Cá Betta, cá lia thia, cá xiêm hay cá chọi cảnh thực chất là cùng một dòng cá, tùy từng vùng miền mà có cách gọi khác nhau khiến nhiều người nhầm lẫn. Để biết thêm nhiều thông tin thú vị về dòng cá này các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!
Nội dung bài viết
1. Nguồn gốc Cá Betta
Cá Betta là dòng cá nhỏ sinh sống trong môi trường nước ngọt.
Với hình dáng nhỏ nhắn, cơ thể uyển chuyển, màu sắc sặc sỡ chúng được rất nhiều người yêu thích và nuôi dưỡng làm cá cảnh trong các bể cá phong thủy hay hồ thủy sinh.
Cá Betta thực chất là một chi cá, trong chi cá Betta bao gồm rất nhiều loài cá trong đó có cá lia thia. Cá lia thia còn có tên gọi khác là cá xiêm và cá Betta thuần dưỡng.
Chính vì điều này, các bạn có thể sử dụng tên cá Betta, cá xiêm hay cá lia thia đều được và không sai.
Cá lia thia là dòng cá hoang dã thuộc khu vực Thái Lan, Campuchia và khu vực bán đảo Mã Lai.
2. Đặc điểm của cá Betta
Cá Betta là dòng cá cảnh nhỏ với màu sắc vô cùng sặc sỡ. Một chú cá xiêm khi trưởng thành chỉ dài từ 6 – 8cm.
- Phần đầu của cá tương đối nhỏ, phần miệng nhỏ – hàm dưới dài hơn hàm trên.
- Đôi mắt của cá có tỷ lệ trung bình và hơi lồi.
- Phần thân của chúng khá nhỏ, phần lưng hơi gù.
- Xung quanh cơ thể cá từ phần lưng cho đến bụng đều được bao phủ bởi lớp vây dài mềm mại và uyển chuyển.
- Đuôi của cá khá dài và rất đa dạng về kiểu cách.
Cá chọi cảnh là dòng cá khá hung hăng, khi bị kích động có thể thay đổi màu với những màu sắc rực rỡ.
Dòng cá này có màu sắc vô cùng rực rỡ, một số màu sắc thường thấy: màu đỏ, xanh ngọc, cam, trắng đốm đỏ, trắng đốm đen, xanh lá, ánh kim (màu vàng đồng)….
???BẠN BIẾT GÌ VỀ: Cá Thu
3. Cá lia thia sinh sản?
Cá lia thia sinh sản theo hình thức giao phối và đẻ trứng. Hình thức giao phối của dòng cá này khá đặc biệt, được gọi là ép hoặc quấn lấy cá cái.
Cá đực sẽ dùng thân hình uốn cong ép chặt lấy cá cái.
Mỗi lần cá đực ép cá cái, cá cái sẽ sinh sản được 10 – 40 trứng, ngay sau khi cá cái đẻ trứng, cá đực sẽ phóng tinh trùng vào mỗi quả trứng.
Sau khi kết thúc quá trình sinh sản, chỉ có cá đực làm nhiệm vụ trong coi và chăm sóc trứng đến khi nở.
Cá betta nhả bọt? Điểm đặc biệt trong khi chăm sóc trứng, cá đực nhả bọt khí bằng oxy rồi cho trứng vào bọt khí đó để bảo vệ và ấp.
Sau khoảng 30 – 40 giờ kể từ khi đẻ, trứng sẽ nở và cá đực sẽ chăm sóc cá con khoảng 2 ngày thì mới tách con.
??? THAM KHẢO: Bí quyết nuôi cá rồng lên màu đẹp
4. Phân loại Cá Betta
Cá Betta là dòng cá cảnh nhỏ được nhiều người yêu thích và rất đa dạng về chủng loại với nhiều màu sắc.
Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một vài dòng cá chọi cảnh được nhiều người trên thế giới yêu thích nhất.
Cá lia thia rồng
Cá betta rồng hay còn gọi là xiêm rồng, lia thia rồng, chọi rồng… dòng cá này có nguồn gốc đến từ các nước thuộc khu vực Đông nam Á.
Dòng cá này có rất nhiều màu sắc vô cùng sặc sỡ. Thông thường, dòng cá này khi trưởng thành có chiều dài khoảng 8cm.
