Cá bống mắt tre là loài cá nhỏ dễ nuôi nên được giới chơi cá cảnh rất yêu thích. Màu sắc rực rỡ, bắt mắt của loài sinh vật này giúp tạo sự phong phú cho bể thuỷ sinh. Cùng tìm hiểu chi tiết về đặc điểm, tập tính và kỹ thuật nuôi loài cá kiểng này trong bài viết sau nhé!
Nội dung bài viết
1/ Cá bống mắt tre là cá gì?
Cá bống mắt tre (Bống ông Điếu) sinh sống ở nhiều khu vực tại Châu Á, trong đó có cả Việt Nam. Cá có tên tiếng anh là Bumblebee goby, sống ở môi trường nước ngọt và nước lợ, được tìm thấy nhiều ở các vùng sông, ngòi, ao hồ nước ngọt.
Vì kích thước nhỏ bé nên cá chủ yếu sống ở những hang hốc, tiện cho việc sinh sản và ẩn nấp. Cá mẹ sẽ chủ động đẻ trứng luôn trong các hang này.
Mỗi khi sinh sản cá sẽ đẻ từ 100 đến 200 trứng lên một bề mặt phẳng. Sau khi đẻ trứng, con đực sẽ thụ tinh và chăm sóc trứng cho tới khi nở thành cá con.
Loài cá bống này sinh sản dễ và có tỷ lệ trứng nở khá cao nên việc nhân giống không có gì khó khăn.
Tuy nhiên, cần đảm bảo môi trường sống phù hợp cho cá bố mẹ và cá con để đảm bảo chúng luôn được khỏe mạnh.
2/ Đặc điểm ngoại hình cá bống tre
Cá có ngoại hình thon nhỏ, kích thước chỉ từ 2cm – 5cm. Màu sắc chủ yếu là màu đen và màu vàng neon nổi bật nên thường được ví như những chú ong bơi trong bể. Màu đen vàng xen kẽ cũng khiến người ta liên tưởng tới những đốt tre.
Dưới đây là một số điểm đặc biệt của loài cá này:
- Phần đầu hơi tù màu xám được tô điểm bằng vô số chấm đen, miệng khá rộng.
- Đôi mắt hơi lồi, trong và có lòng màu vàng sáng.
- Sát mang là hai chiếc vây trong suốt có tác dụng như hai mái chèo quạt nước.
- Dọc sống lưng cá là hai chiếc vây nhỏ khá mỏng.
- Phần thân có các lớp vảy xếp từng hàng ngay ngắn.
- Vảy ở phần đốt vàng gần như trong suốt, có thể thấy được cả cấu tạo bên trong.
3/ Cách nuôi cá bống mắt trẻ khỏe mạnh, sống dai
Loài này vốn đã quen sống trong môi trường và khí hậu của nước ta. Vì vậy, khi nuôi trong bể thuỷ sinh, chỉ cần chú ý một số vấn đề như thức ăn, môi trường nước và phòng bệnh.
Cá bống mắt tre ăn gì?
Đây là loài cá ăn tạp, thiên về các loại trùng nhỏ, côn trùng, trùng chỉ, giáp xác…Chúng cũng có thể ăn các loài sinh vật nhỏ như: tôm, cua nhỏ, ấu trùng hay trứng của loài cá khác, … Trong tự nhiên, cá dễ dàng tìm được thức ăn trong môi trường sống.
Khi nuôi trong bể thuỷ sinh có thể chọn thức ăn viên phù hợp. Nếu có thời gian người nuôi sẽ chuẩn bị khẩu phần thịt xay nhỏ để vừa miệng cá.
Bể nuôi
Loài cá này rất cần không gian để bơi lội và nơi trú ẩn nên hãy sử dụng bể nuôi có thể tích từ 70L trở lên và dài ít nhất 50cm.
Nước trong bể nuôi là nước ngọt hoặc nước lợ. Môi trường nước lợ thích hợp sẽ có độ lợ nhẹ 5% – 7%. Nên trang trí bể cá với nhiều cây cối thuỷ sinh, hốc đá…Có thể thêm một ít gỗ mục, lá cây phân huỷ với ánh sáng dịu nhẹ để mô phỏng môi trường sống tự nhiên.
