Chim Khướu là loài chim đặc biệt có thể hót và nhái hàng trăm âm thanh khác nhau. Đây là ưu ái mà tạo hóa đã ban cho giống chim này. Hãy cùng Vương Quốc Loài Vật tìm hiểu kỹ hơn về chim khướu ngay trong bài viết dưới đây
Nội dung bài viết
- 1. Chim Khướu là chim gì?
- 2. Nguồn gốc giống chim khiếu
- 3. Giọng hót của chim khiếu
- 4. Chim khướu sinh sản thế nào?
- 5. Phân loại các dòng chim Khướu
- 6. Hướng dẫn cách chăm sóc Khướu
- 7. Một số tiêu chí lựa chọn chim Khướu tốt
- 8. Kỹ thuật phòng bệnh cho Khướu
- 9. Chim Khướu giá bao nhiêu tiền 1 con?
- 10. Mua, Bán chim Khiếu ở đâu tại Hà Nội, TpHCM
1. Chim Khướu là chim gì?
Chim khướu có tên tiếng anh là Timaliidae thuộc bộ Sẻ. Chim khứu có rất nhiều chủng loại, kích thước và màu sắc khác nhau tùy thuộc vào khu vực chúng sinh sống.
Hình ảnh chim khiếu
Hiện nay chim khướu được bắt gặp nhiều nhất tại các khu rừng nguyên sinh tại các quốc gia ở Đông Nam Á
Dù là người khó tính tới mức nào chỉ cần nghe Khướu cất giọng hót cũng sẽ giãn cơ mặt và nở một nụ cười ở trên môi.
Giọng hót của Khướu hiện nay không có loài chim nào có thể sánh ngang được
2. Nguồn gốc giống chim khiếu
Qua tìm hiểu của chúng tôi thì trên Internet chưa có bất kỳ tài liệu nào ghi chính xác về nguồn gốc xuất xứ của chim Khướu. Chỉ chắc chắc một điều rằng chúng rất hiện ở nước ta từ rất sớm.
Cách đây khoảng 100 năm, chim khướu thường sinh sống và làm tổ trong các khu rừng vắng bóng người ở miền Bắc, Trung, Nam.
3. Giọng hót của chim khiếu
Chim khướu có biệt tài nhái giọng rất tài tình, chúng có thể nhại được giọng chim Họa Mi, vành khuyên, tiếng chó sủa, mèo kêu, nước chảy…
Dù là chim thì cũng có con này con kia, có con có biệt tài, có con lại rất vụng. Không phải chú chim khướu nào cũng có thể nhái được nhiều thanh âm.
Dù cho bạn bỏ nhiều thời gian để huấn luyện, chúng cũng chỉ có thể hót được khoảng 3- 4 tiếng
Giọng Khứu rừng cũng hót không được trong và hay như Khướu nuôi trong nhà.
Có lẽ một phần do kế sinh nhai trong môi trường tự nhiên nên chim Khướu rừng cũng không có thời gian để phát huy khả năng ca hát của mình.
??? ĐỌC THÊM: Chim Bồ Câu sống ở đâu
4. Chim khướu sinh sản thế nào?
Cũng giống với tất cả các loài chim khác, chim khướu là loài đẻ trứng. Thông thường, mùa sinh sản của loài chim này vào tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, mỗi lần chim đẻ từ 3 đến 4 trứng.
Chim khướu mẹ sẽ có nhiệm vụ ấp và bảo vệ trứng, sau khoảng 16 ngày thì trứng chim bắt đầu nở. Chim non mới nở thường rất yếu, chúng chỉ chờ chim bố mẹ săn mồi, sau đó đút, mớm thức ăn .
Khoảng 1 tháng sau khi nở, chim non bắt đầu mọc lông, có thể nhảy được từ cành này sang cành khác và học cách tự kiếm mồi.
Khoảng 5 đến 6 tháng tuổi, chim khiếu bắt đầu trưởng thành, thay lông và hót để tìm kiếm bạn tình.
