Từ lâu trong dân gian đã lan truyền rất nhiều món ăn nổi tiếng “tiến cống” cho vua chúa ngày xưa. Trong đó, đáng nhắc tới là “cua huỳnh đế” – cái tên gọi đậm chất quý tộc, cao quý, và là món ăn dành cho giới thượng lưu ngày nay. Cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu đặc điểm của loài cua này, đồng thời lý giải tại sao nó lại được nhiều người ưa chuộng đến vậy.
Nội dung bài viết
1. Ngoại hình cua Huỳnh Đế
Cua Huỳnh Đế có tên tiếng anh là Spanner Crab, đây là một loài cua nước mặn được tìm thấy nhiều ở các khu vực vùng biển ấm, chủ yếu ở khu vực Thái Bình Dương.
Hình ảnh một chú cua huỳnh đế
Đặc biệt ở tại Việt Nam, loài cua này cũng khá phổ biến ở các vùng biển Quy Nhơn (Bình Định), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Nha Trang (Khánh Hòa),…
Khác với những loài khác trong họ nhà cua, cua huỳnh đế chỉ có 6 chân và 2 càng, mình khum tròn, mũm mĩm và thường có bề ngang to hơn các giống cua khác
Thân hình có màu đỏ xen kẽ những đốm trắng li ti, mai cua hình vuông, càng ngắn, có nhiều râu nhỏ và sắc.
Bộ mai của chúng có chứa lớp kitin nên cứng, dày và chắc chắn, bộ mai này kết hợp với gai nhọn giúp bảo vệ cua tránh khỏi kẻ thù dễ dàng hơn.
Loài cua này hoạt động về đêm và thường ăn những loài giáp xác nhỏ.
Khối lượng của chúng khá lớn, thường nặng từ 300 – 800 gram/con, có những con sống ở vùng nước sâu có thể đạt tới 1kg/con; chiều dài khoảng 150 – 200 mm.
2. Cua Huỳnh đế sống ở đâu
Cua huỳnh đế là loài cua sống ở những vùng nước biển mặn và đặc biệt yêu thích khu vực biển có dòng cát mịn màng, sạch sẽ.
Chúng được tìm thấy nhiều ở vùng nước ven biển như: Australia, Philippin, Indonesia, Nhật Bản, Hawaii, Alaska và xuất hiện nhiều tại Việt Nam.
Loài cua này yêu thích những khu vực ngoài khơi xa, nhưng những bãi cát ngầm cũng là nơi để chúng hoạt động săn mồi bằng cách vùi mình vào trong nhưng bãi cát, kiếm mồi sinh sống và phát triển.
3. Cua Huỳnh đế chế biến thành món gì ngon?
Các nhà chế biến thực phẩm đánh giá rằng, cua Huỳnh đế là một loài hải sản nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng khoáng chất, sắt và các vitamin cao.
Những thành phần này giúp cung cấp nguồn dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, có tác dụng thanh nhiệt, giảm đau.
Chính vì vậy, cua được các nhà ẩm thực chế biến thành nhiều món ăn ngon, thu hút và được rất nhiều người yêu thích.
Trong đó, phải nhắc tới là 3 món ăn được chế biến từ loài cua này làm làm nao lòng thực khách.
Cua huỳnh đế hấp
Cua huỳnh đế hấp là món ăn được nhiều người yêu thích nhất, bởi nó được chế biến từ nguyên liệu còn tươi, giữ được độ chắc, ngọt và mềm của thịt cua.
– Nguyên liệu chế biến: Cua huỳnh đế nguyên con (nên chọn con tươi sống thì sẽ ngon hơn), gừng, sả, hành lá, lòng trắng trứng.
– Gia vị chấm: Muối tiêu chanh
– Quy trình chế biến:
- Trước hết, rửa sạch cua bằng nước, có thể dùng chanh để tẩy vỏ cho cua.
- Cho cua vào nồi có chứa sả , gừng đã đập dập rồi tiến hành hấp khoảng 20 phút.
- Khi nước sôi tầm 5 phút thì vớt sả ra, cho lòng trắng trứng vào, khuấy đều rồi tắt bếp.
- Cho cua và nước hấp ra một chiếc tô, rắc hành lá đã cắt nhỏ và thưởng thức kèm muối tiêu.