Cá bống mắt tre khá hiền lành, có thể chung sống hòa thuận với các loài khác như: cá neon, cá Hà Lan… Chúng thường sinh hoạt theo đàn nên bể nuôi cần có từ 2 con cá trở lên. Nếu chỉ nuôi 1 con, cá dễ bị stress vì quá cô đơn.
Phòng bệnh
Loài cá cảnh này có sức sống mạnh mẽ và dễ thích nghi với môi trường trong các bể thuỷ sinh. Một khi có môi trường phù hợp chúng sẽ sống rất dai và có tuổi thọ tương đối cao.
Tuy bống mắt tre khá khỏe mạnh nhưng cũng cần chú ý vệ sinh môi trường sống sạch sẽ để tránh bể bị ô nhiễm, khiến cá mắc các bệnh như:
-
Nấm cá
Nguyên nhân: Do chất lượng nước bể kém, có sinh vật chết trong bể chứa vi khuẩn hoặc không để ý thay nước thường xuyên
Cách xử lý: Dùng methylen nhỏ vào nước (liều lượng 2-3 giọt/ khoảng 20l nước) và thay nước ít nhất một lần một ngày. Cách thứ hai là dùng muối ăn hoà tan hoàn toàn vào bể.
Phòng bệnh: Từ nguyên nhân ở trên, cách phòng bệnh nấm cá tốt nhất là vệ sinh môi trường nước bể luôn sạch sẽ. Kiểm tra chất lượng nước và tiến hành vệ sinh, thay nước thường xuyên. Khi thả cá mới cần khử bệnh sạch sẽ trước khi thả vào bể để tránh lây cho cả đàn.
-
Rận cá
Nguyên nhân: Những con ký sinh trùng bám vào thân cá để hút máu và chất dinh dưỡng. Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, những con rận này còn truyền nhiễm bệnh và thu hút các con ký sinh khác bám vào cá bị bệnh.
Cách xử lý: Cần dùng nhíp để gắp bỏ hết rận, xử lý vết cắn để tránh nhiễm trùng. Cách ly riêng cá bệnh để theo dõi vết thương
Phòng bệnh: Cần vệ sinh bể và nước định kỳ, theo dõi tình trạng của đàn cá thường xuyên để phát hiện sớm bệnh.
-
Cá bị đường ruột
Nguyên nhân: Do cá ăn phải thức ăn bị hỏng, thức ăn chưa được xử lý đúng cách hoặc cá bị sốc do thay đổi môi trường
Cách xử lý: Dấu hiệu là cá bị sình bụng trong vài tiếng, bỏ ăn và có những sợi trắng kéo dài từ lỗ hậu môn. Khi cá đã mắc bệnh này cần điều trị từ từ. Đầu tiên, phải loại bỏ hết thức ăn vì dạ dày cá đã bị suy yếu. Cung cấp thêm oxy vào bể giúp cá dễ hô hấp. Sau đó dùng Metronidazol theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y
Phòng bệnh: Đảm bảo thức ăn luôn được xử lý cẩn thận, an toàn. Phần thức ăn thừa được dọn vệ sinh tránh cá ăn lại đồ đã hỏng.
5/ Cá bống tre giá bao nhiêu tiền?
Là loài cá dễ nuôi và dễ nhân giống nên bống mắt tre có giá khá rẻ, khoảng 5000đ/con. Tuỳ vào ngoại hình và tháng tuổi mà giá bán có thể dao động cao hoặc thấp hơn. Bạn nên mua theo đàn để nuôi trong bể cho đẹp.
6/ Mua, Bán cá bống mắt tre ở đâu uy tín tại Hà Nội, Hcm?
Bạn có thể dễ dàng mua được một đàn bống mắt tre đẹp ở các đại lý, cửa hàng cá cảnh tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh…hoặc các thành phố lớn khác.
Nếu có điều kiện, nên liên hệ trực tiếp với các trại cá giống để chọn được những chú cá phù hợp nhất với nhu cầu. Hiện nay, cũng có một số website uy tín bán cá kiểng đẹp và rẻ. Bạn có thể chọn mua online để tiết kiệm thời gian đi lại.