Nếu là một người nuôi chó lâu năm, chắc hẳn ai cũng biết bệnh parvo ở chó giống như một án tử dành cho cún cưng vậy. Mặc dù, biết được sự nguy hiểm của căn bệnh này nhưng đến nay ngành thú y vẫn hoàn toàn bó tay.
Nội dung bài viết
1. Bệnh parvo ở chó là gì?
Bệnh parvo ở chó là tình trạng bệnh lý do parvovirus gây ra. Chỉ cần cún cưng tiếp xúc trực tiếp với một chú chó bị parvo hoặc gián tiếp tiếp xúc với các đồ vật đã nhiễm virus thì sẽ phát bệnh ngay.
Các chuyên gia xếp bệnh parvo ở chó vào nhóm bệnh về đường tiêu hóa, cụ thể là dạ dày và ruột non. Đây cũng là những bộ phận mà virus dễ xâm nhập và gây ra những tổn thương nghiêm trọng nhất.
Khi một chú chó bị bệnh thì virus sẽ nhanh chóng tấn công các tế bào. Bằng cách này, chú chó sẽ nhanh chóng bị suy yếu và chết dần do mất nước và thiếu dinh dưỡng.
Không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, bệnh parvo ở chó khi tiến triển nặng có thể làm tổn thương cả tủy xương, các mô bạch huyết..
Chính vì sự nguy hiểm của bệnh mà tỷ lệ chó mắc parvo và Chó mắc bệnh Care đều có nguy cơ tử vong rất cao. Đặc biệt là ở chó con, khả năng sống sót gần như bằng 0.
2. Nguyên nhân của bệnh Parvo
Nguyên nhân gây bệnh parvo ở chó chủ yếu là do cún cưng dùng miệng để tự vệ sinh thân thể, hoặc ăn thức phải thức ăn bị nhiễm khuẩn.
Virus parvo rất mạnh nên chỉ cần dính một lượng phân rất nhỏ thôi là cún cưng đã phải đối mặt với căn bệnh nguy hiểm này.
Như đã đề cập, bệnh parvo lây truyền cực kỳ nhanh từ chó sang chó. Tuy nhiên, vẫn còn những nguồn lây khác như tiếp xúc với phân có dính virus, môi trường bị ô nhiễm hoặc lây từ người.
???TÌM HIỂU VỀ TÌNH TRẠNG: Chó bị Đau Mắt
3. Bệnh parvo ở chó kéo dài bao lâu?
Chó mắc bệnh parvo thường không phát bệnh ngay. Do đó, sau 3 – 7 ngày nhiễm virus đa số chúng không có biểu hiện bệnh nào. Chính vì thế, trong khoảng thời gian này cún cưng có thể làm lây nhiễm virus ra môi trường, vật dụng xung quanh. Từ đó, làm tăng khả năng truyền nhiễm.
Đa số chó khi được phát hiện và đưa đến bệnh viện thú y để chữa trị parvo thì đều đã nhiễm bệnh từ trước đó. Điều này cũng đồng nghĩa cơ hội tồn tại của chúng cũng giảm đi đáng kể.
Sau khi vượt qua được giai đoạn nguy hiểm, cún cưng vẫn cần đến tối đa là 10 ngày để hoàn toàn loại bỏ được virus ra khỏi cơ thể.
Kể cả khi cún cưng đã hoàn toàn âm tính với virus parvo, bạn cũng không nên buông lỏng cảnh giác. Vì ngoài thân thể của vật chủ, những con virus nguy hiểm này có khả năng tồn tại rất lâu ở trong không khí.
Theo các chuyên gia, đối với môi trường trong nhà thì ít nhất cũng phải 1 tháng thì virus mới chết hết. Còn ở ngoài trời, con số còn đáng kinh ngạc hơn khi có thể lên đến 1 năm nếu có điều kiện thích hợp.
Ngoài việc chạy chữa cho cún cưng thì bạn hãy hỏi ý kiến của bác sĩ để có phương pháp vệ sinh, tiêu diệt virus một cách triệt để nhất. Từ đó, tránh để bệnh lây lan rộng hơn.
