Chim hồng tước là một trong những nhân vật phụ thường xuất hiện ở thế giới cổ tích trẻ thơ, chúng đại diện cho tiếng hót hay, vẻ đẹp và cái thiện. Đây là loài động vật có thật ngoài thực tế với bề ngoài cực kì màu sắc, được giới chim cảnh ưa chuộng bởi tiếng hót cao, thánh thót cùng nhiều ưu điểm như dễ nuôi, dễ chăm sóc. Để tìm hiểu và có những thông tin khác chi tiết hơn về giống loài này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm thông qua bài viết bên dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Nguồn gốc Chim hồng tước
Hồng tước là loài chim thường được tìm thấy trong những cánh rừng rậm sâu, chúng không sống gần gũi với con người bởi môi trường sống không thích hợp.
Một số người yêu chim cảnh khi mang chúng về nuôi thường bắt buộc phải trồng nhiều cây xanh và xây dựng không gian sống phù hợp với chúng.
??? Có thể bạn quan tâm: Chim Tiểu Mi
2. Chim Hồng Tước là chim gì?
Chim hồng tước còn có tên gọi khoa học là Campo troupial, bắt nguồn từ khu vực Trung Mĩ (bán đảo Jamique).
Để có thể chinh phục và bắt được loài chim này là điều vô cùng khó khăn bởi sở thích của chúng thường làm tổ trên cao, tận ngọn của những nhánh cây trong rừng rậm.
Nơi càng có nhiều bóng mát, bóng cả càng có cơ hội bắt gặp được nhiều chim hồng tước.
Ở Việt Nam loài chim này thường tụ tập trong những cánh rừng thuộc khu vực các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Đồng Nai, Phan Thiết…
Ngay cả đối với những người bẫy chim chuyên nghiệp thì việc thu phục được chim hồng tước cũng không phải là vấn đề dễ dàng.
Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề giá thành và giá trị của chúng.
??? THAM KHẢO: Cách nuôi chim cút thả vườn
3. Đặc điểm hình dáng chim Hồng Tước
Vẻ ngoài sặc sỡ, nhiều màu sắc là một trong những ấn tượng đầu tiên khi nhắc về loài chim hồng tước.
Chủ yếu nhất hay gặp chính là 2 màu đỏ và đen tô điểm.
Thông thường từ phần đầu đến nửa bụng thân dưới sẽ có màu đỏ, đôi cánh cùng với phần đuôi sẽ có màu đen.
Các mảng màu khoác lên người rõ nét, có sự phân chia chứ không pha trộn.
Chúng sở hữu kích cỡ nhỏ, dáng người thoăn thoắt và có sở trường chuyền cành rất nhanh. Hình dáng bé cho phép khả năng bay vào những chỗ hẹp để săn bắt mồi.
Ngoài đỏ và đen thì tùy cá thể hồng tước sẽ có 2 màu khác nhau được phân chia hài hòa, cân xứng như xanh cam hoặc đen cam…
??? XEM TIẾP: Con đà điểu nặng bao nhiêu KG
4. Phân biệt chim hồng tước trống và mái
Về cơ bản, màu sắc của chim hồng tước là sặc sỡ và nổi bật. Không như những loài chim khác dựa vào màu lông để phân biệt giới thì với hồng tước điều này trở nên phức tạp và khó khăn hơn.
Để nhận định được đâu là chim hồng tước trống và đâu là chim hồng tước mái đòi hỏi bạn phải có một kinh nghiệm dày dặn, sự tinh tế, kĩ càng trong khâu quan sát. Cụ thể cần chú ý vào các đặc điểm sau:
Nếu là hồng tước trống thì đa phần cổ, lưng, mép cánh sẽ có màu đen tuyền, rõ rệt, không lem nhem pha trộn.
Ngoài ra những bộ phận còn lại bao gồm: bụng, hong, phần trên của cánh và đuôi thì có màu đỏ.
??? Đọc thêm: :
Nếu là hồng tước mái màu sắc sẽ khác biệt. Trán và má của hồng tước mái có màu vàng tươi. Những bộ phận còn lại màu xám trừ một ít đuôi và phần cánh pha màu đen.
