Cá mập đầu búa có vẻ ngoài trông vừa cồng kềnh, vừa lạ mắt với phần đầu ngang phè phè, chẳng giống ai. Tuy nhiên, khi đi sâu vào khám phá những tập tính và hành vi, bạn sẽ thấy con vật này không hề dữ tợn, khó gần như tạo hình.
Nội dung bài viết
1. Đôi nét về cá mập đầu búa khổng lồ
Cá đầu búa (Sphyrna mokarran) là một trong những đại diện nổi tiếng nhất của lớp Cá sụn và cực nổi danh với chiếc đầu kỳ dị của mình. Vậy ngoài đặc điểm đã làm nên tên gọi, bạn còn biết gì về loài vật thú vị trên?
1.1 Nguồn gốc
Nghiên cứu cho thấy loài cá này đã xuất hiện cách đây hàng triệu năm, chúng được tìm thấy lần đầu ở khu vực ven biển Nam Mỹ. So với thời điểm mới phát hiện, chúng không có thay đổi nhiều về mặt hình thức và tập tính. Và hiện nay, ngoài “cái nôi” vừa chia sẻ, người ta còn bắt gặp chúng ở nhiều vùng biển thuộc khu vực Đại Tây Dương bao la.
1.2 Hành vi
Cũng như những người anh em của mình, cá nhám búa có đặc tính cực hung dữ và rất dễ bị kích động. Chúng thường chủ động săn mồi và dễ dàng gây hấn với các cá thể xung quanh, kể cả với đồng loại. Điều này lại càng thể hiện rõ trong mùa ghép đôi của con vật. Bên cạnh đó, ngoài tấn công thì khả năng phòng thủ của loài vật này cũng được đánh giá rất cao.
Chúng sẵn sàng ẩn mình bên các hốc đá, rặng rong rêu để chờ đợi cơ hội hoặc thoái lui khi cần. Ngoài ra, khả năng xoay chuyển cơ thể siêu nhanh nhạy, linh hoạt cũng là đặc điểm giúp phân biệt cá nhám búa với những họ hàng gần.
1.3 Đặc điểm
Đặc trưng của con vật này là có thân lớn, thuôn dài, kích thước trưởng thành có thể chạm ngưỡng 6 mét. Hệ vây lưng, ngực, đuôi không nằm dàn trải nhưng phân hóa mạnh và trông rất sắc nét. Da không phủ vảy, phía trên có màu xám xanh, dưới có màu trắng bạc.
Điểm đáng nói nhất chính là cấu tạo phần đầu của chúng. Con vật có miệng rộng, phía trên đầu phát triển mở rộng sang hai bên, trông như một chiếc búa lớn. Trong đó cặp mắt của chúng phân bổ đều ở 2 đầu trái – phải. Nhờ cách định vị thị giác kỳ lạ này mà trường quan sát của cá nhám búa vô cùng ấn tượng, chạm ngưỡng 360 độ. Chính vì vậy, chúng có thể “tia” mồi cực nhanh, hỗ trợ đắc lực vào hành trình kiếm ăn.
Ngoài những điều thú vị trên, cá nhám búa còn là loài sinh vật có thêm 2 giác quan đặc biệt. Vừa để phân biệt các sóng tần số, vừa dễ nhận diện điện trường của những con vật khác nhau. Điều này không chỉ có lợi cho hành trình săn mồi mà còn giúp chúng tránh đụng độ với kẻ thù nguy hiểm.
1.4 Nơi sống
Loài vật này không sống tập trung ở 1 khu vực nhất định mà phân bố rải rác ở vùng ven biển nhiệt đới, ôn đới. Thường nằm giữa vĩ độ 36 độ Đông và 46 độ Tây.
Đặc biệt chúng có thể sinh sống ở tầng nước trên, nước giữa hoặc chạm tới độ sâu xấp xỉ 500 mét nhờ khả năng chịu áp lực, độ rộng muối cực ấn tượng. Khảo sát thực tế cho thấy cá nhám búa tập trung số lượng lớn ở vùng Malpelo thuộc Nam Mỹ, Đông Phi, Nam Phi và đảo Cocos.
1.5 Sinh sản
Loài vật này thường ghép đôi 1 thời gian ngắn trước sinh sản, cá cái đẻ con với số lượng khoảng 20-30 con/lứa. Con non có hình dạng giống mẹ đến 90%, kích thước cỡ 60-70cm nhưng đầu của chúng tròn hơn cá thể trưởng thành. Đặc biệt, cá mập con không có được sự chăm bẵm của bố mẹ mà sống tự lập ngay khi chào đời.
Ngoài phương thức truyền thống trên thì trong môi trường nuôi nhốt, người ta còn bắt gặp hiện tượng sinh sản vô tính ở cá cái. Chúng vẫn đẻ ra con non bình thường mà không cần có sự tham gia của con đực. Điều này có lợi cho việc duy trì nòi giống nhưng sự nghèo nàn về vốn gen có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sống sót của thế hệ sau.
1.6 Thức ăn
Thức ăn chủ yếu của cá nhám đầu múa là các loài cá đuối, cá thu, cá mòi…. Trong một số trường hợp, chúng còn ăn cả những sinh vật có quan hệ gần nhưng size bé hơn như cá mập vây đen. Đặc trưng của loài vật trên là săn mồi vào buổi tối. Ít khi đi thành đàn mà thường kiếm ăn đơn độc, tấn công trực diện thay vì rình và vồ mồi.
1.7 Tuổi thọ
Khi sinh trưởng trong môi trường tự nhiên với điều kiện cực thuận, chúng có thể sống tới 60 năm. Với điều kiện thông thường thì tuổi thọ cá sẽ dao động trong khoảng 45-50 năm tuổi. Trong môi trường nuôi nhốt, chúng thường chỉ sống được 30-40 năm.
2. Cá mập đầu búa có ăn thịt người không?
Mặc dù là động vật ăn thịt, tính hung dữ, dễ bị kích động nhưng cá mập đầu búa lại hầu như không gây hại đối với con người. Tuy nhiên, nếu con người có những hành động khiêu khích, cà khịa thì cá có thể gây sát thương cho đối phương.
3. Cá mập búa – Đứng bên bờ tuyệt chủng
Hiện nay, do sự thay đổi của khí hậu, địa chất, việc đánh bắt thiếu bừa bãi của con người đã khiến cho số lượng cá sụt giảm đáng kể. Số liệu ghi lại cho thấy trong 30 năm qua, đã có hơn 95% lượng cá nhám búa tại khu vực Đại Tây Dương bị mất đi. Số còn lại sinh sản và phục hồi rất chậm. Điều này cho thấy nếu không có biện pháp hữu hiệu, tức thời để bảo vệ cá thì chẳng mấy chốc mà chúng sẽ đứng bên bờ của sự tuyệt chủng.
Có rất nhiều điều thú vị xoay quanh cá mập đầu búa, không chỉ ở hình thái mà còn là tập tính, đặc tính sinh sản và săn mồi của con vật. Và nếu quan tâm đến loài cá này thì hãy chung tay cùng cộng đồng bảo vệ chúng ngay hôm nay bạn nhé!