Cá Betta Rồng Đen thuộc dòng cá chọi và là loài thiện chiến khi đến tuổi trưởng thành. Người ta thường tránh nuôi các con trống với nhau vì sẽ tạo ra “bi kịch” tranh giành lãnh thổ. Dù vậy nhưng vẫn rất nhiều người nuôi chúng vì vẻ ngoài đẹp mắt. Còn khá nhiều lưu ý khi tập tành nuôi giống loài này. Cùng tìm hiểu cách cho ăn và chăm sóc vật nuôi khỏe mạnh nhé!
Nội dung bài viết
1/ Nguồn gốc cá Betta Rồng Đen?
Betta nói chung là loài có nguồn gốc từ các khu đầm lầy ở Đông Nam Á. Người ta hay nhầm giống này với cá xiêm. Thế nhưng, thực chất phân loại của chúng là xiêm rồng hoặc thia xiêm. Có thể bạn đã biết, Betta thuộc lớp vây tia và thuộc bộ cá chọi điển hình. Do đó, giống hắc long cũng mang những đặc điểm tương tự.
Cá sống trong tự nhiên tại các vùng đồng bằng ngập lụt hoặc khe rãnh suối. Sau đó được người ta phát hiện và mang về, thuần hóa nuôi trong bể. Những con nhỏ khá hiền lành, dễ nuôi, nhưng sau khi trưởng thành sẽ dần bộc lộ bản năng. Vì thế, nếu muốn nuôi chung cùng giống khác thì người chăm phải có nhiều kinh nghiệm. Đừng nhầm lẫn Betta Rồng với cá Rồng nhé! Vì diện mạo và kích thước của chúng khác nhau hoàn toàn.
➤➤➤ XEM THÊM: Cá Chuột Sao
2/ Đặc điểm ngoại hình cá Betta hắc long
Con trưởng thành gây ấn tượng bởi bộ vây mềm mại như tấm vải lụa. Chúng được chia thành nhiều dạng với màu sắc khác nhau. Sặc sỡ thì có đỏ, cam, vàng,… Trầm ổn hơn thì chính là giống Rồng Đen với hai màu đen, trắng tối giản. Nhận biết qua một số đặc tính sau:
- Thân: Màu trắng từ đầu đến thân đuôi. Viền miệng màu đen. Chúng thường bị lem màu đen trên vảy. Con nào càng loang ít thì càng hiếm và được đánh giá cao.
- Vây: Vây lưng, vây dưới, đuôi đều có màu đen với các tia trắng xen kẽ. Đuôi xòe hình quạt tròn cực đẹp. Một số con sẽ có đuôi rủ xuống, khi bơi chúng chuyển động trong nước vô cùng uyển chuyển.
- Màu mắt: Đen, trắng tùy di truyền đặc điểm từ con bố mẹ.
Do bản tính thiện chiến nên các vây của chúng lúc nào cũng duỗi căng. Tuy nhiên, mấy con này không tự nhiên “gây sự” đâu nhé! Chúng chỉ chiến đấu khi có loài khác xâm lấn và đe dọa đến lãnh thổ hoặc giành con cái.
➽➽➽ BẠN BIẾT GÌ VỀ DÒNG: Cá tỳ bà bướm
3/ Cách nuôi Betta Rồng Đen khỏe mạnh, sống dai
Do được thuần hóa từ tự nhiên nên Betta hắc long có khả năng thích nghi cực kỳ tốt. Tuy nhiên, đó là khi thả nó về chỗ sống vốn có. Còn nuôi tại bể thủy sinh thì cần nhiều điều kiện đảm bảo sức khỏe. Lưu ý những vấn đề sau nếu muốn nuôi được trong thời gian lâu dài.
Thức ăn
Giống Rồng Đen ăn tạp nên chuẩn bị đồ ăn cho chúng vô cùng đơn giản. Loăng quăng, phù du, trùn chỉ,… đều có thể hấp thu và tiêu hóa tốt. Dinh dưỡng sẽ được đảm bảo nhất khi con non được được ăn thịt đến khi trưởng thành. Nếu thực sự không có thời gian hay chỗ bảo quản thì mới tính đến bước mua hạt công nghiệp.
Còn không, hãy đảm bảo bể nuôi luôn có đủ trùn chỉ. Trong tủ lạnh luôn chuẩn bị sẵn trùng huyết đông lạnh. Không cần cho ăn quá nhiều vì có thể gây phình bụng. 2 lần/ngày và chỉ cần 1 lượng nhỏ, hoặc có thể cho ăn cách ngày. Đảm bảo tối đa 8-10 bữa/tuần.
