Chim chào mào là một trong những loài chim quý và được nhiều người yêu thích. Những chú chim này không chỉ sở hữu bộ lông đẹp mà còn có một tiếng hót vô cùng hay.
Nội dung bài viết
1. Nguồn gốc của chim chào mào
Chim chào mào là loài chim quý thường phân bố rộng rãi ở khắp các quốc gia trên thế giới. Chúng còn có tên gọi khác là chim râu đỏ, chim hoành hoạch mồng, chim đít đỏ hay chim chóp mũ đỏ.
Hình ảnh của chim chào mào
Chim chào mào là loài chim thuộc bộ Chim Sẻ và thuộc họ chào mào, giống chim này được miêu tả và đặt tên bởi Linnaeus vào năm 1758.
??? XEM NGAY: Con chim cánh cụt
2. Đặc điểm của chim chào mào
Chào mào là loài chim có kích thước nhỏ bé nên khi trưởng thành chỉ nặng khoảng 60 – 80 gram, chiều dài cơ thể từ 17 – 23cm.
Chim chào mào cái thường có cân nặng nhẹ hơn chào mào đực và hình dáng cơ thể chỉ to bằng 2/3 con đực.
- Chim có phần đầu khá nhỏ, hơi dài.
- Phần mỏ của nhọn, màu đen và khá cứng.
- Đôi mắt của đen nhánh, tròn, được bố trí ở gần đỉnh đầu và mào
- Phần thân của chim thuôn dài, chắc khỏe, lưng thẳng và phần bụng hơi phệ.
- Bàn chân của chim nhỏ, thô và được chia thành các ngón nhỏ có móng sắc nhọn.
- Điều này giúp chúng bám vào các cành cây được chắc hơn.
Bộ lông của chim chào mào có khá nhiều màu như: Đen, Trắng, Đỏ. Loài chim này thường thay lông vào mùa ấm trong năm.
??? XEM THÊM: Có nên nuôi chim bói cá
3. Chim chào mào sinh sản vào tháng mấy
Thời gian sinh sản của chim chào mào phụ thuộc vào môi trường sống. Trung bình, 1 cặp chim chào mào đực cái có thể sinh sản được 2 lần/năm, mỗi lần đẻ được từ 2 – 5 trứng.
Trứng chim thường có màu nâu kem và điểm xuyết thêm các đốm màu nâu.
Hình ảnh đẹp về chào mào mẹ đút mồi cho đàn con
Khi đến thời kỳ giao phối, những chú chào mào trống thường cúi đầu, cánh rủ xuống để thu hút con cái.
Tổ chim thường được làm từ các thân cây nhỏ, rễ cây và cỏ khô.
??? PHẢI XEM: Bồ Câu
4. Chim chào mào sống ở đâu?
Chim chào mào có môi trường sống khá phong phú nhưng khu vực nuôi nhiều chim chào nhất là châu Á.
Tại Việt Nam, chim được nuôi ở hầu hết các tỉnh thành dọc mọi miền tổ quốc.
??? XEM THÊM: Chim cút nặng bao nhiêu
5. Chim chào mào ăn gì?
Thức ăn chủ yếu của chim chào mào thường là các loại trái cây như đu đủ, xoài, cam, dâu, chuối…
Bên cạnh hoa quả thì cà rốt, củ cải đường cũng là những món ăn chúng vô cùng yêu thích.
Ngoài các món ăn từ thực vật, chim chào mào còn có thể ăn các loài côn trùng nhỏ như: sâu gạo, sâu xanh, châu chấu, cào cào.
Lưu ý: Không nên cho chào mào ăn dế, bởi loài côn trùng này có vị cay de de, mùi hăng không thích hợp cho hệ tiêu hóa của chim
Ngoài những thức ăn kể trên, những người chuyên nuôi chào mào còn cho chúng ăn thêm cám chuyên dành cho mèo.
??? PHẢI ĐỌC: Chim cu gáy ăn gì?
6. Kỹ thuật nuôi chim chào mào căng lửa
Một chú chim chào mào quý đồng nghĩa chim phải có giọng hót hay. Vậy làm sao để chim có sức khỏe tốt và hót hay? Để chim thể hót căng lửa và phát triển toàn diện thì chế độ nghỉ ngơi và rèn luyện sức khỏe cần phải được chú trọng
Lồng nuôi chim chào mào
Chim chào mào bổi phải được nhốt trong lồng, che kín bằng vải và chỉ để một khe hở nhỏ. Sau khi chim đã ổn định tinh thần thì bạn từ từ kéo tấm vải lên để chim tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Việc nuôi nhốt là điều không ai muốn nhưng nếu muốn mỗi ngày đều có tiếng chim hót trong nhà thì bạn cần phải làm.
