
- Đặt lồng ở nơi có đủ ánh sáng tự nhiên để duy trì trạng thái sức khỏe tốt nhất. Do có xuất xứ từ rừng núi, lồng nên đặt ở hướng Đông hoặc Đông Nam. Bởi ở hướng này thời tiết tương đối mát mẻ.
- Trang trí lồng:
- Bổ sung que đậu và cành giả để chim có thể ngồi và đậu. Đây cũng có thể là nơi chúng tạo tổ và sinh sản.
- Để tạo môi trường thoải mái cho vật nuôi, bạn có thể thêm các vật liệu tự nhiên như: lá và cỏ khô vào lồng.
Cho chim ngủ sớm
Trong tự nhiên, Chim cũng giống như gà, gần chiều tối đã lo tìm chỗ ngủ. Có rất nhiều bác có thói quen thức khuya, cho lồng chim vào nhà dưới ánh đèn để ngắm. Việc làm này vô tình khiến Họa Mi bị ngủ muộn, khiến chúng cũng dạy muộn vào sáng hôm sau.
Lâu dần khiến múi giờ sinh học hằng ngày bị thay đổi, việc hót cũng từ đó mà thưa thớt dần.
Vậy nên, để đảm bảo sức khỏe, tập cho chim có thói quen tốt bạn nên phủ một lớp vải ngoài lồng và đặt trong khu vực yên tĩnh để chúng có thể chìm vào giấc ngủ.
11. Chim Họa Mi Giá rẻ nhất bao nhiêu tiền 1 con?
Hiện nay, Chim Mái bổi có mức giá tương đối cao. Tuy nhiên, chỉ rẻ bằng ¼ so với Chim Trống. Đặc biệt những giống chim to khỏe, lanh lợi, đẹp mã, hót hay thì mức giá sẽ vô cùng cao.
- Chim non: 170K– 280K/con.
- Chim mái: 1tr2 – 1tr6 /con.
- Chim trống mộc dáng cao: 420K– 450K/con.
Giá rẻ có thể đi kèm với những rủi ro. Nếu bạn quyết định nuôi hãy mua từ nguồn đáng tin cậy, đảm bảo sức khỏe của chim là tốt nhất. Đồng thời, cũng cần có kiến thức về cách chăm sóc để chúng có 1tmôi trường sống hạnh phúc.
12. Mua, Bán Chim Họa Mi ở đâu tại Hà Nội, Tp Hcm?
Những chú chim Họa Mi trên bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các chợ chim, diễn đàn chim cảnh trên toàn quốc. Nổi tiếng nhất ở Hà Nội có lẽ phải kể đến shop Vương Quốc Loài Vật
- Chợ chim: Chợ chim tọa lạc tại phố Hồ Tùng Mậu, Hà Nội. Đây là 1 trong những điểm mua bán Hoạ mi nổi tiếng và lâu đời.
- Cửa hàng thú cưng: Nhiều shop thú cưng ở Hà Nội cung cấp Hoạ mi và các loài chim kiểng khác. Hãy ghé qua các shop uy tín như: Pet Mart, Pet’s World, hoặc các tiệm thú cưng khác gần nơi bạn sống.
- Trang web mua bán trực tuyến: Nhiều trang web và diễn đàn trực tuyến cho phép người dùng đăng tin mua bán chim cảnh như: Chợ Tốt, hoặc Facebook Marketplace.
Chốt lại, việc chăm sóc và nuôi dưỡng Chim Họa Mi không hề khó. Cái khó là bạn sẽ giành bao nhiêu thời gian để để tâm và chăm sóc chúng mà thôi