Bể cá
Do thuộc giống cá chiến nên tốt nhất nên nuôi loài này ở bể riêng, tránh xung đột. Thường xuyên thay nước để giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, không lẫn tạp chất hay khuẩn gây hại. Chuẩn bị bể nuôi với các tiêu chí dưới đây:
- Nhiệt độ: 24 – 30 độ C
- pH: 7 – 7,5
- dH: 7 – 20
- Lượng nước: Chỉ nên đổ ⅔ bể, thêm vài hạt muối (tuyệt đối không dùng muối Iot) khi pha nước.
Phòng bệnh
Do chưa thích ứng được môi trường nuôi nhốt và dễ gặp căng thẳng nên Betta khá nhiều bệnh. Vì vậy, lời khuyên đưa ra cho bạn là phòng vẫn hơn chưa, vì chữa khá khó khăn. Tuổi đời của loài này thường từ 3-5 năm.
Nếu môi trường tốt, chúng có thể kéo dài tuổi thọ nhưng không quá dài. Các bệnh thường gặp có thể kể đến như:
- Đốm trắng: Có ký sinh trùng dưới da và xuất hiện nhiều đốm trắng khắp thân mình.
- – Gây ra hành vi khác thường: Bơi giật cục, thường xuyên cọ vào thành bể.
- – Điều trị: Cách ly ra bể riêng, tăng nhiệt độ nước lên chuẩn 29 độ C. Hoặc cho tắm nước muối sinh lý. Chia thành 4 đợt chữa, mỗi lần kéo dài 3-4 ngày, giữa mỗi đợt thay 50% nước trong bể.
- Thối vây: Rất dễ xảy ra do cơ thể bị suy giảm miễn dịch hoặc căng thẳng.
- – Dấu hiệu: Vây bị mất màu và lan dần tới phần thân.
- – Điều trị bằng thuốc muối, Melafix, Maracyn và nhớ cách ly. Tránh để tiếp xúc với mang cá. Kết hợp thay nước liên tục (1-2 lần/ ngày) và nhỏ thêm 2 giọt formol.
- Lở miệng: Do môi trường sống bẩn, không vệ sinh cẩn thận. Miệng cá bị sùi lên các hạt lốm đốm, có thể xuất hiện ở thân, mang,… Dùng Malachite Green để chữa và tuyệt đối không thay đổi nhiệt độ nước.
✘✘✘ CHIA SẺ THÔNG TIN VỀ DÒNG: Cá mú trân châu
5/ Cá Betta Rồng Đen giá bao nhiêu tiền?
Giá bán sinh vật này được chia theo giới tính và sắc thái biểu hiện trên da của mỗi loài. Như bạn đã biết, màu đen loang trên da cá có thể nhiều hoặc ít phụ thuộc di truyền. Những con ít loang thường hiếm hơn, do đó giá bán cũng đắt hơn, vài trăm là chuyện bình thường.
Tuy nhiên, thị trường hiện nay phổ biến các dòng loang nhiều trên thân. Giá bán chênh lệch do giới tính. Cụ thể:
- Trống: Khoảng 120 – 150K/con
- Mái: 100 – 120K/con
Thông thường, ta cần nuôi 1 đôi để tránh việc chúng bị stress cũng như dễ gây giống. Tất nhiên, dù loang nhiều hay ít thì con nào có vây càng đẹp giá sẽ càng đắt.
6/ Mua, Bán cá Betta Rồng Đen ở đâu uy tín nhất
Betta Rồng Đen được bán tại hầu hết các tiệm chuyên cây cảnh, động vật thủy sinh. Tuy nhiên, khi đi mua, bạn cần chọn những nơi mà người bán thực sự hiểu về cá betta. Bởi chỉ những người như vậy mới thực sự nhập về con giống có sức khỏe tốt. Hơn nữa, nếu dự định nuôi cho sinh sản thì có thể xin thêm tư vấn từ chủ cửa hàng.
Do đó, tìm 1 đơn vị uy tín, chất lượng là việc vô cùng quan trọng. Ngoài ra, có thể tìm hiểu trên các website, diễn đàn,… chuyên về loài Betta. Họ luôn có những con hình thức độc đáo và quy trình chăm sóc cẩn thận cho người mới. Đặc biệt, nên xem xét tình trạng thật cẩn thận và mua đúng giá, tránh để kẻ gian lợi dụng.
Cá Betta Rồng Đen chỉ là 1 nhánh nhỏ trong chi Betta rộng lớn. Còn nhiều giống khác có vẻ ngoài đặc sắc không kém phần thu hút. Nếu tìm hiểu kỹ về dòng này, hẳn bạn sẽ phấn khích đến độ muốn nuôi cả đàn lớn. Dự định như vậy thì đừng bỏ qua các phương pháp chăm sóc và phòng bệnh trên đây nhé!