Thân hình của chúng hơi dẹt giống với cá rồng, đuôi và vây lớn xòe rộng. Một số dòng cá Betta rồng phổ biến:
Betta rồng đỏ: toàn bộ thân hình của cá có màu đỏ hoặc phần đuôi và miệng đỏ.
Betta rồng đen: dòng này toàn bộ thân hình sẽ có màu đen, có con thân hình sẽ hơi có màu xám trắng.
Betta rồng xanh: toàn bộ thân hình hoặc phần vây có màu xanh dương đậm.
Betta rồng vàng: cơ thể chúng có màu vàng nhạt và phần đuôi xòe rộng.
Betta rồng đuôi tưa: dòng cá rồng này có rất nhiều màu, điểm đặc biệt nằm ở cấu tạo của đuôi, phần đuôi chia nhỏ và không xòe rộng.
Betta rồng dumbo Thái Lan: dòng cá betta rồng thái được rất nhiều người yêu thích, bởi màu sắc sặc sỡ cùng với đó là phần vây và đuôi của chúng xòe rộng như những chiếc quạt.
Chúng có tên gọi khác là xiêm thái, lia thia thái và chọi thái…
Cá lia thia koi
Dòng cá này là kết quả lai giữa dòng cá lia thia thuần chủng cùng với dòng cá vàng Koi nổi tiếng của đất nước Nhật Bản.
Cá Betta koi có thân hình gần giống với dòng cá vàng koi và phần đuôi có sự lai tạo giữa 2 dòng cá. Một số dòng cá lia thia koi phổ biến nhất.
Cá Betta fancy koi: cá betta fancy koi hay lia thia fancy, xiêm koi, chọi koi là dòng cá đẹp có khả năng đổi màu.
Màu sắc của chúng có màu đốm vô cùng sặc sỡ. Tùy từng cách phối giống, cá betta fancy koi có thể có đuôi xòe rộng hoặc đuôi dài mềm uyển chuyển giống cá chép koi.
Dòng cá này có những mảng màu đốm nhỏ ánh xanh, khi vào bóng tối chúng sẽ phát sáng rất đặc biệt.
Cá Betta Halfmoon: cá betta halfmoon còn gọi là cá lia thia halfmoon, cá xiêm halfmoon, cá chọi halfmoon…. Dòng cá này thường có màu đỏ cam – màu sắc đặc trưng của dòng cá Koi.
Không chỉ màu đỏ cam, điểm xuyết trên cơ thể chúng là màu đen và màu trắng rất bắt mắt (dòng cá này mang nhiều đặc điểm của dòng cá koi hơn là dòng cá betta).
???XEM TIẾP: Cách chọn mua các 7 màu đực
Cá lia thia xiêm ruộng (lia thia đồng, xiêm đá)
Dòng cá này thường sinh sống trong môi trường tự nhiên như ruộng, khu vực rãnh bùn. Chúng còn có tên gọi khác là cá chọi cờ.
Dòng cá này có màu nâu đậm và những sọc xanh dương và nâu đỏ ánh vàng rất đặc biệt. Phần đuôi của chúng giống với cờ phướn ở các lễ hội.
Dòng cá này tính cách khá hung hăng nên chỉ nên nuôi một loại cá xiêm đá trong bể.
?️?️?️ TÌM HIỂU: Cá La Hán Magma
Cá betta nemo
Betta Nemo được xem là giống cá Betta có màu sắc khá đặc biệt, khiến bạn cảm thấy vô cùng thích thú ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Chúng có nguồn gốc tại Thái Lan, trải qua nhiều quá trình lai tạo để có được những chú cá Betta nemo như ngày nay.
Sở dĩ, dòng cá này có cái tên Betta nemo bởi màu sắc chủ đạo trên cơ thể của chúng là vàng và đỏ, khá giống với chàng cá Nemo nổi tiếng trong bộ phim cùng tên.
Ngoài sự nổi bật về màu sắc, cá Betta Nemo không có quá nhiều điểm khác biệt về mặt hình dáng so với những giống cá chọi khác.
Tuy nhiên, để tìm được một chú cá Betta Nemo thuần chủng trên thị trường là điều không hề dễ dàng một chút nào. Ngoài ra, bạn cũng phải bỏ ra một số tiền kha khá mới có thể sở hữu được chúng.