Lưu ý: Món cua này nếu được hấp cùng bia để tạo nên mùi vị thơm ngon, đậm đà hơn, độ ngọt thanh của bia sẽ làm cho thịt cua trở nên hấp dẫn rất nhiều. Đặc biệt, các món hải sản nên ăn lúc còn nóng để thịt không bị dai và tanh nhé.
Cua huỳnh đế hun khói
Nguyên liệu: Cua huỳnh đế xông khói (đã đóng sẵn bao bì), nên chọn loại có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo chất lượng thịt ngon và an toàn.
Chế biến:
Đây là món ăn đang được rất nhiều người thích, bởi nó giữ nguyên được từng thớ thịt, bảo quản được lâu mà vẫn duy trì độ ngọt, béo của cua.
Cua hun khói được sử dụng là món nhậu cho các quý ông trong những ngày mưa, se lạnh.
Cua được ăn trực tiếp bằng cách xé sợi ăn liền như mực khô hoặc bò khô. Ngoài ra có thể làm món cua chiên mắm cũng ngon tuyệt.
Cua huỳnh đế rang me
Nguyên liệu chế biến: Cua hoàng đế nguyên con, me chín (hoặc sốt me).
Gia vị cho món ăn: Đường, nước mắm, hạt nêm,…
Quy trình thực hiện:
- Để chế biến món này ngon, thấm gia vị thì bạn nên gỡ cua ra thành từng phần nhỏ, có thể gỡ mai và thịt ra để riêng.
- Còn phần càng cua thì dùng kìm bẻ hoặc đập dập, chân cắt thành từng đoạn ngắn khác nhau để cho gia vị thấm đều khi ướp.
- Dùng một chiếc tô lớn để đựng tất cả những bộ phận của cua.
- Sau đó, thêm gia vị như hạt nêm, đường, hạt tiêu trộn đều và ướp khoảng 30′
- Sau khi ướp xong, bạn cho chảo lên bếp, đun nóng dầu rồi chiên cua sao cho độ vàng vừa phải, vớt ra cho ráo mỡ.
- Lọc me lấy nước cốt, phi thơm tỏi, ớt rồi đổ nước vào khuấy đều
- Tiếp đó, hãy cho thêm một chút mật ong, nước sôi và nước mắm.
- Tiến hành hòa bột bắp sẵn vào nước rồi đổ từ từ vào dung dịch nước me đã hòa trên. Như vậy chúng ta đã có nước sốt me cho món ăn.
- Rưới toàn bộ nước sốt đã chuẩn bị vào cua đã chiên, trộn đều. Có thể bật thêm một chút lửa để cho món ăn sệt lại và nóng hơn.
4. Cách nuôi cua huỳnh đế phát triển kinh tế
Cua huỳnh đế là loài cua có giá trị kinh tế rất lớn, bởi giá thành của chúng cao và thường phục vụ cho giới thương nghiệp, những người có thu nhập dư giả.
Chính vì vậy, hiện nay ở nước ta có nhiều hộ thuộc khu vực ven biển đã tiến hành nuôi cua huỳnh đế nhằm phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình.
Cua huỳnh đế ăn gì?
Cua huỳnh đế là loài động vật thường ăn thịt các loài động vật nhỏ, thân mềm như cá liệt, cá nhép sống đáy, tôm sò, giun nhiều tơ, rệp nước,…
Cách bảo quản, hộp nuôi cua huỳnh đế
Cua huỳnh đế là loài ưa sống trong môi trường nước mặn và thích tự do nên trong công tác nuôi giống hải sản bạn cần chú ý tới bể nuôi sao cho phù hợp.
Cần chú ý rằng, nguồn nước nuôi cua là nước biển sạch, đã qua xử lý sắc tố và tia UV trước khi cho vào bể nuôi.
Với mỗi giai đoạn khác nhau thì bể nuôi sẽ được xử lý khác nhau, cần theo dõi kĩ để điều chỉnh kịp thời.
- Đối với cua được chọn làm giống bố mẹ:
Bể nuôi được xây dựng bằng xi măng, được lót một lớp cát biển dày, có mái che đầy đủ và diện tích đủ rộng để chúng hoạt động.
Có hệ thống xử lý nước hợp lý, nước chảy ra vào với độ sâu từ 1.2 – 1.5 m và vệ sinh bể định kỳ 15 – 20 ngày để thay cát, thay nước.
Khi cua cái đẻ trứng, bạn cần tiến hành di dời chúng qua bể ấp nhằm đảm bảo trứng sinh trưởng và phát triển tốt.