??? THAM KHẢO: Chim Vẹt Uyên Ương
5. Phân loại các dòng chim Khướu
Hiện nay ở Việt Nam chim Khướu được phân thành 2 loại chính là Khướu Mun và Khướu Bạc Má
-
Chim khướu Mun:
Dòng chim khướu mun sinh sống chủ yếu ở Miền Bắc và không sống được ở Miền Nam.
Hình dáng: Khướu Mun có hình dáng tương đối nhỏ nhắn, nhỏ hơn nhiều so với Khướu Bạc Má.
Chim Khướu Mun Mái có mắt đen láy, phần đuôi mắt có vệ đen dài. Đỉnh đầu sẽ có một cụm nhỏ lông màu trắng.
??? XEM TIẾP: Giá bán chim Cu Gáy mới nhất
-
Chim khướu Bạc Má
Về hình dáng loài khướu này có một cụm lông nhỏ màu trắng dài chỉ thằng ngón tay ở 2 bên má. Vậy nên , người đời lấy đặc điểm này gắn thành cái tên cho chúng là khướu Bạc Má
Thường thì Khướu Bạc Má có nguồn gốc từ Bảo Lộc lông sẽ có màu xám nhạt, còn chim Khướu ở vùng Phú Giao lông sẽ có màu đỏ mận, Khướu Khe xanh lông lại có màu xám đậm…
Chân có màu đen, móng đen. Đặc biệt theo kinh nghiệm chơi chim lâu năm của tôi thì con chim nào có bốn móng chắc ở 2 chân thì đều hót rất hay.
Người xưa có câu “kỳ nhân dị tướng”, câu nói này cũng đúng với hầu hết các loài chim khướu.
Vậy nên, không quá bất ngờ khi rất nhiều người nuôi chim lâu năm thường săn lùng các loài chim khướu có dị tướng để mua với mức giá cao.
Mỗi anh em chơi chim là có những quan điểm riêng biệt. Có ông cho rằng Khướu Mun thì giọng vang, cao, hót dẻo dai hơn Khướu Bạc Má.
Ông khác lại gân cổ lên bảo Khướu Bạc Má Khe Sanh theo tôi mới là giống Khướu hót căng lửa nhất.
Theo nhận định của tôi thì không nên quá khắt khe trong việc ai đúng ai sai. Nếu bác thấy giống khướu này hót hay thì bác mua giống đó, bác kia cũng vậy.
Không nên đâm thọc, chê bai khiến cho cộng đồng chơi chim mất đoàn kết.
??? TÌM HIỂU THÊM: Chim Kiwi
6. Hướng dẫn cách chăm sóc Khướu
Kỹ thuật nuôi chim thì đơn giản tuy nhiên chăm sóc thế nào để chúng sống được lâu và hót căng lại là chuyện khác.
-
Chim khứu thay Lông
Đối với các loài động vật có lông thì việc thay lông là rất bình thường. Chim khiếu thường thay lông vào tháng 7 âm lịch sau khi quá trình sinh sản của chúng đã kết thúc.
Quá trình thay lông nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của mỗi chú chim. Khướu khỏe thì thanh lông sớm còn chim yếu thì quá trình này diễn ra chậm hơn.
Vào giai đoạn thay lông, chim Khướu phải đối mặt với tình trạng sức khỏe suy giảm, xệ cánh, tình trạng này bất kỳ chú khướu nào cũng phải trải qua 1 lần mỗi năm.
Nói thì có vẻ đơn giản, tuy nhiên nếu người chơi chim không chú ý chăm sóc, sưởi ấm, trùm lồng, bổ sung các thức ăn bổ dưỡng cho khướu thì chú chim rất dễ chết.
Thức ăn tốt nhất trong giai đoạn này nên là bột đậu xanh trộn trứng thay thì gạo rang trộn trứng như mọi khi.
Bạn không nên để vẻ ngoài của Khướu đánh lừa. Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp Khứu thay lông những vấn hót rất căng, tuy nhiên chỉ một thời gian sau là suy yếu và chết.