Cá Betta Galaxy
Nếu sự đặc biệt về mặt màu sắc của Betta Nemo vẫn chưa khiến bạn cảm thấy hài lòng, lúc này bạn có thể tìm đến dòng Betta Galaxy, dòng cá Betta sặc sỡ nhất trong họ nhà cá chọi.
Với vẻ ngoài vô cùng nổi bật của mình, chắc chắn, những chú cá Betta Galaxy sẽ khiến bể cả nhà bạn trở nên cuốn hút hơn.
Mức giá trung bình của cá Betta Galaxy thường sẽ cao hẳn so với các dòng cá Betta khác, ngoài ra, chúng cũng khá hiếm trên thị trường. Bạn nên order trước các cửa hàng cá cảnh để có thể sở hữu 1 chú cá thực sự ưng ý.
⚠️⚠️⚠️ NÊN XEM: Môi trường sống của Cá Vàng
5. Hướng dẫn cách chăm sóc cá chọi cảnh
Cá betta hay cá lia thia, cá xiêm, cá chọi là dòng cá cảnh được rất nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, để nuôi được dòng cá cảnh này đẹp thì không phải ai cũng biết cách.
Ngay sau đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một vài kinh nghiệm để chăm sóc cho cá đẹp và khỏe mạnh.
Cá lia thia ăn gì?
Cá lia thia có chế độ dinh dưỡng và cách ăn rất đơn giản. Chúng có thể ăn rất nhiều loại thức ăn như: bọ gậy, sâu, thịt nạc heo xay nhuyễn….
Tuy nhiên, để cung cấp được đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá.
Các bạn nên cho cá ăn thêm thức ăn khô dạng viên (loại thức ăn này các bạn có thể dễ dàng mua tại các cửa tiệm chuyên cá kiểng).
Lưu ý khi cho cá ăn: chỉ nên cho cá ăn 2 bữa, 1 bữa vào sáng sớm và 1 bữa vào lúc tối muộn.
Không nên đổ quá nhiều thức ăn chỉ nên cho lượng thức ăn vừa phải. Nếu cho quá nhiều lượng thức ăn sẽ dẫn đến ô nhiễm nguồn nước.
??? ĐỌC THÊM: Những loại cá dễ nuôi không cần Oxy
Hồ nuôi cá betta
Muốn nuôi một chú cá rồng khỏe mạnh, các bạn nên chuẩn bị bể nuôi phải đạt chuẩn về các yếu tố như nhiệt độ, trung hòa axit.
Bể nuôi cá Sim cảnh
Bể nuôi cá chuẩn phải đạt nhiệt độ từ 24 – dưới 30oC, độ pH đạt từ 7 – 7.5, độ dH dao động trong khoảng 7 – 20.
Trong khi nuôi cá các bạn nên thường xuyên thay nước trong bể nuôi.khoảng 2 tuần/lần
Khi thay nước các bạn chỉ nên thay 2/3 lượng nước, giữ lại ½ lượng nước cũ, giúp cho cá không bị sốc với môi trường nước mới.
Cá betta là một dòng cá có tính cách khá hung dữ và hiếu chiến. Chính vì vậy các bạn không nên nuôi quá nhiều loài cá ở trong cùng bể với cá betta.
Đặc biệt, không nên đặt gương ở các cạnh của bể cá, khi chúng nhìn vào gương. Hình ảnh phản chiếu sẽ làm chúng lầm tưởng là đối thủ và sẽ tấn công gây thương tích cho cá.
Cá betta nuôi chung với nhau được không?
Betta được xem là dòng cá khá hiếu chiến, vì vậy bạn không nên nuôi chung những chú cá này với nhau, tránh dẫn tới trình trạng xô xát, khiến cá bị thương hoặc chết hàng loạt.
Tuy nhiên, nếu muốn nuôi cá Betta chung với các loài cá khác, bạn cần có sự nghiên cứu kỹ lưỡng.
Về cơ bản, chúng có thể sống chung với một số loài như: Cá Neon, cá chuột, cá tì bà bướm, ốc ngựa vằn,….
Lưu ý: Không nuôi Betta chung với các loài cá đuôi dài (Đặc biệt là cá bảy màu), điều này có thể kích động sự hiếu chiến của chúng.
Ngoài ra, bạn cũng không nên nuôi cá chọi với các dòng cá nhỏ hơn, tránh việc “cá lớn nuốt cá bé”.
