Chó Mông Cộc – Báu vật ở vùng núi Tây Bắc nước ta. Những em này được mệnh danh là một trong tứ đại quốc khuyển của Việt Nam. Tuy nhiên, đối với nhiều người thì giống chó này vẫn còn khá la xạ. Hãy bỏ ra 3 phút để tham khảo những tin tức ngắn gọn trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Nguồn gốc chó Mông Cộc
Chó Mông Cộc là một trong những báu vật quý của đồng bào dân tộc người H’Mông. Hiện có rất nhiều người đã lặn lội tìm về những vùng núi xa xôi phía Bắc để tìm mua bằng được một em chó H’Mông cộc chính gốc.
Từ lâu, giống có này đã được người dân tìm thấy và nuôi rộng rãi tại vùng đất Hà Giang – Nơi nổi tiếng với những đồi hoa tam giác mạch.
Xưa kia, chúng được đồng bào dân tộc H’Mông nuôi để phục vụ việc săn bắt, bảo vệ vật nuôi, trông coi nhà cửa. Mãi đến sau này, nhiều người mới phát hiện ra nhiều đặc tính tốt của chúng nên đã mang xuống đồng bằng để nhân giống và kinh doanh thương mại.
2. Đặc điểm ngoại hình chó mông cộc
Xét về vóc dáng thì giống chó này tầm vóc trung bình, vai thon gọn, săn chắc và rất cơ bắp. Phần lưng dài, vạm vỡ, gấp đôi chiều cao cơ thể. Khi trưởng thành, chiều cao cơ thể cún có thể từ 45 – 60cm, trọng lượng từ 20 – 30 kg. Đặc biệt, giống đực sẽ có kích thước và cân nặng cao hơn giống cái một chút.
- Phần đầu: To, Ngắn, Phần mõm to và hơi nhô ra phía trước, rất hài hòa với tổng thể gương mặt
- Phần mắt: To, Tròn, có màu nâu sậm và nâu nhạt, thường trùng với màu lông
- Đôi tai: Hình tam giác, dày, dựng thẳng đứng ở 2 bên hộp sọ
- Lưỡi: To, dài, hồng hào, thỉnh thoảng một số con sẽ có đốm đen ở phần đầu hoặc giữa lưỡi.
- Phần chân: Tứ chi thon, gọn cao, 2 chi sau hơi ưỡn ra giống như đang ở tư thế chuẩn bị tấn công
- Phần đuôi: Ngắn hoặc gần như không có đuôi. Đây là hình dạng đuôi tự nhiên, hoàn toàn không có chuyện chủ nhân tiến hành cắt đuôi cún khi còn nhỏ.
- Bộ lông: Ngắn, mềm, hơi xù nhẹ, thường có màu lửa, trắng, vàng, vện, bò sữa…
3. Tập tính sinh sản của chó Mông Cộc
Trung bình, giống chó này có thể cho ra đời khoảng 2 lứa, mỗi lần cho ra đời từ 3-8 con. Rất may mắn là giống chó này có phần xương hông to và nảy nở nên việc sinh nở tương đối dễ dàng, không phải đến bác sỹ thú y.
❌❌❌ NÊN XEM: Chó Pitbull
4. Đặc tính của chó H’Mông cộc
Mỗi loài chó sẽ mang trong mình những ưu điểm và đặc tính nổi bật nhất định. Nếu chủ nhân muốn phát huy và tận dụng tối đa những lợi thế này thì cần bỏ thời gian để tìm hiểu. Dưới đây là những tích cách nổi bật nhất của dòng chó Mông Cộc
-
Bảo vệ lãnh thổ
Đầu tiên, không thể không nhắc tới khả năng bảo vệ lãnh thổ của giống chó này. Chúng thường có thói quen nằm im một chỗ để quan sát các đối tượng. Dù là nằm nhưng lại trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, không để chủ nhân bị bất ngờ.
Nếu phát hiện đối tượng khả nghi lảng vảng quanh nhà chúng sẽ sủa to để cảnh báo chủ nhân. Đồng thời, tiếng sủa cũng được coi như lời dọa nạt với những kẻ đang có ý định xâm nhập vào vùng an toàn của chúng.
Nếu đối tượng vẫn tiếp tục tiến sâu vào trong thì chú chó sẽ sủa to hơn. Tiếp đó sẽ lao về phía kẻ địch và tấn công để chiếm lợi thế
Nếu là những người quen tiến vào nhà thì cún sẽ chỉ sủa để báo hiệu là có người ghé thăm. Khi chủ nhân đã ra tiếp khách thì chúng sẽ ngoan ngoãn nằm im và tiếp tục quan sát.
Sự tinh ranh của chó Mông Cộc đã được thừa hưởng từ thế hệ tổ tiên là loài sói rừng. Hoàn toàn không cần trải qua huấn luyện hay đào tạo.
-
Tôn thờ 1 chủ
Lòng trung thành là ưu điểm nổi bật mà nhiều người thường tán dương mỗi khi khăc đến loài chó. Tuy nhiên, đặc tính này càng trở nên rõ ràng hơn khi bạn nuôi một em chó Mông Cộc.
Cụ thể, nếu đặt trong một tình huống bị bỏ đói, khát nhiều ngày không có gì bỏ vào bụng. Nếu một người lạ bước đến và đưa thức ăn thì các loài chó khác sẽ không ngần ngại mà thưởng thức.
Tuy nhiên, Chó mông cộc sẽ chỉ ăn thức ăn do chính chủ nhân mình cung cấp. Ngay cả khi sắp chết thì chúng cũng chẳng thèm để mắt đến thức ăn của người lạ, dù chỉ là 1 lần
Ngoài ra, những người dân tây bắc cũng thường đưa giống chó này đi cùng trong các cuộc đi rừng. Nguyên nhân là vì chúng luôn sẵn sàng lao lên phía trước để quyết chiến với đám thú dữ trong rừng, đảm bảo chủ nhân được an toàn.
