Nếu bị chuột Hamster cắn có sao không? Cách xử lý bị chuột cắn như thế nào thì đúng và an toàn? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời giải hợp lý nhất cho những thắc mắc trên qua bài viết bên dưới.
Nội dung bài viết
1. Xác định lý do chuột Hamster cắn người
Tuy chuột Hamster bé nhỏ nhưng vết cắn do nó để lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho con người. Để có biện pháp phòng, chữa trị khi bị chuột cắn hiệu quả, chúng ta nên xác định được lý do chuột Hamster cắn người.
Chuột Hamster cắn người do hoảng sợ
Hầu hết lý do chuột Hamster cắn người là do bị giật mình, vì vậy khi lại gần chuột bạn nên di chuyển thật nhẹ nhàng. Nếu bạn gây tiếng động lớn những chú chuột sẽ hoảng sợ và chạy lung tung trong lồng, khi lại gần thì chúng sẽ tự vệ bằng cách cắn tay bạn.
Trong quá trình nuôi Hamster, bạn nên tạo không gian yên tĩnh để chuột ngủ. Nếu bị làm phiền thì chúng dễ nổi giận và sẽ cắn phá các dụng cụ có trong chuồng.
Chuột Hamster cắn tay vì tưởng là đồ ăn
Mắt của chuột Hamster có khả năng nhận diện kém nên chủ yếu dùng khứu giác để xác định thức ăn và hướng đi.
Vì vậy khi bạn đưa tay vào lúc đang đói chúng sẽ tưởng là thức ăn mà cắn phải. Mỗi lần cho chuột ăn bạn hãy vệ sinh kỹ để tay thật không có mùi đồ ăn, hoặc có thể đeo bao tay bảo hộ.
2. Bị chuột Hamster cắn có sao không? Nguy hiểm thế nào?
Đa phần những người nuôi Chuột Hamster đều đã bị chúng cắn ít nhất 1 lần. Theo ý kiến các chuyên gia, chuột cắn mà không chảy máu, chỉ bị trầy da nhẹ hoặc bầm tím thì không có gì đáng lo ngại
Thế nhưng, nếu có vết rách và chảy máu mà bạn không có phương án xử lý, điều trị kịp thời sẽ hình thành mầm bệnh nguy hiểm trong cơ thể.
Những căn bệnh nguy hiểm do chuột Hamster cắn bao gồm: Bệnh dại, Biêm viêm phổi, Bệnh uốn ván, Bệnh dịch hạch, Bệnh thiếu máu, Bệnh viêm màng não ….
Do đó, bạn phải hết sức thận trọng khi tiếp xúc gần với chuột Hamster
3. Chuột Hamster cắn có phải chích ngừa không?
Bất kỳ ai bị chuột Hamster cắn đều cần phải tiến hành chích ngừa trong vòng 48h đồng hồ càng sớm càng tốt. Bởi vì nếu quá 48 tiếng các virus sẽ theo đường vết thương hở xâm nhập và đi sau vào các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể gây tổn thương và sinh bệnh.
Hãy đến các cơ sở, phòng khám uy tín như Viện Pasteur, BV Bệnh Nhiệt Đới, Trung tâm Y tế dự phòng hoặc BV tỉnh gần nơi bạn sinh sống. Thông thường, liều tiêm ngừa bệnh do chuột Hamster cắn gồm 5 mũi:
- Mũi đầu tiên: Ngay sau khi bị bị chuột cắn trong vòng 12 tiếng.
- Mũi thứ hai: Tiêm cách mũi mũi đầu tiên 30 ngày
- Mũi thứ ba: Tiêm cách mũi thứ hai 6 tháng
- Mũi thứ tư: Tiêm cách mũi thứ ba 12 tháng
- Mũi thứ năm (mũi cuối): Tiêm cách mũi thứ tư 12 tháng
Một số loại vacxin tiêm ngừa chuột Hamster cắn được các cơ sở ý tế sử dụng nhiều có thể kể đến như: vắc xin Fuenzalida, vacxin Verorab.
Lưu ý:
Trong giai đoạn đang tiêm phòng, bạn phải nhớ lịch tiêm và thực hiện đầy đủ. Tuyệt đối không vận động quá mạnh, không khiêng nặng, không uống rượu bia. .
Đồng thời, không tự ý mua thuốc về uống khi chưa được bác sĩ kiểm tra sức khỏe và chỉ định. Bởi như vậy, sẽ không đạt hiệu quả mà còn xuất hiện các tác dụng phụ ngoài ý muốn.
Khi về nhà, bạn cũng phải thường xuyên theo dõi xem chú chuột Hamster cắn mình có biểu hiện gì lạ trong những ngày tiếp theo hay không. Nếu có bạn hãy đưa chúng đến bác sĩ thú ý để xác định cụ thể rồi ra phương thuốc phù hợp, điều trị an toàn hiệu quả nhất.
