Cá mặt quỷ là loài cá có thân hình xấu xí, cơ thể có nọc độc nhưng lại có giá trị cao về ẩm thực. Chắc hẳn, rất nhiều người sẽ tò mò về hình dáng và đặc tính của loài sinh vật này. Hãy tiếp tục kéo xuống dưới để tìm hiểu chi tiết nhé.
Nội dung bài viết
1. Nguồn gốc cá mặt quỷ
Dòng cá này còn có tên khác là cá đá, tên tiếng anh là Stonefish, thuộc họ cá mao mặt quỷ được phát hiện lần đầu vào năm 1801. Chúng được mệnh danh loài chúa tể chơi độc sống dưới đại dương, nộc độc của cá có thể giết chết một người trưởng thành chỉ trong vài giờ.
Cá có ngoại hình xù xì, xấu xí cùng lớp vảy bên ngoài của cứng, thô ráp, màu sắc gần giống như những rạn san hô đã chết.
Vẻ ngoài gai góc là một lợi thế giúp loài cá này có thể ẩn nấp và ngụy trang trước kẻ thù và con mồi.
Khi trưởng thành, cá có chiều dài từ 20 – 50cm, cân nặng khoảng 1- 1,5 kg. Cá có phần dầu to, rộng, hàm răng sắc nhọn. Nọc độc của cá được tích trữ trong 13 chiếc vây lưng, ngay cả khi chết thì nọc độc vẫn có thể lưu lại trên cơ thể
??? XEM NGAY:
2. Cá mặt quỷ ăn gì?
Thức ăn chủ yếu của cá là các loại cá nhỏ, tôm, mực, các sinh vật phù du sinh sống ở tầng đáy. Trong trường hợp lượng thức ăn khan hiếm cá có thể tấn công rắn hoặc những loài vật kích thước lớn hơn.
?️?️?️ XEM TIẾP VỀ: Cá Phát Tài
3. Cá mặt quỷ sống ở đâu?
Loài cá này sinh sống chủ yếu trong những vùng nước nông dọc bờ biển. Vẻ bề ngoài trông như những tảng đá sẽ giúp cá ngụy trang và sinh sống tốt trên môi trường cạn khoảng vài ngày.
Tại Việt Nam, chúng được tìm thấy nhiều tại cá vùng biển duyên hải miền Trung, Nam Trung Bộ như: Đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Thuận và Nha Trang.
Cá sinh sản bằng hình thức đẻ trứng và không có tập tính di cư khi đến mùa giao phối. Trung bình, một lần sinh nở cá mẹ có thể đẻ từ 1,2 – 2 triệu trứng. Mùa sinh sản của cá thường diễn ra vào 2 đợt ở trong năm:
- Đợt 1: Từ tháng 3 – tháng 6
- Đợt 2 Từ tháng 9 – tháng 10
⚠️⚠️⚠️ NÊN ĐỌC:
4. Cá mặt quỷ có độc không?
Dòng cá này có giá trị thương phẩm cao nhưng ngư dân lại e ngại trong việc đánh bắt. Nguyên nhân là vì nọc độc ở phần vây lưng của cá khi vào cơ thể người có thể gây tê liệt hệ thần kinh và cơ tim, gây rối loạn huyết áp, khó thở.
Nếu hàm lượng nọc độc lớn có thể khiến tim co giật, tử vong sau 2h đồng hồ.
??? Tiếp tục đọc: Các loại cá rồng
5. Cá mặt quỷ nấu món gì ngon?
Phần thịt loài cá này có hương vị thịt đậm đà, dai giòn, thơm ngon, vừa giống thịt gà vừa giống thịt tôm hùm. Tuy nhiên, nếu không có kinh nghiệm làm sạch thì rất có thể bị nhiễm độc khi ăn hoặc chế biến.
Cá mú mặt quỷ nướng muối ớt
Các món nướng thường được thực hiện rất đơn giản, nhanh chóng nhưng luôn có sức hút đặc biệt với mọi người. Đặc biệt, với những người thích nhậu thì chỉ cần 1 con cá nướng cũng có thể ngồi lai rai cả ngày cùng đám anh em rồi. Tuy nhiên, để món ăn có hướng vị thơm ngon hơn thì nên chọn cá tươi để chế biến.
