Bạn đã từng nghe thông tin về cá trà sóc – một loại thủy sản siêu đắt đỏ của Việt Nam? Có lẽ còn nhiều bạn chưa biết đến cái tên này, vì đây là giống loài khá hiếm. Thịt cá được liệt vào hàng siêu bổ dưỡng, chắc nịch với vị đậm đà không kém gì cá biển.
Nội dung bài viết
1. Nguồn gốc giống cá trà sóc
Cá Trà sóc là phân loài thuộc họ Cá chép nên có khá nhiều nét tương đồng quen thuộc. Các nhà khoa học phát hiện và đặt tên là Probarbus Jullieni,thuộc giống cá vây tia điển hình. Trong tự nhiên, chúng phân bố đông đúc tại lưu vực sông các khu vực ĐNÁ. Được tìm thấy tại Campuchia, Lào, Malaysia, Việt Nam, Thái Lan,…
Thực tế, trước đây loại cá này đã từng có nguồn cung rất dồi dào. Bình thường phát hiện tại các vùng nước sâu, đến mùa sinh sản là vùng nước nông. Tuy nhiên, do nạn đánh bắt tràn lan, không kiểm soát mà số lượng đã bị giảm dần. Vì vậy, dù ở đất nước nào thì cá thể ngoài tự nhiên cũng rất ít ỏi.
2. Đặc điểm hình dáng cá trà sóc
Có thể coi đây là loài thủy sản khổng lồ bởi chúng có kích thước khá lớn. Có người từng bắt được cặp cá có trọng lượng hàng tạ (rất hiếm). Chúng thường mang các đặc điểm nhận dạng dưới đây:
- Kích thước: ~ 150 – 170cm, cân nặng khoảng 70-85kg. Có râu hàm (giống cá trê) đóng vai trò làm xúc giác và cảm nhận môi trường xung quanh.
- Hình dáng: Phần bụng nhiều thịt, chắc nhưng vẫn bơi khá nhanh. Vây lưng dùng để di chuyển có 1 gai và 13 tia vây mềm. Vây bụng chắc khỏe, tất cả đều để hỗ trợ việc sinh sống trong nước.
- Đầu: Miệng hình vòng cung hướng xuống phía dưới, môi trên hơi sưng lên, thùy trán có phần lồi lõm. Mắt to, khi tươi có màu đỏ cam, lòng đen. Kích thước đầu = ¼ so với thân.
- Thân: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất chính là vảy tựa như cá chép nhưng lại sắp xếp lần lượt.
- Đuôi: Xẻ làm 2 rõ ràng, = ⅕ chiều dài thân, chia thành các tia mềm giúp bơi lội nhịp nhàng.
➤➤➤ XEM THÊM: Cá Ranchu Mini
3. Thói quen sinh sản của cá trà sóc
Loài này ăn tạp, các sinh vật thủy sinh đều có thể trở thành bữa ăn ngon lành của chúng. Từ giáp xác tôm, cua,… đến các loại rong rêu, tảo sông. Chúng phân bố khu vực kiếm ăn rất rõ ràng, không cạnh tranh cùng loài. Trong tự nhiên, cá có tuổi thọ khoảng 50 tuổi. Kích thước cũng tăng dần theo sự phát triển của tuổi đời.
Chúng có tập tính đẻ vào ban đêm, tại các khe, ghềnh đá,…Trứng sẽ trôi theo dòng và nở thành cá con, tự kiếm ăn ngay lập tức. Tuy nhiên, do thời gian trứng nở thành cá bột và chuyển hóa thành cá con khá lâu. Vì vậy, số cá thể bị thất thoát trong hành trình này rất lớn.
4. Cá trà sóc làm món gì ngon?
Thịt cá chất lượng “cực phẩm” nên được săn lùng rất nhiều. Nếu bạn mua được dù chỉ lượng nhỏ thì đừng bỏ qua các công thức chế biến cực ngon sau.
Cá nấu canh chua
Dùng để nấu canh chua sẽ cho ra những miếng thịt chắc, không hề bị bở bục. Hương vị chua thanh của dứa và cà chua làm dấy lên cái ngọt của thịt.
Có tô canh chua này vào ngày hè hay đông đều rất phù hợp mà “xì xụp” chan cơm, bún. Nhớ chuẩn bị thêm mấy loại rau sống ăn kèm cho thêm phần chất lượng nhé!
Nguyên liệu: Cá tươi, dứa (thơm/khóm), cà chua, hành tím, thì là, ngổ,…
Cách chế biến:
- Dùng nước muối để khử mùi tanh cá, cắt thành các miếng fillet (không quá mỏng). Ướp chỗ thịt này cùng hạt nêm và hành tím.
- Bổ cà chua thành múi cau và xào thơm ½ dĩa cùng hành phi. Cho nước ⅔ nồi, đợi tới khi sôi thì cho phần xương cá vào trước. Giảm nhiệt và đun khoảng 30” cho ngọt nước.
