Trùn quế (Giun quế) có lẽ là loài vật không còn xa lạ với những ai đã và đang sinh sống tại các khu vực nông thôn. Chúng xuất hiện khắp nơi trên trái đất từ dưới đáy biển sâu vạn dặm cho tới trên đỉnh núi vạn trượng.
Nội dung bài viết
- 1. Đặc điểm của Trùn Quế
- 2. Giun quế sinh sản thế nào
- 3. Giun quế ăn gì? Cách ủ thức ăn cho Trùn Quế
- 4. Lưu ý khi nuôi trùn Quế đơn giản tại nhà để năng suất cao
- 5. Nuôi trùn quế kết hợp với nuôi gà Nên hay không?
- 6. Một số mô hình nuôi trùn Quế đơn giản tại nhà năng suất cao
- 7. Thu hoạch Trùn Quế
- 8. Mua trùn quế ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?
1. Đặc điểm của Trùn Quế
Nếu như trước đây việc nuôi Trùn đất là để giúp đất tơi xốp cũng như làm mồi câu cá tại các khu du lịch sinh thái thì hiện nay chúng còn đem lại rất nhiều lợi ích khác như:
+ Nhật bản là quốc gia tiêu thụ trùn quế lớn nhất hiện nay. Trùn được sử dụng để làm thức ăn cho các loại thủy hải sản và gia súc chăn nuôi. Thậm chí, các nhà khoa học Nhật Bản còn sử dụng giun để làm bánh
+ Ở Ý: Các đầu bếp cũng dùng trùn quế để làm pate
+ Tại Hàn Quốc: Họ sử dụng Trùn quế để nấu cháo bồi bổ cho bệnh nhân mới ốm dậy, có cơ thể suy yếu
Ở Việt Nam mô hình nuôi giun quế khép kín đang ngày càng phát triển và là nghề làm giàu chính của rất nhiều hộ gia đình tại nông thôn.
Trên thực tế có rất nhiều loại giun đất, từ lớn đến bé, dài ngắn khác nhau. Trùn Hổ là loài trùn có dài nhất có độ dài lên tới 30cm.
Chúng sống chủ yếu trong môi trường đất, hữu cơ. Loài côn trùng này cũng rất dễ nuôi, hiếm khi mắc bệnh và thuận tiện cũng tương đối dễ dàng
2. Giun quế sinh sản thế nào
Trùn quế là loài động vật lưỡng tính, có khả năng sinh sản tốt trong điều kiện thích hợp.
Chỉ với một đôi giun giống ban đầu nếu được quan tâm chăm sóc đúng cách có thể nhân bản lên thành 2000 cá thể/năm
Khi sinh sản mỗi con trùn quế có thể cho ra khoảng 20 trứng, sau 21 ngày sẽ nở thành giun con.
Nếu trong môi trường tự nhiên, vì một lý do nào đó mà cơ thể chúng bị cắt làm đôi thì phần dài hơn sẽ có thể phục hồi thành một còn trùn quế khác.
♻️♻️♻️ CHIA SẺ: Cách làm chuồng nuôi thỏ đơn giản tại nhà
3. Giun quế ăn gì? Cách ủ thức ăn cho Trùn Quế
Điều kiện sống lý tưởng của Trùn cần có: đồ ăn, nước, chất nền, độ ẩm, phân trùn, gió,…Mỗi ngày chỉ nên cho giun ăn 2 ngày/ lần. Nên cho ăn vừa đủ không quá nhiều không quá ít.
+ Nếu đổ lượng phân quá ít thì khả năng sinh sản sẽ bị giảm. Từ khó khiến năng suất tiêu thụ trùn cũng vì thế mà giảm sút
+ Nếu thức ăn quá dư thừa, giun sẽ ăn không hết thức ăn cũ đã ăn thêm thức ăn mới. Điều này sẽ khiến nhiệt lượng cơ thể trùn tăng cao khiến giun con bị chết
Thức ăn của Trùn Quế
Đồ ăn của Trùn Quế vô cùng đa dạng,, bạn có thể lấy các loại rau, củ , quả đem ủ lại trong 7 ngày để mềm, rồi phơi khô là chúng có thể ăn được.
Chúng thích ăn nhất là bùn non, chất thải của gà, lợn. Bạn cũng nên hòa trộn phân tươi của gà, lợn cùng với rơm cỏ là sẽ thu hút được chúng. Trùn quế cũng rất nhạy cảm với các thức ăn lạ, chúng thường sẽ ăn rất ít sau một thời gian mới có thể quen được
Cần đặc biệt chú ý: Giun quế rất sợ các loài cây cỏ như gừng, sả, ớt….