- Cá rửa sạch, loại bỏ lớp vỏ, gai độc, ướp cùng muối, ớt khoảng 45″
- Bọc cá trong giấy bạc chuyên dụng để tránh món ăn bị khô
- Lật đều 2 bên thân cá 15″/lần để đảm bảo chín đều
- Thịt cá sau khi chín sẽ có màu trắng muốt, mịn màng.
Cá sau khi nướng sẽ dậy mùi thơm cuốn hút, bạn có thể chấm cùng mắm me chua ngọt và tương ớt đều rất ngon.
⚠️⚠️⚠️ NÊN TÌM HIỂU:
Lẩu cá mú mặt quỷ
Nếu bạn đã quá ngán các bán xào, chiên, luộc thì nấu lẩu sẽ là phương án thay đổi khẩu vị thích hợp nhất. Mặc dù đơn giản hấp dẫn nhưng để chế biến ngon thì người nấu sẽ phải đặt rất nhiều tâm huyết. Nước lẩu thái chua cay khi ăn sẽ dậy lên mùi thơm và vị cay nồng của nước lẩu sẽ khử sạch mùi tanh
Nguyên liệu: Thịt cá, xương ống heo, thịt bò, cà chua, rau muống, rau cần, ớt, chanh, gia vị, hạt nêm, mì…
- Cá sau khi lọc và vệ sinh sạch sẽ ướp cùng với hạt nêm, hạt tiêu để tăng hương vị
- Rửa sạch xương ống heo, xương cá rồi đun trong một chiếc nồi lớn để lấy nước.
- Lấy một chiếc chảo, phi thơm hành, đổ cà chua đã cắt nhỏ vào xào
- Đổ hỗn hợp trong chảo vào nồi nước dùng đã đun ở trên và cho thêm gia vị
- Thả cá, thịt bò. váng đậu cùng các loại rau ăn kèm vào rồi thưởng thức
??? ĐỌC THÊM: Cá Sấu đầm lầy
6. Cá mặt quỷ là cá nước ngọt Đúng hay Sai?
Như phần giới thiệu ở đầu bài thì loài cá này sống ở môi trường nước mặn. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện dòng cá mặt quỷ sống trong môi trường nước ngọt để làm cảnh.
Cá thường sinh sống ở khu vực châu Á, chủ yếu ở vùng Nam Á và khu vực Đông Nam Á. Dòng cá này có kích thước nhỏ hơn và không xù xì như dòng cá chép mặt quỷ biển. Chiều dài cơ thể chỉ từ 20 – 30cm và không có độc tính
??? ĐỌC THÊM: Cá chình điện
7. Mua, Bán Cá mặt quỷ ở đâu tại Hà Nội, Tp Hcm?
Đây là dòng cá khá hiếm, không phải do số lượng cá thể mà vì rất ít người dám trực tiếp ra biển để đánh bắt. Chính vì số lượng đánh bắt không nhiều nên rất khó để mua nếu không đặt trước 1,2 tháng.
Nếu thực sự muốn mua hãy tìm tới các đơn vị kinh doanh hải sản biển có tiếng để cọc tiền và chờ đợi hàng về.
Hiện nay, thị trường TMĐT cũng tương đối phát triển nên bạn có thể đặt hàng qua Fanpage, Sàn Shopee, Lazada hoặc qua Fb cá nhân
✅✅✅ CLICK NGAY: Cá nemo
8. Cá mặt quỷ giá bao nhiêu tiền 1Kg?
Thông thường, lượng cung khan hiếm sẽ đây giá bán lên cao. Đối với loài cá này cũng không phải ngoại lệ. Theo khảo sát của Vương Quốc Loài Vật thì hiện nay giá bán cá được chia theo trọng lượng.
Cụ thể
- Cá có cân nặng từ 1- 2kg sẽ có mức giá: 450 nghìn đồng/kg.
- Cá có cân nặng từ 4- 5kg sẽ có mức giá: 900 nghìn đồng/kg.
Trên đây là toàn bộ những thông tin vắn tắt về dòng cá mặt quỷ – Sát thủ nọc độc nơi đáy đại dương. Để biết thêm thông tin về những dòng cá khác bạn hãy truy cập website Vuongquocloaivat.com để khám phá thêm những điều thú vị và hấp dẫn nhé