Con chuồn chuồn là một trong những loài côn trùng có ích, giúp tiêu diệt các loài côn trùng nhỏ gây hại. Có vô vàn điều thú vị xung quanh chúng đang chờ bạn khám phá. Hãy cùng Vương Quốc Loài Vật tìm hiểu qua bài viết sau!
Nội dung bài viết
- 1. Đặc điểm con chuồn chuồn
- 2. Chuồn chuồn có mấy chân?
- 3. Chuồn chuồn có bao nhiêu răng?
- 4. Đôi mắt của chuồn chuồn có gì nổi bật?
- 5. Đôi cánh của chuồn chuồn có gì đặc biệt
- 6. Nguồn gốc con chuồn chuồn
- 7. Chuồn chuồn sinh sản
- 8. Vòng đời của chuồn chuồn
- 9. Môi trường sống của chuồn chuồn
- 10. Chuồn chuồn có lợi hay hại?
- 11. Phân loại chuồn chuồn
- 12. Chuồn chuồn ăn gì?
- 13. Cho chuồn chuồn cắn rốn sẽ biết bơi đúng hay sai?
- 14. Chuồn chuồn đạp nước là hiện tượng gì?
- 15. Ý nghĩa câu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
- 16 Con chuồn chuồn số mấy? Bay vào nhà đánh con gì?
1. Đặc điểm con chuồn chuồn
Chuồn chuồn có tên tiếng anh là Odonata. Đây là 1 loài côn trùng có cánh, không có râu, thuộc lớp sâu bọ trong ngành chân khớp.
Đây là loài vật quen thuộc, là cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng như: bài hát Con chuồn chuồn bay trong nắng sớm, Chuồn chuồn ớt, con chuồn chuồn có cái cánh xanh xanh, bộ phim Chuồn Chuồn cánh sen,…
Các món đồ chơi như chuồn chuồn giấy, chuồn chuồn tre, gỗ, bức vẽ con chuồn chuồn cũng rất được trẻ em ưa chuộng.
Chuồn chuồn có thân mình nhỏ, dài và khá mỏng manh. Mỗi con có thể dài từ 3 – 7 cm tùy từng loại. Đây là loài côn trùng có cánh, sống chủ yếu trên cạn, quanh các vùng sông nước.
2. Chuồn chuồn có mấy chân?
Giống như phần lớn các loài côn trùng khác, chuồn chuồn có tổng cộng 6 chiếc chân.
Tuy nhiên, nếu các loài khác dùng chân để di chuyển thì chân chuồn chuồn lại có nhiệm vụ khống chế kẻ địch và bắt mồi mà thôi.
6 chân chuồn chuồn tuy nhỏ nhưng có thể quặp kẻ thù chắc chắn. Đồng thời, đối với con đực, chân giúp chúng giữ chắc bạn tình trong quá trình giao phối trên không trung.
??? XEM THÊM: Vòng đời của Cào Cào
3. Chuồn chuồn có bao nhiêu răng?
Hàm răng của con chuồn chuồn có tổng cộng 6 chiếc, bao gồm: 2 răng dưới hàm có thể phóng ra ngoạm con mồi và 4 răng to ở trên để nghiền nát thức ăn.
Hàm răng có thể bắn ra và thụt vào là điểm đặc biệt của loài côn trùng này.
4. Đôi mắt của chuồn chuồn có gì nổi bật?
Con chuồn chuồn có 2 mắt khổng lồ, lồi ra ở trên đầu và lấn sang cả phần thân chuồn chuồn.
Đôi mắt lớn được tổng hợp từ hơn 28000 tế bào ánh sáng. có gần 30.000 mặt khác nhau, đem đến cho chuồn chuồn thị giác cực tốt.
2 mắt linh hoạt của chuồn chuồn có thể nhìn thấy toàn cảnh 360 độ, kết hợp với khả năng ứng biến nhanh nhạy nên rất khó để có thể tấn công chuồn chuồn, ngay cả từ phía sau.
??? HƯỚNG DẪN: Cách nuôi bọ ngựa
5. Đôi cánh của chuồn chuồn có gì đặc biệt
Chuồn chuồn có tổng cộng 4 cánh rất mỏng, có rãnh nhỏ ở phần mép trên mỗi cánh. 2 cánh phía trước lớn hơn 2 cánh phía sau.
2 cặp cánh này hoạt động động lập, giúp chuồn chuồn vừa điều chỉnh được tốc độ lẫn độ cao khi bay.
Đôi cánh có thể giúp chuồn chuồn bay tiến, bay lùi, thậm chí giữ thăng bằng và đứng yên trong không trung trong vòng 60 giây.
Chúng không dùng chân để di chuyển mà hoàn toàn sử dụng đôi cánh.
6. Nguồn gốc con chuồn chuồn
Con chuồn chuồn nước trong tiếng anh còn có tên gọi là Dragon fly, nó gắn liền với một truyền thuyết từ cổ xưa.
