Nhắc tới những món hải sản dễ ăn lại bổ dưỡng, người ta sẽ nhớ ngay đến cá nục gai. Những món ăn từ loại cá này phù hợp với cả người già và trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, thịt nục gai hợp để nấu nhiều món khác nhau, giúp mẹ đa dạng mâm cơm nhà.
Không những vậy, loài cá này còn có giá trị kinh tế cao, góp phần ổn định cuộc sống của ngư dân đánh bắt và nuôi trồng cá biển.
Nội dung bài viết
1/ Nguồn gốc cá nục gai
Cá nục gai là giống cá nổi tiếng trên thế giới, chúng được phát hiện và phân loại từ những năm đầu của thế kỷ XVIII. Trong gia phả sinh học, chúng nằm trong chi Decapterus Bleeker, thuộc họ Carangidae.
Loài cá này sống thành đàn lớn, sinh sống ở khắp các vùng biển trên thế giới. Trong đó, cá nục gai phân bố nhiều ở Thái Bình Dương, cụ thể là ở khu vực biển Nhật Bản, Philippines, Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan.
Tại Việt Nam, ngư dân đánh bắt được nhiều loài cá này ở Vịnh Bắc Bộ, vùng biển Trung Bộ và Đông Nam Bộ.
2/ Đặc điểm ngoại hình cá nục gai
Cá có kích thước nhỏ bé thường bơi theo từng đàn lớn. Phần thân thon và dài, khi trưởng thành có thể đạt kích thước từ 15cm – 20cm.
Phần nửa thân trên của chúng hơi tròn, dẹt dần về cuối và vót nhọn ở đuôi. Đầu cá nhỏ, có hình tam giác nhọn, miệng rộng và hơi trễ. Đôi mắt màu nâu to và lồi ra giống với loài tép.
Thân cá được khoác lên màu xám bạc, xen lẫn các mảng màu xanh và đen, phần bụng cá có màu trắng khá rõ. Phía trên lưng và dưới bụng có rải rác các vây cứng và nhọn.
Nhìn chung, ngoại hình của cá không quá nổi bật nhưng phần thịt lại trắng và cực kỳ đậm vị. Khi chín không hề tanh mà rất thơm ngon, ngọt vị.
3/ Cá nục gai sống ở đâu?
Môi trường yêu thích của chúng là những vùng nước mặn cạn. Vùng biển Đông của nước ta cũng có lượng lớn loài cá này sinh sống. Chúng được đánh bắt nhiều ở vùng ven biển miền trung, vùng vịnh Bắc Bộ và cả biển miền tây nam bộ.
Cá sinh sản trong khoảng từ tháng 2 – tháng 5 hàng năm. Trung bình, cá mẹ có thể đẻ tới 20,000 – 25,000 trứng/lần. Dưới điều kiện phù hợp, trứng sẽ nở ra hàng chục nghìn cá con.
Vào mùa sinh sản, đàn cá sẽ dẫn nhau vào vùng nước nông để đẻ và bảo vệ trứng. Khi cá con đã nở ra, cá bố mẹ sẽ đưa chúng về vùng nước sâu để sinh sống và tìm thức ăn.
4/ Cá nục gai ăn gì?
Thức ăn của nục gai khá đa dạng, chúng kiếm ăn theo đàn và thường săn tôm hoặc các loài động vật phù du không xương khác.
Môi trường biển đa dạng các loài sinh vật, phù du là nguồn thức ăn dồi dào cho cá. Vào những ngày biển động chúng sẽ lặn sâu xuống tầng nước bên dưới để kiếm thức ăn.
5/ Ăn cá nục gai có tốt không?
Thịt cá nổi tiếng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt chứa tới hơn 20 loại dưỡng chất thiết yếu, trong đó phải kể tới canxi, sắt, Omega 3…
Axit béo trong thịt cá là dạng không bão hòa, do đó không gây áp lực lên lượng đường trong cơ thể. Người có bệnh liên quan đến đường huyết, huyết áp cũng có thể ăn cá bình thường. Thịt cá còn được cho là có tác dụng cải thiện hệ tim mạch và tốt cho bà bầu.