Bể ấp được xây dựng riêng biệt, có thể tích khoảng 500ml, thường xuyên thay nước biển để cho không gian sạch và thoáng đãng cho trứng ấp.
Ngoài ra, cần tiến hành sục khí liên tục để cung cấp đủ oxy trong thời gian cua mẹ ấp trứng.
- Đến khi trứng nở, tức là giai đoạn ấu trùng:
Nuôi ở trong bể được làm bằng nhựa, có mái che mỏng, có thể bằng lưới, bổ sung thức ăn đã chế biến phù hợp và thay nước khoảng 2 – 3 ngày/lần với 10 – 30% thể tích nước trong bể.
- Giai đoạn cua bột:
Chuyển sang nuôi trong bể xi măng với thể tích 6m3, đáy có rải cát mịn dày mực nước khoảng 0,5 – 0,8m.
- Giai đoạn cua giống (cua bắt đầu trưởng thành):
Quá trình này vẫn tiếp tục được nuôi trong bể xi măng với thể tích khoảng 15 – 20 m3. Phía đáy bể có nhiều cát cùng mức nước sâu để cua hoạt động dễ dàng và nhanh chóng thích nghi với điều kiện môi trường sống.
Trong giai đoạn này, lượng cua nuôi chung thường từ 20 – 30 cá thể/bể và được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trước khi đủ kích cỡ xuất bể.
Kỹ thuật phòng bệnh cho cua huỳnh đế
Giống như nhiều loài giáp xác khác, cua huỳnh đế là loài động vật thụ tinh ngoài nên trong quá trình đẻ trứng cũng như thế hệ con non ra đời sẽ gặp một số khó khăn.
Trong đó, đáng nhắc tới là sự thay đổi của môi trường sống khiến cho ấu trùng cua chết hàng loạt. Ngoài ra, còn có một số ký sinh trùng gây bệnh sống ký sinh lên cua và gây chết cua.
Bên cạnh đó, một số con cua chết thì xác chúng tạo ra chất độc có thể giết chết những con còn lại.
Chính vì vậy, để phòng ngừa bệnh cho cua huỳnh đế thì người chăn nuôi phải thường xuyên kiểm tra khu vực nuôi cấy, có chế độ ăn uống, vệ sinh bể nuôi sạch sẽ và thay nước, cát đúng định kỳ.
Điều này nhằm tránh sự xâm nhập của những ký sinh trùng gây hại cho sự sinh trưởng và phát triển của cua.
Ngoài ra, trong giai đoạn cua trưởng thành cần kiểm tra và loại ngay những con cua chết khỏi bể để tránh lây lan và gây chết cua hàng loạt.
5. Cua huỳnh đế giá bao nhiêu tiền 1Kg?
Cua huỳnh đế là loài giáp xác sống ở vùng biển sâu, thường rất hiếm và khá khó bắt. Đặc biệt, với chất thịt chắc, ngọt, ngon, béo ngậy và chứa nhiều dinh dưỡng nên giá thành cao hơn nhiều các loài hải sản khác.
Thông thường hiện nay, giá của cua thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng là: mùa vụ, cân nặng và nguồn gốc xuất xứ của chúng.
Cua huỳnh đế có mức giá khá cao trên thị trường
- Giá cua huỳnh đế tươi sống thường dao động từ :1 triệu – 2 triệu đồng/kg.
- Giá cua đông lạnh thường từ: 800k – 1,2 triệu đồng/kg.
- Giá cua huỳnh đế hun khói thường nhập khẩu từ nước ngoài có giá dao động khoảng: 1 – 1,5 triệu đồng/kg.
6. Mua, Bán cua huỳnh đế ở đâu tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh?
Hiện nay, ở nước ta cua huỳnh đế được nuôi và cung cấp khá nhiều đặc biệt là các vùng biển khu vực Cam Ranh, Quy nhơn, Nha Trang, Phú Yên, Mũi Né, Sài Gòn..
Ở tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM bạn có thể tìm đến các cơ sở, cửa hàng kinh doanh ,cung ứng hải sản nổi tiếng, có uy tín để mua nhằm bảo đảm chất lượng và giá cả phù hợp.
Như vậy, trên đây là một số thông tin về cua huỳnh đế – một giống cua mang lại giá trị kinh tế lớn cho người dân. Hy vọng, bài viết sẽ có ích cho bạn trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về loài động vật này.