Theo thần thoại Rumani, con chuồn chuồn có nguồn gốc từ con ngựa của thánh Geogre.
Trong một lần vị thánh này lỡ làm một chú rồng bị thương, con ngựa của ông đã bị nguyền rủa và bị hóa thành 1 con chuồn chuồn.
??? PHẢI ĐỌC: Con Châu Chấu số mấy?
7. Chuồn chuồn sinh sản
Chuồn chuồn sinh sản bằng cách giao phối. Bộ phận sinh dục của con đực nằm ngay sau vùng ngực, nơi có chứa túi tinh.
Khi giao phối trên không trung, chúng sẽ giữ con cái bằng chân và đuôi. Con cái sẽ ưỡn bụng lên để tiếp xúc với con đực và nhận tinh trùng.
Sau khi giao cấu xong, chuồn chuồn cái sẽ đẻ trứng lên các cành cây thủy sinh ở trên mặt nước. Một số loài lại ngâm mình dưới nước và đẻ trứng luôn để trứng chìm xuống đáy ao, hồ, sông, suối.
8. Vòng đời của chuồn chuồn
Một con chuồn chuồn thông thường sẽ trải qua 3 giai đoạn chính trong cuộc đời:
- Trứng: Sau khi chuồn chuồn cái đẻ trứng, trứng sẽ nở ra sau vài ngày hoặc vài tháng tùy từng loài cũng như điều kiện thời tiết.
- Ấu trùng: Trứng sẽ nở ra thành ấu trùng. Chúng sống hoàn toàn dưới nước và hô hấp bằng phần mang ở cuối bụng và kiếm ăn bằng cách săn mồi, ăn các động vật nhỏ như nòng nọc, cá hoặc côn trùng nhỏ.
- Trước khi bước sang giai đoạn chuồn chuồn trưởng thành, ấu trùng sẽ thay lông khoảng 10 – 15 lần.
Ấu trùng chuồn chuồn sẽ lên bờ, mở rộng ngực để chuyển sang hình dạng mới, mở cánh. Ban đầu, cơ thể chúng còn mềm yếu và khả năng bay vẫn hạn chế.
- Trưởng thành: Trong điều kiện ấm áp, chúng chỉ cần khoảng 30 ngày để trưởng thành.
- Tuy nhiên, nếu thời tiết lạnh, chúng sẽ bị ức chế khả năng phát triển và chậm lớn hơn, thậm chí mãi mãi không thể hóa chuồn chuồn trưởng thành được.
??? LÀM RÕ: Ve Chó từ đâu ra
9. Môi trường sống của chuồn chuồn
Ấu trùng chuồn chuồn sống hoàn toàn dưới nước. Còn khi trưởng thành, chuồn chuồn sống trên cạn và dành phần lớn thời gian bay trên không trung, xung quanh các ao, hồ, sông, suối.
10. Chuồn chuồn có lợi hay hại?
Đây là thắc mắc chung của khá nhiều người. Trên thực tế, chuồn chuồn khá hiền lành và hiếm khi tấn công con người trước.
Nếu có cắn, chúng cũng không gây đau đớn hay có nọc độc gì cả.
Chuồn chuồn còn giúp nhà nông tiêu diệt các loại muỗi, bọ gây, côn trùng có hại cho cây trồng. Vì vậy, chúng được xem là người bạn hiền hòa, có ích đối với con người.
❌❌❌ HƯỚNG DẪN: Cách nuôi giun quế trong chậu cảnh
11. Phân loại chuồn chuồn
Trên thế giới hiện có khoảng 5000 loại chuồn chuồn khác nhau. mỗi loại lại có 1 vài đặc điểm và tập tính khác biệt. Tuy nhiên, người ta đã phân ra 3 loài chuồn chuồn chính, đó là
Chuồn chuồn ngô (chuồn chuồn chúa)
Loài này có thân khá mập, và dài, 2 mắt kép và cặp cánh to hơn so với chuồn chuồn kim. Ngoài ra, 2 đôi cánh của chúng vuông góc so với thân mình.
Khi ở trạng thái nghỉ, cánh sẽ cao bằng hoặc nhỉnh hơn đôi chút so với thân.
Thức ăn của chuồn chuồn ngô là các loài côn trùng nhỏ như ruồi, muỗi, bọ gậy, ong, bướm, kiến cánh,… Chúng thường kiếm ăn, sinh sản tập trung quanh các vùng ao hồ, sông suối.
??? CHIA SẺ: Mẹo diệt tổ kiến lửa tận gốc bằng Chanh
Chuồn chuồn kim
Loài này có cấu tạo các bộ phận tương tự chuồn chuồn ngô nhưng đầu và thân chúng có kích thước nhỏ hơn, mỏng manh hơn. mắt lim dim, nhỏ hơn và không nằm kế bên nhau như chuồn chuồn ngô.
Chuồn chuồn kim thường đậu trên cành trúc. Thay vì 2 cặp cánh nằm ngang như chuồn chuồn chúa, cánh của chuồn chuồn kim nằm dọc theo cơ thể khi đậu.