✔✔✔ ĐỌC THÊM VỀ: Cá Ngừ Bông
6/ Cá nục gai làm món gì ngon nhất?
Thịt cá được chế biến thành nhiều món ăn từ đơn giản đến cầu kỳ. Mỗi kiểu nấu lại cho ra một hương vị vô cùng độc đáo. Hầu hết những món này đều khá dân giã và thích hợp để ăn cùng với cơm trắng. Vì vậy, chị em có thể nấu ngay trong những bữa ăn hàng ngày.
Cá nục nấu canh chua
Bữa cơm gia đình Việt không thể thiếu bát canh, đặc biệt là những ngày Hè nắng nóng. Một bát canh chua sẽ giúp mâm cơm của mẹ hấp dẫn hơn bao giờ hết. Vị nước canh chua chua thấm vào từng thớ thịt cá đậm đà. Mới nghe thôi đã thấy ứa nước miếng.
Nguyên liệu:
- Cá nục tươi
- Lá me non
- Hành lá
- Cà chua
- Giá đỗ, dứa
- Ớt cay
- Lá rau thơm, bạc hà
Cách làm:
- Bước 1: Cá tươi mua về làm sạch, cắt đầu, cắt khúc vừa ăn. Bạc hà cắt nhỏ ngâm muối. Cà chua rửa sạch, bỏ vỏ, cắt miếng vừa ăn. Hành lá, rau thơm cắt khúc khoảng 2cm. Dứa gọt vỏ, rửa sạch, cắt miếng vừa ăn.
- Bước 2: Phi hành tỏi thơm, thêm lá me vào đảo đều và cho nước vào đun sôi
- Bước 3: Cho lần lượt dứa, cà chua và lá bạc hà
- Bước 4: Khi nước sôi, cho cá vào nấu chín, ,úc canh ra bát lớn, cho thêm hành và rau thơm lên trên
Cá nục sốt cà chua
Thịt cá trắng mềm cũng rất thích hợp với món sốt cà chua. Vị cà chua át hoàn toàn vị tanh của cá. Nước sốt chua chua mặn mặn đậm đà kết hợp với thịt cá ngọt mềm tạo thành món ngon tròn vị.
Sự kết hợp đơn giản nhưng vô cùng ngon miệng này cực kỳ đưa cơm trong những ngày trời mát mẻ. Cho dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì đều sẽ mê món này cho mà xem.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Cá tươi
- Cà chua
- Ớt cay
- Dầu ăn
- Hành, rau thơm
- Gia vị đơn giản
Cách làm:
- Bước 1: Cá mua về rửa sạch, có thể ngâm nước chanh cho bớt nhớt. Cà chua bỏ vỏ, cắt hạt lựu, các nguyên liệu khác rửa sạch, cắt nhỏ
- Bước 2: Rửa sạch cá và để ráo nước, ướp thêm với một chút hạt nêm và cho lên chảo chiên đều 2 mặt
- Bước 3: Lấy một chảo khác đun sôi dầu nóng rồi cho cà chua vào xào chín. Nêm gia vị vừa ăn, thêm ít tiêu và ớt cắt nhỏ. Cho thêm một chút nước rồi đun sôi
- Bước 4: Đợi nước trong chảo sánh lại thì cho cá vào sốt khoảng 5”. Sau đó, cẩn thận trở cá và đun thêm khoảng 3”
- Bước 5: Bày cá ra đĩa, thêm hành và rau thơm lên trên và thưởng thức
Cá nục cuốn bánh tráng
Người dân miền Trung gắn bó với nghề đi biển lâu năm, do đó họ cũng rất am hiểu cách thưởng thức các món hải sản. Riêng với cá nục, có một kiểu chế biến cực kỳ độc đáo là hấp lên rồi cuốn ăn kèm với bánh tráng. Cách làm thì rất đơn giản, ai cũng có thể học được. Cá hấp mềm kết hợp với hương vị cay nồng của miền Trung, cuốn với các loại rau chát mang tới trải nghiệm vô cùng mới lạ cho thực khách.