Cách ủ thức ăn cho trùn quế
Nếu mỗi ngày bạn chỉ cho giun ăn một loại phân thì không cần quá bện tâm, chỉ cần để vào là chúng sử dụng ngay. Trong trường hợp bạn nuôi trùn với số lượng lớn mà lượng phân tươi không đủ để đáp ứng hoặc bị pha tạp nhiều loại với nhau thì cần:
- Điều chỉnh lượng phân cho phù hợp, ban đầu chỉ nên cho ăn ít, sau sẽ tăng dần lên
- Trong trường hợp bạn mua phân tươi và phân khô ở ngoài về thì nên hòa trộn chung lại với nhau. Mỗi lần cho trùn quế ăn bạn nên ngâm phân trong nước khoảng 1 tiếng để phân trở nên mềm.
- Cách cho ăn: Sử dụng xẻng xúc thành từng đống, mỗi đống cách nhau khoảng 10 cm để giun tự ăn là được
??? ĐỌC THÊM: Bệnh thường gặp ở Dê
4. Lưu ý khi nuôi trùn Quế đơn giản tại nhà để năng suất cao
Có rất nhiều vấn đề cần phải chú ý khi chăn nuôi Trùn quế theo mô hình như: thức ăn, nước uống, chất nền, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, con giống…
Nước uống
Dựa trên kinh nghiệm chăn nuôi của các gia đình tại khu vực các tỉnh phía Nam thì tại đây. Nguồn nước phèn chiếm tỉ trọng lớn nhưng trùn quế vẫn phát triển và sinh sản rất mạnh mẽ.
+ Điều kiện nước không nên nuôi giun: Nước sông, ao, hồ , bị ô nhiễm nặng nề, nguồn nước quá mặn thì chúng không thể nào sinh sản được
+ Nên sử dụng nguồn nước sạch, chất nền có thể sử dụng phân giun là độ dày tốt nhất khoảng 10 cm, thường xuyên tưới nước, bổ sung thức ăn trùn quế sẽ sớm quen với môi trường mới
Chất nền
Tuyệt đối tránh thả phân tươi xuống khu vực nuôi trùn quế mà cần lót chất nền trước. Sau đó mới thả trùn quế xuống
Bạn có thể sử dụng phân trâu bò cùng các loại cỏ rác, rơm, rạ có thấm nước để tạo thành chất nền tự nhiên.
??? CHIA SẺ CÁCH LÀM: Đuông dừa nướng
Nhiệt độ
Nhiệt độ lý tưởng nhất để nuôi giun quế là khoảng 27 độ C. Tại Sài Gòn cũng như các tỉnh thành phía Nam là nơi có nhiệt độ phù hợp nhất để chúng giao phối và phát triển
Vào mùa lạnh khi nhiệt độ quá thấp thì bạn nên có công tác che chắn gió. Giảm lượng nước tưới, bổ sung thêm thức ăn. Chính thức ăn sẽ giúp bổ sung nhiệt độ lên khoảng 20 độ C sẽ giúp cho giun quế phát triển khỏe mạnh
Ánh sáng
Đa số các loài giun, dế thường rất sợ ánh nắng trực tiếp từ mặt trời cũng như ánh đèn cao thế. Chính vì vậy mà, tại khu vực nuôi trùn quế không nên treo đèn soi sáng.
Nếu sử dụng ánh đèn thì bạn nên dùng đèn có ánh sáng hồng. Ánh sáng này không quá gắt nên bạn có thể dễ dàng quan sát chúng
??? HƯỚNG DẪN: Cách phân biệt con cào cào và châu chấu
5. Nuôi trùn quế kết hợp với nuôi gà Nên hay không?
Câu trả lời là vừa NÊN vừa KHÔNG NÊN. Nên là khi nguồn thu nhập chính của bạn là chăn nuôi gà đông tảo, vịt.
Bởi nếu nuôi chung thì gà và vịt sẽ phát triển rất nhanh, con nào con nấy béo mũm mĩm. Vì chúng đã làm thịt hết đám trùn quế trong chuồng rồi
Khi gà, vịt béo thì sẽ giúp chi phí bán gà cao hơn nhưng bù lại thì sản lượng thu hoạch trùn cũng vì đó mà thuyên giảm
6. Một số mô hình nuôi trùn Quế đơn giản tại nhà năng suất cao
Hiện có rất nhiều kỹ thuật nuôi trùn quế như dùng lục bình, thùng xốp, thùng nhựa, chậu cây …
Phương pháp nuôi giun quế bằng chậu cảnh
Những người chơi cây cảnh lâu năm thường sử dụng các chậu cây, chum, lu nước để nuôi trùn quế. Vừa có lợi ích chăm bón cây vừa có thể tạo ra giun để nuôi sống chim, cá… Đúng là một công đôi việc mà
Ngoài ra vẫn có rất nhiều cách nuôi chùn quế hiệu quả, tiết kiệm chi phí khác như sử dụng vỏ trái cây, rác thải để nuôi
Cách nuôi trùn quế bằng thùng xốp, nhựa, hộp gỗ…
Sử dụng các loại thùng bỏ đi nêu trên cũng giúp giảm thiểu chi phí và nâng thêm thu nhập. Nếu lựa chọn mô hình nuôi trùn này bạn có thể xếp chồng các thùng lên nhau mà không mất nhiều diện tích.