Cả 2 cặp cánh đều có kích thước bằng nhau. Đây là điểm nổi bật khác hẳn các loại chuồn chuồn khác.
Chuồn chuồn ớt
Đây là loài chuồn chuồn quen thuộc gắn liền với làng quê Việt Nam, đã được đưa vào bài hát nổi tiếng Chuồn Chuồn ớt
Về cơ bản, chúng có đặc điểm tương tự như chuồn chuồn ngô, chỉ có điều cơ thể chúng mang màu đỏ cam nổi bật như trái ớt nên người ta đã đặt cho chúng tên gọi này.
Ngoài 3 loại chính kể trên, còn một số loài chuồn chuồn khác như chuồn chuồn chuối, chuồn chuồn ma, chuồn chuồn ong, chuồn chuồn cánh bướm,…
❌❌❌ XEM THÊM: Bọ cánh cam
12. Chuồn chuồn ăn gì?
Mặc dù có vẻ ngoài hiền lành nhưng chuồn chuồn không hề ăn chay. Thức ăn của chúng là các loài côn trùng, sâu bọ nhỏ như ruồi, muỗi, bọ gậy, thậm chí ăn chính đồng loại của mình.
Ngoài ra, chuồn chuồn còn có thể tấn công ong, bướm hay bọ cánh cứng. Càng lớn, nhu cầu về thức ăn của chúng ngày càng tăng. Mỗi con cần ăn 1 lượng từ 10 – 20 % khối lượng cơ thể.
Ấu trùng chuồn chuồn ăn cá, tôm, bọ gậy, nòng nọc nhỏ để phát triển và trưởng thành.
13. Cho chuồn chuồn cắn rốn sẽ biết bơi đúng hay sai?
Chuồn chuồn cắn rốn sẽ biết bơi vẫn thường được truyền miệng trong dân gian, đặc biệt ở các vùng nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, điều này có phải sự thật không vẫn còn là 1 câu hỏi.
Theo các nhà khoa học, không có nghiên cứu nào chứng minh điều này. Việc người lớn nói với trẻ con rằng:
Chuồn chuồn cắn rốn sẽ biết bơi chỉ là để rèn luyện cho trẻ sự dũng cảm, dám xuống nước học bơi.
Bởi một khi trẻ đã dám để chuồn chuồn cắn rốn thì bé sẽ không còn sợ gì nữa.
??? TÌM HIỂU: Tắc Kè Đổi Màu
14. Chuồn chuồn đạp nước là hiện tượng gì?
Nếu bạn đi qua các vùng ao, hồ, sông, suối, có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những con chuồn chuồn cong cong phần đuôi, chấm đuôi xuống nước rồi lại bay lên. Người ta gọi đây là hiện tượng chuồn chuồn đạp nước.
Thực chất, đó là những con chuồn chuồn cái đang đẻ trứng xuống nước.
Trứng chuồn chuồn có thể rơi vào các cây thủy sinh hoặc chìm xuống dưới đáy trước khi nở ra thành ấu trùng chuồn chuồn.
15. Ý nghĩa câu “Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
Quan sát cách chuồn chuồn bay là kinh nghiệm dự báo thời tiết khá chuẩn xác của ông cha xưa. Theo đó: Nếu chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”.
Kinh nghiệm trên dựa vào thói quen, tập tính của con chuồn chuồn. Khi chuồn chuồn bay thấp nghĩa là trời sắp mưa bởi lúc đó, áp suất không khí thấp, đè nặng lên chuồn chuồn khiến chúng phải bay thấp lại.
Ngược lại, trời nắng, áp suất nhẹ nên chúng bay cao hơn.
??? LÀM RÕ: Con Rết ăn gì
16 Con chuồn chuồn số mấy? Bay vào nhà đánh con gì?
Con chuồn chuồn khá thân thuộc với phần lớn người dân Việt Nam. Nhiều người xem bói và tin rằng trong phong thủy, mỗi giấc mơ liên quan đến chúng đều gắn liền với một con số, ý nghĩa nào đó:
- Mơ thấy chuồn chuồn bay vào nhà: Đánh số 47
- Mơ thấy bị chuồn chuồn cắn: Đánh số 23
- Mơ thấy bắt chuồn chuồn: Đánh số 16
- Mơ thấy chuồn chuồn bị chết: Đánh số 74
- Mơ thấy chuồn chuồn bị ăn thịt: Đánh số 78
- Mơ thấy con chuồn chuồn màu đỏ: Đánh số 48
- Mơ thấy con chuồn chuồn màu xanh: Đánh số 26
- Mơ thấy chuồn chuồn bị chảy máu: Đánh số 54
Trên đây là những thông tin thú vị về con chuồn chuồn – loài côn trùng quen thuộc ở các vùng quê Việt Nam. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến chuồn chuồn, bạn có thể bình luận dưới bài viết để được giải đáp!