Những người chưa quen khi nhìn vào rất dễ nhầm lẫn, lúng túng và phán đoán sai.
Tuy nhiên, chỉ cần chịu khó quan sát, thời gian ngắn sau nhất định bạn sẽ phân biệt được đâu là chim hồng tước trống, đâu là chim hồng tước mái dựa vào những tiêu chí căn bản trên.
??? ĐỌC THÊM: Chim Lợn sống ở đâu
5. Lồng nuôi chim hồng tước cần những yêu cầu gì?
Để có thể thuần phục được loài chim ưa sống nơi yên tĩnh như hồng tước cần phải có một kĩ thuật nhất định và sự kiên trì chăm sóc trong thời gian dài.
Vấn đề ở đây chỉ là bạn phải tập làm sao để chúng có thể thích nghi được môi trường sống mới.
Ở rừng rậm- môi trường nguyên thủy của hồng tước, chúng là loài ưa độ cao và thích không gian yên tĩnh.
Tại những cánh rừng chúng luôn chọn cành cây cao nhất để dựng tổ.
Thế nhưng, khi được mang về nuôi làm kiểng không gian bổng chốc bị thu hẹp hoàn toàn khiến loài động vật này trở nên xa lạ, luôn mang cảm giác thiếu sự an toàn.
Chính vì thế, một trong những yếu tố quyết định sức khỏe của hồng tước có tốt hay không phụ thuộc vào lồng mà người nuôi chăm sóc chúng.
Lồng không cần quá lớn, với loài chim có kích cỡ nhỏ như hồng tước thì bạn chỉ cần mua lồng có kích cỡ trung là vừa đủ với chúng.
Lồng treo ở nơi có nhiều bóng mát, ban đầu thì chọn nơi vắng người nhất có thể, đợi đến khi chúng quen dần với môi trường xung quanh thì mới mang ra ngoài.
Một số hồng tước nhạy cảm hơn bắt buộc người nuôi phải dùng khăn đen trùm kín lồng. Nếu không chúng sẽ rất hoảng sợ khi gặp người, bay loạn xạ tự làm tổn thương bản thân.
⚠️⚠️⚠️ THAM KHẢO: Chim đại bàng có những loại nào
6. Cách tập chim hồng tước ăn bột đậu
Ở ngoài đời sống tự nhiên, côn trùng, sâu bọ và thực vật chính là nguồn thức ăn chủ yếu của chim hồng tước.
Khi người nuôi đem chúng về thuần dưỡng làm chim kiểng bước đầu có thể tập chúng ăn cào cào hoặc trứng kiến.
Đợi đến khi hồng tước dầng thích nghi thì trộn trứng kiến với bột đậu phộng để chúng ăn quen từ từ.
Bởi vì những thức ăn hoang dã như thế đối với những người yêu chim sống ở khu vực thành thị là rất khó tìm.
Vậy nên, phải tập dần để vật nuôi thích nghi với bột đậu phộng, vật phẩm dễ tìm mua hơn.
Cứ mỗi ngày giảm ít lượng trứng kiến lại một số lượng nhất định đến cuối cùng chúng chỉ cần ăn với bột thôi là đủ.
Chim hồng tước mặc dù có thân hình đẹp, màu sắc sặc sỡ, hót hay nhưng tuyệt nhiên lại vô cùng nhút nhát, không phải ai nuôi cũng thành công.
Để có thể chinh phục được chúng điều cần làm là người nuôi phải có lòng kiên trì nhất định.
❌❌❌ PHẢI ĐỌC: Chim chích chòe lửa
7. Chim hồng tước giá bao nhiêu tiền 1 con?
Giá bán chim hồng tước ngoài phụ thuộc vào sức khỏe và kích thước, yếu tố quan trọng nhất người mua hay cân nhắc chính là chúng thuộc giống gì? Trống hay mái.
Giá bán trung bình trên thị trường của hồng tước trống là 400 nghìn/ con và hồng tước mái là 300 nghìn/ con.