Cua dừa một trong những loài cua có kích thước lớn nhất hiện nay. Chúng cực kỳ sợ nước và có thể “chết đuối vì nước”. Vậy cua dừa có đặc điểm gì? Sinh sản như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Nội dung bài viết
1. Cua Dừa là cua gì
Cua dừa có tên tiếng anh là Birgus latro được biết đến là một loài của duy nhất còn tồn tại của chi Birgus, chúng sống ký cư trên cạn.
Cua dừa là loài động vật chân khớp có kích thước cực lớn, với bộ khung xương vững chắc.
Khi cua trưởng thành, lớp vỏ bên ngoài cứng rắn bao bọc bụng và thân, tạo thành khung xương giúp bảo vệ cơ thể trước những tác động từ môi trường.
Mang tiếng gọi là cua, nhưng chúng lại không thể bơi và sẽ bị chết đuối nếu chìm trong nước một thời gian dài.
Bởi lẽ, trong quá trình sống của mình, cua dừa hình thành nên hệ cơ quan phổi, cơ quan hô hấp của chúng. Mang dần thoái hóa làm chúng mất đi khả năng sống trong nước vốn có của tổ tiên.
2. Đặc điểm hình dáng cua Dừa
Cua dừa có phần đầu ngực lớn, gồm 10 chân, nhất là cặp càng cực lớn, với bộ kìm sắc bén. Những cặp chân móng nhọn giúp chún dễ dàng leo trèo và sống trên bề mặt thân dừa.
- Cọng kìm cho phép chúng bám vào thân cây, dễ dàng di chuyển khi sống ở trên cạn hơn.
- Mỗi cặp chân đảm nhận một vai trò riêng, có cặp còn được chúng sử dụng như một bàn tay chăm sóc trứng,..
- Lớp lưng cấu tạo từ chất kitin và đá phấn tạo thành bộ giáp vững chắc, bao bọc chúng mỗi khi gặp phải kẻ thù truy đuổi.
- Cơ thể chúng phát triển lớn lên theo thời gian, đạt tới những kích thước mà những loài cua khác không thể đạt được.
- Màu sắc cơ thể thường khác nhau giữa mỗi cá thể, điều này tùy thuộc vào không gian khu vực hòn đảo mà chúng sinh sống.
Trong đó, phổ biến là các màu đỏ, da cam, tím xanh. Sự xen kẽ giữa các sắc màu tạo nên nét độc đáo cho loài cua này.
Tùy vào kích thước của mình, chúng có thể thay da kéo dài gần 4 tháng, hình thành nên một lớp xương da mới, cứng cáp, tăng kích thước rõ rệt sau mỗi lần lột xác.
Được đánh giá là một loài động vật thân đốt còn tồn tại có kích thước lớn nhất thế giới. Loài cua này có thể đạt tới chiều dài 1m, nặng tới hơn 4kg.
??? ĐỌC TIẾP: Cua Đá Canada
3. Cua Dừa thích ăn gì nhất
Cua dừa là loài ký cư thân dừa, chúng thường ăn các loại trái cây chuối, đu đủ, dứa dại, các loại hạt, lõi cây, hoặc thậm chí là ăn các loại chất hữu cơ, chuột, trứng rùa, cá chết,…
Nhưng phổ biến là chúng cực kỳ thích ăn dừa. Chúng thường leo trèo, hái dừa, bổ vỏ và ăn cơm dừa.
4. Cua Dừa sống ở đâu?
Cua dừa là loài sống trên cạn, chúng có khả năng đào hang cực sâu và dài, tới 1m khi bắt đầu vào thời kỳ lột xác.
Cua dừa là loài động vật ký cư, chúng thường sinh sống trên các thân cây dừa, tại các hòn đảo thuộc khu vực Thái Bình Dương.
Đặc biệt như quần đảo Gambier – nơi sinh sống của những bãi dừa dài hàng ngàn cây số.