Lồng nuôi nên làm bằng mây tre đan, được thiết kế rộng rãi để chim thoải mái bay nhảy, rèn luyện
✅✅✅ NÊN BIẾT: Chim Khứu là chim gì?
Tắm cho chim
Sau khi chim đã làm quen môi trường mới thì bạn có thể nâng level bằng cách tắm rửa thường xuyên cho chúng.
Thời điểm tắm lý tưởng nhất là từ 8h – 10h sáng, bởi lúc này ánh nắng mặt trời sẽ tương đối dịu nhẹ.
Nên sử dụng nước ấm để giảm nguy cơ chim bị cảm lạnh, sau khi tắm xong bạn nên để chim phơi nắng ngoài trời khoảng 5 phút.
Luyện tập cho chim chào mào
Dù là con người hay các loại động vật thì việc rèn luyện sức khỏe có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Bởi khi có sức khỏe tốt thì chim có thể thoải mái làm mọi điều mình thích cũng như có thể hót căng lửa
Quá trình luyện tập tương đối đa dạng, bạn có thể cho chim rèn luyện thể lực hoặc luyện giọng. Nhiều anh em chơi chim có suy nghĩ để chim chào mào căng lửa thì nên để chim hót đấu liên tục.
Điều này là chưa chính xác, nếu muốn chim tự tin đi đọ giọng với các đối thủ bên ngoài thì cần có khoảng thời gian tự “khổ luyện” tại nhà trước đã nhé.
Quá trình luyện giọng tương đối đơn giản, bạn chỉ cần tải file mp3 giọng hót trên Internet rồi mở cho chim chào mào của bạn nghe là được nhé.
Cách làm này mặc dù đơn giản nhưng tiện dụng và đem lại hiệu quả rất tích cực. Sau khoảng 3-4 tháng luyện thanh liên tục như vậy thì giọng hót chú chim bạn nuôi sẽ có những thay đổi không ngờ.
⚠️⚠️⚠️ TÌM HIỂU: Thức ăn của Chim Công
Đưa chim đi giao lưu
Khi chú chim chào mào đã trở nên cứng cáp thì cũng là lúc bạn nên đưa chúng đến các CLB chim cảnh để rèn luyện khả năng thực chiến
Ban đầu, nên chọn các đối thủ nhẹ cân trước để đấu nhé, không nên vì háo thắng mà chọn những đối thủ đã có kinh nghiệm.
Bởi nếu hót đấu thua ngay lần đầu thì chim chào mào sẽ bị tâm lý và sẽ không dám hót đấu lần sau nữa đâu.
Lưu ý: Lần đầu chỉ nên để chim hót khoảng 1h rồi chùm lồng đem về nhà nhé, không nên bung toàn bộ sức lực ngay từ đầu,
Đặc biệt, đang đến đoạn cao trào thì bạn nên mang chim về nhà để chúng cảm thấy tức tối, hung hăng và sẵn sàng cho những lần hót sau,
??? BẠN ĐÃ BIẾT: Chim Lợn kêu gần nhà báo hiệu điều gì?
7. Mua, Bán chim chào mào ở đâu tại Hà Nội, Tp Hcm?
Chim chào mào là một loại chim quý nên quá trình tìm mua và lựa chọn giống là tương đối khó khăn. Để mua một chú chim chào mào hót hay, bạn nên đến những cửa hàng chuyên kinh doanh chim tại Đà Nẵng, Daklak, Huế, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Quảng Nam để đặt mua.
??? ĐỌC NGAY: Đại bàng đầu trắng
8. Chim chào mào bao nhiêu tiền 1 con?
Mỗi tỉnh thành lại có những giá bán khác nhau tùy thuộc vào điệu bộ, vóc dáng, sự nhanh nhẹn và giọng hót của mỗi chú chim. Tuy nhiên, trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ xin đưa ra mức giá bán trung bình. Cụ thể:
- Chim chào mào non: 100K – 500K /con.
- Chim chào mào bối: 300K – 1.500K/con.