-
Thông minh
Mặc dù là giống chó thuần việt nhưng mức độ thông minh, tinh ranh của Mông cộc lại không hề kém cạnh chó tây.
Đặc biệt, nếu vô tình lạc đường, hoặc không thể xác định vị trí xong rừng thì hãy để chúng dắt bạn đi. Chắc chăn, bạn sẽ sớm tìm thấy đường về nhà
Ngoài việc là một chiếc la bàn sống thì khả năng tiếp thu kiến thức mới của cún cũng không thể xem thường. Các bài tập huấn luyện cơ bản như: nhảy cao, bắt tay, nằm bò, ngồi đơn giản thì cún cũng có thể dễ dàng tiếp thu sau 2-3 lần thực hiện.
??? XEM TIẾP: Giống chó nghiệp vụ tốt nhất
4. Chó Mông cộc ăn gì?
Khẩu phần ăn của những chú chó Mông cộc không quá phức tạp. Tuy nhiên, tùy từng giai đoạn phát triển mà lượng chất dinh dưỡng cần bổ sung sẽ khác nhau.
-
Giai đoạn 2 – 3 tháng tuổi
Nếu như trẻ nhỏ sau khi cai sữa là đến thời kỳ ăn dặm thì chó mông cộc cũng hoàn toàn tương tự. Lúc này dạ dày của chó còn rất yếu, tránh để chúng nhiều các loại thức ăn cứng, mặn, dầu mỡ.
Chỉ nên để cún ăn cháo nấu với thịt mềm hoặc cám sữa của heo. Trung bình, nên để cún ăn 4-6 bữa/ngày là lý tưởng nhất.
-
Giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi
Giai đoạn này cực kỳ quan trọng, bạn nên bổ sung thêm các thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng như: thịt heo, thịt gà và trứng. Ngoài ra, rau xanh và trứng vịt lộn cũng là thực phẩm giúp cho xương, lông chó được phát triển tốt. Giai đoạn này chỉ nên cho cún ăn 3 bữa/ngày và tăng dần khẩu phần thức ăn.
-
Giai đoạn >7 tháng tuổi:
Đây là giai đoạn cún không phát triển thêm về thể chất mà sẽ tập trung hoàn thiện về kỹ năng. Chính vì vậy, số lượng bữa ăn nên giảm xuống còn 3 bữa/ngày và tăng cường luyện tập, huấn luyện.
??? THAM KHẢO: Chó Xoáy Thái
5. Hướng dẫn cách chăm sóc chó Mông cộc
Chó Mông cộc có sức khỏe và hệ miễn dịch tốt nhưng bạn vẫn nên tiến thành tiêm phòng để ngăn ngừa bệnh dại hoặc các bệnh lý liên quan đến tiêu hóa.
Mang trong mình bộ lông hơi xù và dày nên khi vận động chúng tiết ra khá nhiều mồ hôi. Chính vì vậy, bạn nên lên kế hoạch tắm định kỳ cho cún để loại bỏ mùi hôi, vi khuẩn. Sau khi tắm nên lau người và sấy khô cho càng nhanh càng tốt để tránh bị viêm phổi.
Chó mông cộc có khả năng chịu rét tương đối kém, khi nhiệt độ hạ thấp thì bạn nên để chúng nằm trong nhà để tránh gió lùa.
Nếu có thời gian, bạn có thể huấn luyện các bài tập đơn giản để rè luyện bản năng sát thủ và nâng cao sức khỏe cho cún. Mỗi khi chúng thực hiện đúng hãy thưởng bằng những món ăn ngon như: xúc xích, thịt nướng… Đồng thời, hãy vuốt ve và gãi đầu để mối quan hệ giữa chủ nhân và chú chó trở nên gắn bó hơn.
✅✅✅ ĐỌC THÊM: Chó Shiba bông thích ăn gì
6. Mua, Bán chó Mông cộc ở đâu tại Hà Nội, Tp HCM?
Đầu tiên, để sở hữu một chú chó đẹp và giá thành hợp lý thì bạn nên tham khảo trên các CLB, hội nhóm, diễn đàn thú cưng để tìm hiểu thông tin.
Thông thường một chú chó hmông cộc đẹp thường có ngoại hình săn chắc, mõm vuông, bộ lông màu vện… Sau khi đã nắm được các tiêu chí cần thiết thì các bạn nên tới Hà Giang, Bắc Hà, Sơn La, Lào Cai để xem trực tiếp và chọn mua.
Nếu như không có thời gian bạn có thể đến các trại phối giống chó lớn, có uy tín ở Hà Nội, Tp Hcm để tránh mua phải chó lai, kém chất lượng.
7. Chó H’mông thuần chủng giá bao nhiêu tiền?
Tùy thuộc vào độ thuần chủng, màu sắc và vóc dáng của mà giá bán cũng có chút khác biệt nhất định. Trung bình, chó Mông Cộc có màu sắc bị pha sẽ có giá rẻ chỉ khoảng 500K – 2 Triệu/con
Những con có màu sắc đẹp, giấy tờ, huấn luyện tại các trại chó sẽ có giá thành cao hơn từ, dao động từ 2- 8 triệu đồng/em
Vương Quốc Loài Vật tin chắc rằng, các thông tin vắn tắt trong bài viết đã phần nào giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về giống chó Mông Cộc. Nếu đang có nhu cầu mua, bán, tìm nơi tiêu thụ xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được đặt thông tin trong bài viết này.