??? TÌM HIỂU CHI TIẾT: Cua Lông là cua gì
5. Cua Dừa ăn được không?
Cua dừa là loài động vật có kích thước to, thịt của chúng dày nhưng ngọt, thơm, ngon. Chính vì vậy, nó cũng trở thành món ăn chính cho nhiều người dân bản địa tại các ốc đảo thuộc các đại dương lớn.
Món ăn này cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, vì vậy nó được chế biến thành nhiều món ăn trong giới ẩm thực của người dân nơi đây.
??? THAM KHẢO: Giá bán cua Hoàng Đế nguyên con
6. Tập tính sinh sản cua tuyết Dừa
Mùa sinh sản của cua dừa bắt đầu từ tháng 5 – 9 hàng năm. Cua dừa là loài sống trên cạn và quá trình giao phối của chúng diễn ra trên đất liền, trong khoảng 15 phút.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt là sau quá trình giao phối, trứng sẽ cố định vào phần bụng dưới của cua, con cái di cư ra biển, tiến hành đẻ trứng thụ tinh của chúng khi trứng nở.
Thời gian nở thường là vào tháng 10 hoặc tháng 11, trứng sẽ được đưa ra đại dương khi thủy triều lên. Điểm đặc biệt là đa số các con cái sẽ cùng làm điều này trong một đêm.
Cua dừa ấp trứng và sống trên biển trong khoảng 1 tháng, sau đó, khi ấu trùng nở ra, chúng sẽ tìm và sống vào vỏ ốc.
Vỏ ốc trở thành ngôi nhà tạm bợ để cua dừa con sống và di động trước khi chúng bắt đầu cuộc sống trên mặt đất
Sau khi rời khỏi biển, cua dừa sẽ mất dần khả năng hô hấp trong nước.
??? CHIA SẺ: Phân loại Cua Biển
7. Cua Dừa làm món gì ngon?
Cua dừa có chất thịt dày, giòn. ngọt, thơm và cực ngon. Chính vì vậy, tại một số địa phương, nhất là các hòn đảo khu vực trồng dừa nhiều thì nó trở thành món ăn chính được nhiều người ưa chuộng.
Cua Dừa hấp sả
Nguyên liệu: Cua dừa tươi sống, sả, gừng, muối, tiêu, chanh, ớt
Quy trình chế biến:
- Cua dừa sau khi mua về thì rửa sạch bằng nước muối, dùng cọ nồi kỳ sạch các vết bám trên thân và chân cua.
- Sau đó, sử dụng nước sôi rửa qua để loại bỏ vết bẩn, tạo độ sạch cho cua trước khi hấp.
- Dùng nồi hấp cách thủy, đặt cua lên chõ hấp.
- Đập dập sả, thái lát gừng và lót chúng vào xung quanh thân cua.
- Tùy thuộc vào kích thước của cua để xác định thời gian hấp cua cho phù hợp.
- Thông thường, cua cua dừa được hấp với thời gian 15 – 20 phút (lâu hơn so với cua biển).
- Sau khi hấp xong cua, thì lấy ra, dùng kìm đập vào càng, chân cua để dễ dàng lấy thịt ra trong quá trình ăn.
Với món cua dừa hấp này, bạn có thể chấm thịt cua với muối tiêu chanh, muối mọi hoặc sử dụng nước mắm gừng để ăn vào lúc cua còn nóng nhé.
⚠️⚠️⚠️ ĐỌC TIẾP: Cua Đá làm món gì thì Ngon
Cua Dừa rang muối
Nguyên liệu: Cua dừa tươi, ớt, tôm khô, hành tây, tỏi, muối, chà bông, bột ngọt, đường, tiêu, bột tỏi, bột ớt,..
Quy trình chế biến:
- Cua dừa mua về rửa sạch với nước muối pha loãng.
- Sau đó, dùng nước sôi nóng nhúng qua để khử sạch mùi hôi có thể có.
- Tách các phần cua ra: càng, chân, mai và phần bụng cua.
