Cá mặt trăng là một trong những loài có tên gọi cực đẹp dưới lòng đại dương, thuộc họ cá mặt trời trong bộ nhà cá nóc. Tuy nhiên, chúng cũng là một trong nhiều bí ẩn mà các nhà thám hiểm luôn muốn tìm tòi, giải đáp. Cùng chúng tôi giải đáp tất cả những tin tức thú vị thông qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Cá mặt trăng là cá gì?
Loại cá này nhiều địa phương còn gọi là cá mặt trời, có tên gọi khoa học là Mola mola. Chúng là loài cá biển có kích cỡ tương đối lớn.
Đặc điểm nhận dạng dễ nhận biết nhất chính là các màu sắc sặc sỡ trên cơ thể khổng lồ của chúng. Mặc dù, sở hữu kích thước khổng lồ nhưng thân hình của cá lại tương đối ngắn vì chúng chủ yếu phát triển theo chiều dọc.
Những vùng nước sâu trong đại dương chính là địa điểm mà dòng cá khổng lồ ưa chuộng và thường hay lặn xuống săn mồi.
Theo các nhà khoa học thì giống cá này được xếp vào nhóm có khả năng đẻ trứng nhiều nhất dưới đại dương. Dù chỉ mang thai trong 3 tuần nhưng số lượng trứng trong mỗi chu kì sinh sản có thể lên đến khoảng 300 triệu trứng.
??? ĐỌC TIẾP: Cá Hề
Đặc điểm hình dáng
Xét về bề ngoài thì cá có thân hình bầu dục, dẹt, chiều dài cơ thể đao dộng từ 3,5- 5,5m, trọng lượng có thể đạt từ 1400 kg – 1700 kg. Nếu nhìn từ xa thì cá hình dáng nhỏ bé nhưng sự thực thì chúng to lớn hơn bạn tưởng rất nhiều khi tiếp xúc ở cự ly gần..
Các đường nét cơ thể không bằng phẳng như các loài cá khác mà có phần gập ghềnh, lượn song, chỗ cao chỗ thấp, không đều.
Trông giống như một hòn đá có hình trái xoan, các bộ phận trên cơ thể của chúng có phần đầu là chiếm diện tích lớn nhất.
Chính vì vẻ ngoài mất cân đối như vậy nên so với những kình ngư của đại dương khác thì cá mặt trăng có phần kém cỏi hơn về mảng bơi lội.
Phần vây lưng, vây hậu môn của cá ngắn, nằm ở phần cuối cùng của thân, gần như đối xứng với nhau.
Phần da có phần thô, xấu xí và hoàn toàn không có vảy. Về màu sắc thì thân trên cá trên thường là xám hoặc nâu, còn bên dưới nhạt hơn.
Thức ăn
Dù có thân hình khổng lồ nhưng loài cá này chẳng bao giờ ăn được những con mồi có kích cỡ to lớn. Thức ăn chính của chúng bao gồm: Rêu, tảo, giáp xác nhỏ, động vật giáp xác phù du, ấu trùng cá chình…
Tập tính
Sở hữu vẻ ngoài hung bạo, to lớn và có phần đáng sợ là vậy nhưng dòng khá này có sức khỏe tương đối yếu. Hầu hết thời gian trong ngày chúng không đủ sức để bơi lội mà chỉ thả mình trôi theo dòng nước bồng bềnh.
Ngay cả những con cá trưởng thành thì sức khỏe cũng không “khá khẩm” hơn, chúng chỉ thay đổi phong cách thành bơi nghiêng theo một hướng.
Vì thói quen sống ở vùng nước sâu nên các chức năng thần kinh cũng như giác quan của cá bị suy giảm và ảnh hưởng rất nhiều.
Dưới tác động kể trên, một số nhóm cá cùng sống ở khu vực này đã tiến hóa thêm chức năng tự sưởi ấm mắt và não nhằm hạn chế ảnh hưởng từ vùng nước sâu.
Sau quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học cũng phát hiện ra bộ phận làm nhiệm vụ sinh nhiệt để sưởi ấm của cá mặt trăng chính là cơ hoành
Cơ hoành được biết đến là nhóm cơ lớn nhất trong cơ thể, được bố trí gần khu vực não và dây thần kinh thị giác chỉ cách não một lớp xương mỏng.
Nơi sống
Thông thường, giống cá này sinh sống chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới. Tùy theo thời tiết, khí hậu mà chúng sẽ di cứ tìm nơi ẩn nấp thích hợp.
Khi thời tiết quá oi bức thì cá sẽ di chuyển sang các vùng ôn đới hoặc hàn đới để tìm hơi lạnh.
Mặc dù, khả năng bơi yếu nhưng để đối diện với những cơn bão dưới lòng đại dương thì chúng thường lật ngang thân mình để di chuyển
Nếu rơi vào tình huống sinh tử thì tốc độ bơi của chúng sẽ không còn chậm chạp nữa. Sở dĩ, chúng ta ít khi nhìn thấy loài cá này là vì chúng sống rất xa đất liền.
Cá con thường tập hợp thành đàn để tìm thức ăn và học cách săn mồi, bảo vệ lẫn nhau. Tuy nhiên, đến khi trưởng thành chúng chỉ thích sống đơn lập từng cá thể, trôi phiêu du khắp cõi đại dương.
➤➤➤TÌM HIỂU: Cá sấu
2. Cá mặt trăng giá bao nhiêu tiền?
Gần đây, một số ngư dân ở Nghệ An đã đánh bắt được một chú cá có thân hình đặc biệt. Một số ý kiến nhận định đấy chính xác là loại cá mặt trăng quý hiếm, một số khác thì không.
Do ngư dân vốn có ít kiến thức về các loài cá nên không có gì để đối chiếu hay so sánh. Trước tình hình này, các ngư dẫn đã mang con vật có hình thù kì lạ ấy đến Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu.
Do có giá trị kinh tế lớn nên nhiều người đã đầu tư tàu, thuyền, lười để săn bắt cá thu lợi bất chính. Tuy nhiên, bạn và những người xung quanh cần chung tay ngăn chặn và xóa bỏ tệ nạn này.
➤➤➤ XEM NGAY: Trắm Đen
3. Cá mặt trăng có thể làm thức ăn không?
Dù thuộc bộ cá Nóc nhưng loài sinh vật này không mang độc tố. Chúng đã từng được săn bắt và là món ăn nổi tiếng ở Nhật Bản, Hàn Quốc. Có thể nói đây chính là loài hải sản chất lượng có giá cực kỳ đắt đỏ. Thế nhưng, không phải bất cứ đâu trên Thế giới cũng lấy cá mặt trăng làm món ăn. Duy chỉ có vùng biển nhiệt đới xa khơi mới dễ bắt gặp.
✘✘✘ XEM NGAY: Cá Ping Pong
4. Cá mặt trăng & Nguy cơ tuyệt chủng?
Tại VN, loài cá này được liệt vào Sách đỏ và cần được bảo tồn. Tính tới thời điểm hiện tại thì những cá thể xuất hiện trong lãnh hải cực khan hiếm. Người dân mà thấy loài cá này nổi lên mặt nước thì không được phép đánh bắt.
Tại châu Âu, mua bán, dùng cá mặt trăng làm thực phẩm bị cấm tuyệt đối. Theo thống kê thì số cá thể còn tồn tại đến nay chỉ khoảng 250 con (đã trưởng thành). Cần chung tay bảo tồn để giữ vững sự cân bằng hệ sinh thái của môi trường dưới nước.