- Tiếp đến thả phần cà chua còn lại và dứa vào, tiếp tục nấu trong 15-20”. Nêm gia vị hoàn chỉnh, thả cá đã ướp vào nồi. Chỉnh nhiệt cho nước sôi bùng khoảng 5-10” thì tắt bếp.
- Nhanh tay cho thì là, hành hoa và rau ngổ cắt nhỏ vào nồi. Thưởng thức ngay khi nóng, để nguội không những bay mất chất mà còn ảnh hưởng hương vị.
Cá nướng
Nướng mọi là cách đơn giản nhất để tạo hương vị cho cá nhưng vẫn bảo tồn được dưỡng chất. Đây là món ăn rất thích hợp để nhâm nhi, xua tan đi cái nóng ngày hè. Quy trình làm tuy có hơi cực lúc quạt than, nướng cá nhưng thành quả thì mê ly.
Nguyên liệu: Cá sạch, nghệ, riềng, muối hạt, ớt, bánh tráng, dứa, xà lách, dưa chuột, đồ chua (củ cải, cà rốt),…
Cách chế biến:
- Rửa sạch cá và xát đều 1 chút muối, giã riềng thành các sợi, băm nhỏ nghệ và cho vào cá để ướp khoảng 15” (nên bọc kín, cho tủ lạnh để thịt không bị khô).
- Bọc thịt với lá chuối (2-3 lớp) và nướng bằng than hoa. Mỗi mặt nên để khoảng 10” (tùy độ dày mình cá). Tới khi 2 mặt hơi xém vàng và có mùi thơm. Không nên để quá lâu, thịt sẽ mất chất và bị khô, khó ăn.
- Pha mắm mặn cùng đường, hành tím/ tỏi và ớt cay (băm nhỏ). Đảo đều tới khi thu được hỗn hợp sệt là đạt.
- Gói cá cùng xà lách, dứa, dưa chuột, đồ chua,… chấm thêm nước mắm và thưởng thức.
Cá xào sả ớt
Cá xào là 1 cách làm đơn giản nhưng cực kỳ thích hợp cho bữa cơm gia đình ấm cúng. Nếu muốn dùng theo kiểu giòn giòn vàng ươm thì chao dầu để chiên sơ trước. Tuy nhiên, cách nay lại khá ngấy nên ta sẽ chế biến theo kiểu thông thường. Chỉ cần sơ chế thật kỹ thì không sợ thịt bị tanh hay quá mềm đâu nhé!
Nguyên liệu: Cá, sả, ớt sừng, dùng ớt chỉ thiên (nếu thích cay), tỏi,…
Cách chế biến:
- Trước hết, bạn sơ chế và ướp cá cùng sả băm (dùng phần đầu sả) + hạt nêm khoảng 15-20”. Đuôi sả cắt thành các khúc 5cm, đập dập thành các sợi.
- Tiếp tục băm nhỏ ớt (nếu dùng ớt cay) và tỏi. Chờ dầu thật nóng rồi đổ vào xào thơm. Nêm chút nước mắm rồi cho cá vào đảo tới khi thịt hơi săn lại. Vì đã ướp cá nên không cần thêm gia vị ở bước này nhé!
- Nếu dùng ớt sừng, ớt chuông thì chỉ cắt nhỏ, không băm. Phi thơm tỏi và xào cá trước 2-3”. Sau đó mới cho ớt, sả thái sợi để giữ được chất tươi nhất của rau củ.
✖✖✖ KHÁM PHÁ THÊM: Cá ngừ vây vàng
5. Mua, bán cá trà sóc ở đâu uy tín nhất
Thực tế, giống cá này khá khó kiếm trên thị trường và thường không có sẵn. Nếu muốn mua thì cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, biết cách chọn chất lượng. Nên tìm thử qua các trang mạng, hội nhóm trước, sau đó đến xem tận nơi. Đặc biệt là khi bạn mua từng phần thịt đã sơ chế.
6. Cá trà sóc giá bao nhiêu tiền
Do sản lượng khan hiếm nên sản vật này có giá khá đắt đỏ, không phải ai cũng mua được. Các mặt hàng được phân loại rõ ràng tươi sống hoặc đông lạnh. Đặc biệt, bạn có thể mua lẻ từ 1 lạng đến mức tùy ý, không bắt buộc mua nguyên con.
- Tươi sống (size 20-50 kg/con): 1.4 – 1.5 triệu/kg
- Đông lạnh (size 15-50 kg/con): 450 – 500K/kg
Khi mua cần kiểm tra chất lượng thịt và lưu ý chọn theo các gợi ý đã nêu trên!
Cá trà sóc hiện nay đã được nuôi trong môi trường nhân tạo nhằm nhân giống trên diện rộng. Tuy nhiên, cách thức nuôi lại khá phức tạp nên ít hộ thực hiện. Tóm lại đây vẫn là dòng thủy sản quý hiếm, liệt vào danh sách nguy cấp trong tự nhiên.