❌❌❌ ĐỌC THÊM: Chó Mang thai bao lâu thì đẻ
4. Bệnh parvo ở chó có lây sang người không?
Khi thấy được sự nguy hiểm của bệnh parvo ở chó, nhiều người chủ tỏ ra lo ngại vì không biết căn bệnh này có thể lây sang cho người hay không.
Lo lắng này là hoàn toàn có cơ sở, tuy nhiên tin vui dành cho các sen đó là virus gây bệnh parvo ở chó sẽ không lây sang người.
Trên thực tế, phiên bản của virus này trên người là một chủng hoàn toàn khác và không gây nguy hiểm như ở chó.
✅✅✅ ĐỌC THÊM: Cách tính tuổi thọ trung bình cho Chó
5. Cách điều trị bệnh parvo cho chó
Bệnh parvo ở chó cho đến thời điểm này vẫn phương án khắc phục dứt điểm. Chính vì thế, tất cả những gì bạn hay cả bác sĩ có thể làm chỉ là áp dụng các phương pháp hỗ trợ cơ thể chó cưng chiến đấu với virus.
Các biện pháp dựa trên việc làm giảm triệu chứng bao gồm:
- Truyền dịch tĩnh mạch
- Cho chó cưng uống thuốc chống nôn
- Bổ sung dinh dưỡng bằng cách truyền hoặc sử dụng ống bơm thức ăn
- Kiểm tra lượng đường và điện giải để bổ sung khi sự mất cân bằng xảy ra
Ngoài những biện pháp cơ bản trên, nếu chó bị parvo nặng, nhiễm trùng huyết khiến ruột bị rò rỉ thì thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng.
Bên cạnh đó, thuốc kháng sinh cũng được sử dụng khi: chó có thân nhiệt cao, lượng bạch cầu giảm nghiêm trọng.
??? THAM KHẢO KINH NGHIỆM: Tẩy giun cho chó
6. 1 chú chó có thể mắc parvo 2 lần không?
Một khi chú chó đã mắc bệnh parvo và qua khỏi thì cơ thể chúng sẽ tự hình thành kháng thể để chống lại bệnh. Sự miễn dịch này có thể kéo dài trong nhiều năm. Do đó, khả năng 1 chú chó mắc parvo 2 lần là không cao.
♻️♻️♻️ CẦN TRỌNG KHI: Chó bị Ghẻ
9. Giải pháp phòng ngừa bệnh parvovirus
Để phòng ngừa bệnh parvovirus, bạn cần làm 2 việc: tiêm phòng đầy đủ cho chó, giữ gìn vệ sinh không gian sống.
Bên cạnh đó, các sen cũng nên chú ý thực hiện các biện pháp phòng ngừa virus parvo hiệu quả dưới đây:
- Chú ý chăm sóc sức khỏe cho những bé cún con mới tách khỏi mẹ. Lúc này, cơ thể chó rất yếu nên dễ mắc bệnh hơn, do không còn được cung cấp miễn dịch tự nhiên trong sữa mẹ.
- Tiêm phòng lặp lại các mũi vaccine parvo virus trong những tháng đầu. Khả năng miễn dịch tự nhiên ở cún cưng đôi khi có thể cản trở hình thành miễn dịch nên cần tiêm liên tục để tăng tỷ lệ chống chọi với virus.
- Hạn chế đưa chó cưng đến những nơi đông đúc. Vì những địa điểm tập trung rất nhiều chó mèo có thể là mầm bệnh nên tỷ lệ lây nhiễm tăng cao.
- Không để cún cưng tiếp xúc với phân của những chú chó khác. Nhanh chóng xử lý kịp thời chất thải để tránh nguy cơ virus phát tán.
Với những thông tin trên đây hy vọng phần nào giúp bạn hiểu hơn về bệnh parvo ở chó. Việc duy nhất bạn có thể làm để bảo vệ cún cưng của mình là tiêm phòng đầy đủ, giữ vệ sinh môi trường sống. Đừng để căn bệnh này cướp đi người bạn thân thiết của mình!
THAM KHẢO: Bệnh dại ở chó: Dấu hiệu, Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả