Việt Nam có khí hậu nóng ẩm phù hợp cho sự phát triển và sinh sống của nhiều loài động vật trong đó có rùa sa nhân. Một trong những loài rùa đang trên bờ vực tuyệt chủng do bị săn bắt trái phép. Một trong những giải pháp giúp giải cứu loài rùa này đó chính là nhân giống và nuôi rùa trong môi trường nuôi nhốt.
Dưới đây là một số kinh nghiệm nuôi rùa sa nhân mà bạn không thể bỏ qua
Nội dung bài viết
1. Nguồn gốc của rùa sa nhân
Rùa sa nhân là một trong những loại rùa cạn quý hiếm nhất hiện nay.
Rùa sa nhân là loài rùa cạn có kích thước trung bình
Rùa sa nhân là loại rùa cạn và rùa nước ngọt có kích thước trung bình sống nhiều ở Trung Quốc, Lào, Đông Ấn Độ.
Ở Việt Nam loại rùa này tập trung chủ yếu ở khu vực Bảo Hà (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Nội), Hòa Bình, Ninh Bình, Quan Hóa (Thanh Hóa), Tân Kỳ (Nghệ An). Tuy nhiên hiện nay loại rùa này bị tuyệt chủng gần hết chỉ còn được bảo tồn tại vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình)
??? ĐỌC THÊM: Rùa Răng
2. Đặc điểm của rùa sa nhân
Để phân biệt rùa sa nhân với những loại rùa khác bạn cần chú ý đến những đặc điểm khác về hình dạng như mai rùa, mắt, đầu, đuôi, chân của con rùa để có thể phân biệt rùa sa nhân với những loại rùa khác.
Rùa sa nhân có mai chuyển đổi từ nâu sáng sang nâu đen trong suốt thời kỳ sinh trưởng và phát triển của chúng.
Vì là loài rùa có kích thước trung bình nên phần mai của rùa sa nhân chỉ dài khoảng 18cm, trọng lượng của rùa sa nhân trưởng thành chỉ khoảng 1,2 kg.
Rùa sa nhân có đầu to hơn những loài rùa khác
Rùa sa nhân có gờ chạy dọc sống lưng chia mai rùa thành 2 bên đối xứng, phần mai ở gần đuôi có hình răng cưa.
Để phân biệt rùa sa nhân đực hoặc cái chúng ta có thể phân biệt dựa vào yếu của chúng.
Yếm của rùa sa nhân có màu vàng hoặc nâu có viền đen xung quanh yếm. Thông thường con đực có phần yếm lõm còn con cái lại có phần yếm khá phẳng.
Đây là loài có đầu to hơn so với các loài rùa khác và có mắt đỏ.
Vì là loài rùa cạn nên phần chân của chúng phát triển khá tốt. Với phần chân dài giúp nâng cơ thể rùa lên cao hơn, chân có vảy và phần móng khá chắc khỏe giúp chúng dễ dàng hơn trong việc di chuyển của mình.
??? THAM KHẢO: Cách làm chuồng nuôi rùa núi vàng
3. Rùa sa nhân sống ở đâu?
Rùa sa nhân sống nhiều trong các khu rừng và ẩn dưới các bụi lá cây khô. Vì mai của chúng với bụi lá cây khô khá giống nhau nên rất khó có thể nhận ra loài này nếu không quan sát kỹ.
Rùa sa nhân sống dưới các lá cây khô
Hiện nay, rùa sa nhân bị đưa vào sách Đỏ vì chúng đang dần tuyệt chủng. Nếu như trước kia chúng ta có thể dễ dàng thấy được rùa sa nhân ở nhiều vùng của Việt Nam như Lào Cai, Ninh Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc… thì hiện nay loài rùa này chỉ còn được bảo tồn ở khu vực rừng Cúc Phương (Ninh Bình)
??? XEM NGAY: Tập tính của rùa núi viền
4. Kỹ thuật nuôi rùa sa nhân giống?
Không chỉ là loài động vật góp phần vào sự đa dạng sinh học của thiên nhiên mà rùa sa nhân còn là loài có giá trị về thẩm mỹ, kinh tế và khoa học.
Chính vì vậy mà không ít người hiện nay đã săn bắt loài rùa này trái phép nhằm mục đích kinh doanh.
Một trong những giải pháp để bảo tồn loài rùa này hiện nay đó chính là nhân giống và nuôi chúng trong điều kiện nuôi nhốt.
-
Rùa sa nhân ăn gì?
Món ăn khoái khẩu của Rùa sa nhân là lá cây khô và động vật nhỏ như: giun, ốc..
Chúng thường kiếm ăn vào mùa xuân và mùa hạ khi thời tiết ấm lên.
Khi nuôi rùa sa nhân theo mô hình nuôi nhốt thì bạn cũng có thể thay lá cây khô thành các loại hoa quả như chuối, xoài…
Mặc dù, là loài ăn cỏ nhưng rùa sa nhân lại không biết ăn rau.
Rùa sa nhân ăn các loại cỏ và lá cây khô
-
Mô hình chuồng nuôi rùa sa nhân
Là một trong những loài rùa cạn khỏe mạnh dễ nuôi không như vậy rùa sa nhân còn được nuôi nhiều để làm cảnh bởi vẻ bề ngoài bắt mắt của chúng. Để làm chuồng cho rùa sa nhân bạn cần lưu ý những điều sau:
Dựa vào thói quen tập tính của loài rùa sa nhân để làm chuồng cho chúng. Nên sử dụng lá cây khô hoặc xơ dừa để làm chuồng cho chúng.
Rùa sa nhân là loài rùa rất thích ẩn náu bạn nên thêm những chiếc hang nhỏ cho chúng tạo cho chúng một môi trường giống với tự nhiên.
Điều này sẽ giúp chúng dễ thích nghi và phát triển tốt.
5. Rùa sa nhân giá bao nhiêu? Mua, Bán ở đâu tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh?
Rùa sa nhân có giá giao động từ 300.000 đồng đến 650.000 đồng đối với những con rùa có kích thước từ 12cm đến 17cm.
Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh bạn có thể tìm mua rùa sa nhân tại nhiều cửa hàng bán rùa trong khu vực.
Tuy nhiên, khi mua rùa sa nhân bạn cần phải đặc biệt chú ý đến màu sắc, hình dáng của chúng tránh mua nhầm phải những loại rùa khác.
Bên cạnh đó sức khỏe của chúng cũng cần phải được bạn đặc biệt quan tâm.
Trên đây là những kinh nghiệm nuôi rùa sa nhân mà chúng tôi cung cấp. Mong rằng bạn có thêm những kinh nghiệm nuôi rùa sa nhân cũng như chọn mua rùa sa nhân tốt nhất.