Mùa thay lông có lẽ là mùa buồn nhất của những chú Khiếu và người nuôi. Bởi phải bỏ ra nhiều công sức để chăm bẵm mà lại không được hưởng trọn vẹn giọng hót của Khướu.
??? XEM NGAY: Kinh nghiệm nuôi đà điểu làm giàu
-
Thức Ăn chim Khướu là gì?
Nếu chơi Khướu bổi chỉ để chúng sống thì ta cho ăn gì cũng được. Nhưng để chúng hót hay nhất vịnh bắc bộ và có sức khỏe dồi dào thì cần phải có một chế độ ăn uống khoa hoc và đủ chất.
Giống chim này có thể ăn thằn lằn, ếch, nhái, thịt bò, chuối, táo và các loại hoa quả khác. Nhưng thức ăn hằng ngày của chúng nên là gạo rang trộn trứng.
Cách làm thức ăn:
- Hòa trộn 1Kg gạo tấm với 20 lòng trứng gà hoặc vịt đều được.
- Rang đều gạo tấm trên bếp lửa nhỏ, khi gạo đã vàng thì bạn hòa trộn 20 lòng trứng với gạo.
- Cho thêm một chút đường, sữa bột và bột xương trộn khoảng 5 phút và đem phơi khô dưới nắng.
- Tấm gạo rang trộn trứng có thể cho khiếu ăn trong thời gian dài.
- Tuy nhiên, hàng tuần bạn nên đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời khoảng 3-5 tiếng để tránh ẩm mốc.
Một lưu ý khác bạn cần quan tâm là không nên thay đổi thức ăn của Khướu liên tục vò có thể sẽ làm chúng bị sốc.
Vậy nên, trước khi mua chim bạn cần hỏi thật cẩn thận người bán về chế độ ăn uống trước đây của chim để về chăm sóc được tốt hơn.
Khướu cũng đặc biệt thích ăn chuối, tuy nhiên chuối sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa của Khướu nên sẽ dễ khiến chất thải bị ra nhiều làm bẩn lồng.
Trong quá trình cho chim ăn bạn cũng cần đặc biệt chú ý về lượng nước có trong lồng. Khướu ăn và uống rất khỏe nên tuyệt đối không được để thiếu nước có thể khiến chúng bị chết.
❌❌❌ XEM TIẾP: Nguồn gốc giống chim Công
-
Tổ nuôi chim khướu
Vì loài chim có kích thước lớn nên chuồng nuôi chim khướu cũng cần phải đảm bảo đủ rộng rãi để chúng có thể thoải mái nhảy nhót.
Lồng thường được làm bằng mây hoặc tre, với các nan được đan khít. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đảm bảo không gian thoáng đãng bên trong, tránh để chim bị bí bách, mệt mỏi.
Ngoài ra, bạn nên treo một số cành cây trong lồng để chim có được cảm giác giống như đang ở ngoài thiên nhiên.
7. Một số tiêu chí lựa chọn chim Khướu tốt
Đại đa số những người mới chơi chim thường có thói quen mua thật nhiều chim để nghe nhiều giọng hót khác nhau.
Thế nhưng, với những nghệ nhân chơi chim lâu năm lại hoàn toàn ngược lại. Họ chỉ muốn chăm sóc 1,2 chú chim đã vượt qua sàng lọc gắt gao theo kinh nghiệm của họ.
1 là đỡ tốn kinh phí, 2 là có thể tập trung chăm lo cho chúng được tốt hơn. Thông thường, người chơi chim thường dựa vào 3 tiêu chí sau để chọn giống chim Khướu tốt
-
Giọng hót
Qua chia sẻ của người chơi chim lâu năm thì chim Khướu chỉ có 2 âm là Âm Thổ và Âm Kim. Những chú chim mang âm thổ thì giọng hót sẽ có phần Trầm còn âm Kim thì có xu hướng nhỏ nhưng lại vang khá xa.