Cần tránh trồng kín bởi nếu bịt quá kín trùn quế sẽ không đủ oxy để thở
Cần lưu ý:
- Bước 1: Đáy thùng cần đục thủng một lỗ nhỏ để thoát nước
- Bước 2: Cho chất nền vào thùng, độ dày chỉ nên để khoảng 5cm
- Bước 3: Đưa trùn giống con vào thùng khi chúng lặn sâu xuống lớp đất thì nên cho chúng ăn.
Kỹ thuật nuôi trùn quế bằng lục bình
Nếu sử dụng lục bình trong việc chăn nuôi giun quế sẽ giúp người chăn nuôi tiết kiệm được kha khá chi phí và thời gian tìm kiếm thức ăn
Tuy nhiên cần lưu ý khi sử dụng lục bình làm đất nền nuôi trùn
- Lục bình sau khi được vớt lên cần được vệ sinh sạch sẽ và ủ hữu cơ
- Băm vụn và hòa trộn cùng phân động vật theo đúng tỉ lệ
- Bổ sung thêm nước trộn cùng với lúc bình, ngoài ra nếu có điều kiện bạn cũng nên cho thêm men vi sinh để thúc đất quá trình ủ
- Sau khoảng 25 ngày bạn có thể lấy làm thức ăn cho trùn quế
??? HƯỚNG DẪN: Cách diệt bọ cánh cứng hiệu quả nhanh
7. Thu hoạch Trùn Quế
Chỉ sau khoảng 3 tháng đầu tính từ ngày thả trùn giống là bạn có thể khai thác rồi. Đợt 1 khi thu hoạch bạn chỉ nên khai thác 5kg/m2, tùy thuộc vào sản lượng trùn trong chuồng mà số lượng khai thác sẽ không giống nhau.
Để có thể bắt được nhiều trùn nhất thì bạn cần cắt nguồn thức ăn của chúng khoảng 3 ngày. Cũng như lượng nước cũng giảm xuống.
Khi chuẩn bị thu hoạch thì bạn nên cho chúng ăn một chút thức ăn. Lúc này chúng sẽ ngoi lên mặt đất rất nhiều
Thời điểm đẹp nhất để bắt trùn quế là từ 7h sáng tới 16h chiều. Thu hoạch được bao nhiêu thì bạn nên đi cân ngay, bởi khi ở lâu trong không khí trùn sẽ bị yếu đi.
??? NÊN XEM: Cách làm hộp nuôi bọ ngựa
8. Mua trùn quế ở đâu? Giá bao nhiêu tiền?
Với sự phát triển của xã hội thì mong muốn mua trùn quế để xử lý rác thải, kiếm thêm thu nhập từ việc chăn nuôi ngày càng cao.
Vậy nên mua giun quế ở đâu an toàn và mức giá rẻ nhất tại Hà Nội và Sài Gòn?
Địa chỉ bán giun quế uy tín
Bạn nên tìm mua tại các trang trại cung cấp trùn quế giống tại Củ Chi, Kiên Giang, Ba Vì, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Nghệ An, Buôn Ma Thuật , Cần Thơ, Phú Thọ , Sóc Trăng, Tây Ninh, Trà Vinh, An Giang, Thanh Hóa để đặt mua với số lượng lớn.
Bởi khi mua tại các trang trại này bạn sẽ có được những lợi ích như
+ Giun thành phẩm có trọng lượng tương đương nhau, thích hợp làm thức ăn cho nhiều loài chim như (chim sẻ, chim sâu…), cá (cá rồng, cá 7 màu, cá hải tượng…)
+ Sản lượng giun quế luôn có sẵn, bảo hành rõ ràng
+ Sản phẩm giun vô cùng đa dạng như giun giấy, trùn tươi, đông lạnh…
Chi phí mua giun quế rẻ nhất là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào từng trang trại, hộ kinh doanh mà giá bán trùn sẽ khác nhau.
Trung bình giá trùn quế giống thường từ : 25K- 65K
Trùn quế thành phẩm (Giun tinh): 85K- 125K
Phân giun có mức giá: 3K- 7K
Trùn quế được sấy khô: 400K/Kg
Hy vọng sau khi đọc đến đây, quý vị đã phần nào hiểu hơn về kỹ thuật nuôi cũng như giá bán của trùn quế hiện nay.
Nếu bạn là chủ doanh nghiệp đang có nhu cầu bán chùn quế có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hợp tác quảng cáo, đặt số điện thoại nâng cao năng suất nhé.