??? XEM NGAY: Cá Heo diễn xiếc
6. Các bệnh thường gặp ở cá Betta
Trong khi nuôi, những chú cá của các bạn rất dễ mắc các chứng bệnh như sau:
-
Cá betta bị nhạt màu
Cá chọi bị nhạt màu có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau.
Có thể do chế độ ăn uống hoặc việc thay nước không thường xuyên khiến tình trạng sức khỏe của cá bị suy giảm, dẫn đến làn da bị xanh xao, mất đi màu sắc tự nhiên.
Tuy nhiên, yếu tố phổ biến nhất khiến cá Betta bị mất màu vẫn là do sự không quen về mặt thời tiết.
Thông thường, Betta là loài cá ưa thời tiết nóng ẩm. Nếu nuôi trong thời tiết giá lạnh của mùa đông miền Bắc, cá sẽ gặp phải những vấn đề về sức khỏe, khiến chúng dễ bị nhiễm bệnh, nhạt màu, thậm chí bị chết do sốc nhiệt.
Vì vậy, để đảm bảo việc cá không bị nhạt màu, bạn nên thay nước thường xuyên, giữ nhiệt độ trong bể ở mức ổn định. Đồng thời, đảm bảo nguồn thức ăn cho cá luôn được được mua tại các cơ sở uy tín, an toàn.
-
Cá betta bị nằm im, hở mang
Việc mang cá bị hở thường xuất hiện do 2 nguyên nhân:
+ Nếu ngay từ khi sinh ra, chú cá của bạn đã sở hữu bộ mang như vậy thì đây được xem là lý do bẩm sinh, không có cách nào để điều trị, cá sẽ mang dị tật này suốt đời.
+ Tuy nhiên, nếu cá tự dưng gặp phải tình trạng này, lâu ngày xuất hiện các dịch trắng như mủ tại vùng hở, thì đây là bệnh do các cá thể đơn bào gây ra. Nếu không điều trị kịp thời, cá có thể chết trong 5 đến 7 ngày.
Nếu cá gặp phải tình trạng xù mang do các cá thể đơn bào, việc cần làm là tách cá bị bệnh sang 1 bể riêng biệt, tránh gây lây lan cho các loài cá hay các sinh vật khác trong bể.
Sau đó, bạn nhỏ các loại kháng sinh liều cao vào bể cá bị bệnh theo hướng dẫn của các chuyên gia cá cảnh. Nếu được điều trị đúng cách, đều đặn, cá có thể khỏi hoàn toàn chỉ sau 3 đến 4 ngày.
❌❌❌ AI CŨNG XEM: Cá Ngựa
6. Mua, Bán cá chọi cảnh ở đâu rẻ nhất tại Hà Nội, Tp Hcm?
Cá lia thia là dòng cá cảnh được rất nhiều người yêu thích. Chính vì điều này mà có rất nhiều nơi buôn bán dòng cá này với các mức giá khác nhau. Vậy, mua cá chọi cảnh ở đâu giá rẻ và chất lượng?
Cá chọi cảnh được buôn bán ở rất nhiều nơi ở Việt Nam từ Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ cho đến thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) đều có.
Tuy nhiên, trước khi mua một chú cá chọi cảnh các bạn nên tham gia những hội nhóm cá chọi cảnh để biết cách lựa chọn và nơi buôn bán cá chất lượng.
Một lời khuyên đối với những người mới chơi, nên mua cá tại các cửa hàng cá cảnh lớn và uy tín. Không nên mua ở hàng bán rong (rất dễ mua phải cá bệnh và kém chất lượng)
??? THAM KHẢO: Cá dọn bể
7. Cá Betta giá bao nhiêu tiền 1 con?
Cá Betta con được buôn bán trên thị trường có mức giá khác nhau. Mức giá bán cá phụ thuộc vào kích cỡ, màu sắc, chủng loại và giới tính của cá Betta.
Hình ảnh cá Xiêm đẹp nhất thế giới
Dưới đây là mức giá để các bạn tham khảo:
- Cá Betta con (cái): 100 – 180 nghìn đồng/con.
- Cá Betta con (đực): 80 – 150 nghìn đồng/con.
Theo Vuongquocloaivat.com nhận định đây là mức giá tương đối rẻ , bạn đọc hoàn toàn có thể mua về để trang trí cho không gian gia đình.