Nhưng người chơi khiếu cũng thật khắt khe họ đa phần sẽ chọn giống Thổ pha kim. Tức giọng hót vừa vang nhưng lại có độ trầm bổng nhất định
Những chú chim Khướu hay hót thường sẽ dễ lọt vào mắt xanh của người mua. Trong giọng của những chú khướu thường sẽ có những âm thanh tương tối quen thuộc đôi khi sẽ có một số âm thanh khác thường như: tiếng gió hú, tiếng nước suối róc rách…
-
Về Vóc dáng
Tùy vào từng giống chim mà hình dáng của chúng sẽ không giống nhau.
– Phần Đầu: Chim Khướu có vóc dáng đẹp phải là chim có chiếc mỏ dài nhưng nhỏ.
Nếu bạn may mắn tìm thấy chú Khướu này hãy nhanh chóng chọn mua, bởi đây là chú chim khôn, học nhanh nên sẽ hót rất hay
– Về Mắt: Chim khiếu đẹp nhất phải là giống có mắt vàng, tiếp theo là mắt hạt lựu, cuối cùng là Khướu mắt nâu.
– Về Đuôi: Nên chọn mua Khướu có đuôi thước, to , dài
– Về chân: Cần chọn mua những chú chim có đầy đủ móng, chân cần thẳng, to để tạo được thế đứng vững chãi
-
Về cử chỉ
Một chú chim Khướu có duyên hay không được đánh giá qua cử chỉ, đây cũng là tiêu chí quyết định giá bán có cao hay không.
??? AI CŨNG ĐỌC: Con Cuốc kêu báo hiệu điều gì
8. Kỹ thuật phòng bệnh cho Khướu
Mặc dù Khướu là một dòng những giống chim có sức khỏe tốt nhưng cũng có thể mắc một số bệnh như: ghẻ, rận. Ngoài ra, nếu không chăm sóc tốt chúng cũng có thể mắc bệnh cảm, suy nhược cơ thể…
-
Bệnh ghẻ ở chân:
Bệnh xuất hiện nếu người chăm sóc không vệ sinh chuồng sạch sẽ cũng như không tắm thường xuyên cho chim.
Khi bị vi khuẩn Chorioptex tấn công thì chim bị khó chịu, nếu không điều trị kịp thời có thể sẽ khiến chim không đứng được trên cầu nữa.
Điều trị: Nếu chim đã mắc bệnh, bạn có thể điều trị bằng cách cho chân chim vào nước muối rửa sạch và xịt thuốc Frontline lên vết thương mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn
-
Bệnh rận:
Nếu có rận hút máu thì chim Khướu sẽ ngày càng ốm yếu và thường xuyên rỉa vào lông. Điều này vô tình khiến bộ lông bị xù lên, trông rất mất thiện cảm.
Điều trị: Sử dụng nước muối pha loãng để tắm cho chim đồng thời kết hợp dùng Fronline để xịt vào cánh sẽ trừ được rận.
Tóm lại để chim luôn khỏe mạnh thì cần cho chúng ăn uống tẩm bổ đầy đủ, kết hợp tắm nắng và cho đi ngủ sớm.
9. Chim Khướu giá bao nhiêu tiền 1 con?
Tùy thuộc vào từng giống chim Khướu mà giá bán sẽ khác nhau, cụ thể
- Khướu Bạc Má: Giá giao động từ 1 > 2 triệu đồng
- Khướu Mun: Giá giao động từ 1> 1,5 triệu đồng
- Khướu Đầu Bạc: Giá giao động từ 500> 1 triệu đồng
- Chim Khiếu da bò: 1 triệu 6/con
10. Mua, Bán chim Khiếu ở đâu tại Hà Nội, TpHCM
Bạn có thể tìm mua tại các cửa hàng chim cảnh tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh hoặc các chợ chim lớn gần khu vực bạn sinh sống để chọn mua trực tiếp.
Khi mua với số lượng lớn mức giá sẽ rẻ hơn rất nhiều
Hy vọng, qua những kinh nghiệm trên đây của tôi, các anh em chơi chim phần nào hiểu hơn về dòng chim Khướu cũng như phong trào nuôi chim cảnh sẽ ngày càng được nhân rộng trên khắp cả nước.