Nguyên liệu:
- Cá tươi
- Ớt sừng tươi
- Chuối xanh
- Dưa chuột
- Hành củ, hành lá
- Dầu ăn
- Mắm
- Bánh tráng
- Rau sống
- Gia vị
Cách làm:
- Bước 1: Cá mua về mổ và rửa sạch với nước muối. Rửa sạch rau thơm và các gia vị khác. Hành củ bỏ vỏ, hành lá cắt lấy phần củ trắng. Cắt nhỏ ớt và phần hành lá còn lại
- Bước 2: Giã 2 quả ớt, 3 củ hành khô, 3 củ hành lá và nêm gia vị vừa ăn (tiêu, đường, mắm, hạt nêm). Lấy hỗn hợp đó ướp cá
- Bước 3: Xếp cá vào nồi, rưới 1 muỗng dầu ăn lên trên và hấp chín
- Bước 4: Bày cá hấp, bánh tráng, dưa chuột, chuối chát, rau sống và mắm chấm ra mâm. Cuộn từng chiếc bánh trắng với đầy đủ nguyên liệu và thưởng thức.
Cá nục kho riềng
Cuối cùng là món cá kho riềng cay cay đậm đà được các gia đình vùng biển rất yêu thích. Riềng sả cũng có tác dụng tốt trong việc chống cảm lạnh. Kho cá với riềng không chỉ ngon mà còn dậy mùi thơm nồng khó cưỡng.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Cá nục
- Riềng, sả tươi
- Tỏi, ớt
- Tiêu
- Chanh
- Dầu ăn
- Gia vị
- …
Cách làm:
- Bước 1: Cá mua về làm sạch, sát riềng để tẩy mùi tanh và khúc cá thấm vị riềng hơn. Riềng cắt lát, sả ớt cắt khúc nhỏ, đập dập tỏi
- Bước 2: Cho một lớp xả riềng xuống đáy nồi kho, đặt cá vào và phủ một lớp riềng sả lên phía trên. Rưới dầu ăn, nêm thêm nước cốt dừa, mắm đường vừa ăn
- Bước 3: Cho nước xâm xấp mặt cá, bắc nồi lên bếp kho chín.
- Bước 4: Khi chín, thịt cá săn lại và thấm vị riềng – sả – mắm. Những khúc cá tươi ngon được rưới nước kho đậm vị rất thích hợp để ăn với cơm trắng. Bạn có thể kho nhiều một chút rồi bỏ vào tủ lạnh ăn dần.
5/ Cá nục gai giá bao nhiêu tiền 1kg?
Ở Việt Nam, sản lượng đánh bắt và nuôi trồng cá nục gai luôn ở mức cáo để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Do đó loài cá này được bán với mức giá không quá cao. Tùy vào kích thước và quy cách đóng gói mà cá được bán với giá khác nhau. Cụ thể:
- Cá tươi có giá khoảng 70K – 80K/kg
- Cá phi-le có giá cáo nhất là 200K/kg
- Cá 1 nắng có giá 150K/kg
Trên đây là mức giá để bạn tham khảo, giá bán thực tế sẽ dao động do ảnh hưởng của sản lượng đánh bắt, biển động… Ngoài ra, nếu có cơ hội mua tại các chợ cá ven biển thì giá sẽ thấp hơn một chút.
6/ Mua, bán cá nục gai ở đâu tại Hà Nội, Tphcm
Tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh bạn có thể tìm thấy thịt cá tại các siêu thị và cửa hàng hải sản lớn nhỏ.
Ngoài ra một số thương hiệu chuyên cung cấp hải sản đã mở bán cá online. Nếu bạn không có thời gian đi chợ nhưng lại muốn thưởng thức món cá thơm ngon này, chỉ cần lên website hoặc fanpage để đặt giao hàng tận nhà.
Thịt cá nục gai có thể làm nhiều món ngon. Bạn hãy thử nhiều cách chế biến khác nhau để bữa cơm gia đình luôn tươi mới và bổ dưỡng nhé!