4. Bị chuột Hamster cắn chảy máu sơ cứu thế nào?
Chuột Hamster tuy chỉ là loài động vật nhỏ đáng yêu nuôi chơi cảnh. Thế nhưng, nếu chúng ta chủ quan không chịu áp dụng các biện pháp xử lý ngay sau khi cắn thì sẽ để lại rất nhiều rủi ro nguy hiểm đến tính mạng.
Vậy khi bị chuột Hamster cắn chảy máu phải làm thế nào? Dưới đây là 4 bước sơ cứu cần ghi nhớ và thực hiện thật đúng:
Bước 1: Kiểm soát tình hình
Đầu tiên, khi bị cắn bạn phải hết sức bình tĩnh, không nên hoảng loạn tránh làm chuột kích động và cắn thêm. Cách tốt nhất là hãy nhốt nó cẩn thận vào trong lồng, và lập tức đi rửa vết thương.
Bước 2: Vệ sinh khu vực bị cắn
Khi bị chảy máu, bạn hãy cố gắng nặn hết máu độc ở vết thương ra, sau đó sử dụng xà phòng rửa tay sát khuẩn trong 10”.
Sau khi rửa tay với xà phòng, bạn nên rửa lại bằng nước muối sinh lý để đảm bảo khử khuẩn tốt hơn và lau khô vùng bị thương.
Bước 3: Băng bó lại vết thương
Hãy dùng băng gạc sạch để băng bó lại vết thương để phòng ngừa nhiễm trùng và các di chứng khác.
Bước 4: Để ý tình trạng hồi phục của cơ thể
Nếu sau 4h bị cắn mà vết thương bị sưng tấy nhiều hơn thì bạn cần phải uống thuốc kháng viêm. Trong vòng 12 tiếng nếu vùng bị cắn không bớt sưng thì ngay lập tức đi khám và tiêm phòng.
5. Biện pháp phòng ngừa chuột Hamster cắn
Nếu bạn muốn nuôi được nhiều chuột Hamster nhỏ nhắn, dễ thương an toàn trong nhà thì cần tuân thủ một số biện pháp phòng ngừa như sau:
Vệ sinh và đeo bao tay khi tiếp xúc
Chuột Hamster sở hữu hàm răng sắc nhọn, khả năng gây sát thương cao. Do đó, trong quá trình tắm rửa, cho ăn hay lúc vệ sinh chuồng chuột nên có biện pháp bảo vệ đôi bàn tay của mình.
Đầu tiên, hãy rửa tay sạch với xà phòng hoặc gel sát khuẩn. Sau đó, lau khô tay và đeo 1 lớp bao tay y tế vào bên trong và một lớp bao tay vải bên ngoài. Như vậy, nếu bị chuột cắn sẽ hạn chế được độ sát thương, tỉ lệ bị chảy máu cũng thấp.
Đảm bảo chuột luôn có đồ để mài răng
Vì răng chuột Hamster phát triển rất nhanh, bạn nên mài răng chuột 2 tuần/ lần bằng các bánh mài răng bằng đá.
Rửa chuồng nuôi định kỳ
Hãy vệ sinh chuồng định kỳ 1 tháng 1 lần, dọn thật kĩ phần thức ăn thừa, phân và các bụi bẩn đã bám vào xung quanh lồng. Việc này vừa giúp đảm bảo an toàn sức khỏe cho chuột vừa ngăn ngừa được tình trạng nhiễm trùng vết thương hở khi bị cắn.
Hạn chế thay đổi môi trường sống mới
Chuột Hamster tuy dễ nuôi nhưng môi trường thân quen sẽ giúp chúng hiền lành, dễ chịu hơn vì cảm giác là nhà và an toàn. Tuyệt đối không thay đổi chuồng quá nhiều lần vì như vậy chuột sẽ khó chịu, dễ nổi giận và sợ hãi dẫn đến việc hay cắn người nếu tiếp xúc trực tiếp.
Theo dõi sức khỏe Hamster thường xuyên
Để đảm bảo an toàn cho bạn và gia đình, khi nuôi Hamster bạn nên theo dõi sức khỏe của chúng hàng ngày. Dưới đây là một số biểu hiện chuột đang có bệnh cần bác sĩ thú y khám và tiêm thuốc, cụ thể:
- Hương tuyến tích tụ quá nhiều sẽ tỏa mùi hôi nồng nặc khó chịu.
- Phân lỏng, ngả màu trắng, xanh lạ..
- Lông rụng nhiều, lỗ chân lông bị nổi mẩn đỏ, lở loét cũng cần phải tìm cách chữa ngay.
- Nhịp thở bất thường, thở khò khè, hay nấc, nhảy mũi.
Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp băn khoăn chuột Hamster cắn có sao không? Hy vọng bạn sẽ hiểu đúng và biết cách phòng ngừa cũng như chữa trị kịp thời. Nếu thích nuôi Hamster thì chỉ cần tìm hiểu thật kỹ những kiến thức chăm sóc chuột là sẽ không có vấn đề gì cả.