- Dùng kìm đập dập phần vỏ cứng bên ngoài, cắt cua thành từng miếng vừa ăn để dễ dàng ướp thấm gia vị
- Ướp cua khoảng 20 phút với muối, hạt nêm, bột ngọt, tỏi, tiêu, hành tím cho thấm đều gia vị.
- Cắt nhỏ hành tây, hành lá và ớt trái.
- Sử dụng máy xay để xay nhuyễn gia vị gồm: tôm khô đã rang chín, hạt điều, chà bông, muối, hạt nêm, đường, tiêu, ngũ vị hương, ớt.
- Dùng bột chiên giòn phủ cua qua một lớp bột, lăn đều.
- Rồi dùng chảo dầu đã sôi chiên vàng giòn đều hai mặt. Vớt ra để cho ráo dầu.
- Sủ dụng chảo mới, phi thơm hành tỏi, thêm hành tây, rồi cho cua và muối rang đã xay nhuyễn vào.
- Trộn đều, dùng lửa nhỏ để trộn kỹ cho muối ngấm và bám phủ đều vào hai mặt cua. Tắt bếp. Món này ăn nóng.
??? CÁCH CHẾ BIẾN: Cua Huỳnh Đế hun khói
Cua Dừa sốt bơ chanh
Nguyên liệu: Cua dừa tươi sống, bơ lạt Trường An, hành tây cắt nhỏ, tỏi bằm, rượu trắng, chanh, muối, tiêu,..
Quy trình chế biến:
- Cua dừa mua về rửa thật sạch bằng nước muối pha loãng.
- Sau đó sử dụng nước sôi để khử đi mùi hôi bên ngoài của chúng.
- Tách các phần cua ra, lột mai cua, dùng kìm đập dập lớp vỏ bên ngoài, nhất là phần càng, các chi.
- Tiếp đó, cắt cua thành các miếng vừa ăn để cho việc ướp gia vị dễ dàng, ngấm đều hơn.
- Ướp cua cùng bột nêm, một ít muối và tiêu.
- Sau đó, nhúng cua qua bột chiên giòn rồi đem đi chiên đều vàng giòn hai mặt. Vớt ra, để ráo.
- Cho chảo nóng, thêm bơ vào, thêm hành tây, tỏi đảo đều.
- Sau đó, cho thêm muối, nước cốt chanh và rượu vào đun sôi.
- Giảm lửa nhỏ, thêm hai muỗng bơ nữa vào, khuấy đều.
- Tiếp đó, khi sốt đã sánh thì cho cua vào trộn đều, sao cho sốt ngấm đều lên hai mặt miếng cua.
- Trộn đều trong khoảng 3 – 5 phút. Nêm nếm lại gia vị. Tắt bếp.
Món này cần ăn nóng để cảm nhận được vị thơm, ngon và ngọt từ thịt cua kết hợp với vị chua, thanh và béo từ sốt chanh bơ.
8. Cua Dừa giá bao nhiêu tiền 1Kg?
Cua dừa là loài khá hiểm đối với các khu vực đất liền, không có đảo. Nó cũng chỉ xuất hiện theo mùa và việc bắt cua cũng không dễ dàng gì.
Chính vì vậy, cua Dừa được bán với giá khá cao. Thông thường hiện nay, tại các cửa hàng hải sản, cua dừa đang được bán với giá 500K/kg.
9. Mua, Bán cua Dừa ở đâu rẻ nhất tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh?
Hiện nay, cua dừa tại Việt Nam đa số đều là hàng được nhập khẩu từ nước ngoài, trong đó nổi tiếng là cua dừa Nhật Bản.
Tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, bạn có thể tìm mua loại cua này tại các cửa hàng hải sản tươi sống lớn, shop hải sản nhập khẩu,..
Trên đây là một số thông tin về cua dừa, loài cua có kích thước khổng lồ trên các ốc đảo. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn trong việc tìm hiểu về loài động vật này.