Châu phi – vùng đất khắc nghiệt của trái đất, đây là nơi sinh sống của những loài động vật nguy hiểm hàng đầu thế giới. Rắn Mamba là một trong số đó – Chúng là loài động vật khét tiếng ở đây và là nỗi kinh hoàng đáng sợ của người dân xứ nóng này. Để tìm hiểu rõ hơn về loài rắn này, các bạn hãy theo dõi bài viết sau đây nhé.
Nội dung bài viết
1. Nguồn gốc của rắn mamba
Trước hết, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn một số thông tin cơ bản về loài rắn mamba như nguồn gốc, đặc điểm nhận dạng, nơi sống, giúp bạn có được cho minh cái nhìn ban đầu về chúng.
Rắn Mamba là một loài rắn độc, thuộc một chi của họ rắn hổ – Là loài đặc hữu tại vùng Đông và Nam châu phi. Chúng phân bố ở phạm vi rộng, đặc biệt là ở các khu vực: Đông bắc cộng hòa dân chủ Congo, tây nam Sudan, Kenya, phía đông Uganda,…
2. Đặc điểm nhận dạng của rắn Mamba
Rắn mamba có thân hình khá mảnh mai, thuôn tròn và nhỏ dần tới phần đuôi. Loài rắn này đã phân biệt được rõ phần đầu, thân, cổ và đuôi.
Đầu của rắn khá giống một chiếc quan tài với phần đỉnh rõ rệt. Mắt của rắn khá to với màu sẫm hoặc đen.
Màu sắc da thay đổi tùy loài và tùy mùa nhưng thường có màu đen xám hoặc màu xanh lục. cái miệng của chúng rất lớn với răng nanh rất dài có thể đạt tới 6,5 mm.. Toàn thân nó được bao phủ bởi một lớp vảy mịn, xếp xen kẽ, kéo dài tận tới mút đuôi.
Cái lưỡi của chúng dài và có thể bộc lộ cảm xúc: Khi lưỡi xẻ đôi chứng tỏ nó đang tức giận, kích động, đề phòng, cảm thấy nguy hiểm và có khả năng tấn công. Ngược lại, khi lưỡi gộp lại thì chứng tỏ nó đang thoải mái.
Tùy vào từng loài rắn mamba khác nhau sẽ có có chiều dài khác nhau, trung bình khi trưởng thành, rắn dài 1,4 đến 3m
??? Có thể bạn muốn đọc
3. Rắn mamba sinh sản như thế nào?
Cũng như những loài rắn khác, rắn Mamba là loài đẻ trứng. Rắn Mamba sinh sản hàng năm, thường giao phối vào mùa xuân, đẻ trứng vào mùa hè và con non sẽ nở ra vào mùa xuân (thời kỳ giàu chất dinh dưỡng từ môi trường).
Đến mùa sinh sản, rắn đực sẽ đi tìm rắn cái bằng cách theo dõi mùi hơi do rắn cái để lại. Khi được rắn cái chấp nhận thì chúng tiến hành giao phối. Rắn cái mỗi lần đẻ khoảng từ 6 đến 17 trứng, thai kỳ kéo dài xấp xỉ 80 đến 90 ngày.
4. Rắn mamba sống ở đâu?
Hầu hết rắn thường sống ở trên cây, tuy nhiên, loài rắn mamba đen thì thường sống ở dưới đất. Bạn có thể tìm được chúng ở các nơi như bụi rậm, gò mối, khe đá,….
Mamba dễ dàng thích nghi với nhiều loại địa hình khác nhau từ đồng cỏ, sa van và rừng lá rộng đến dốc đá và rừng rậm.
Chúng thích môi trường khô cằn hơn như rừng thưa, cây bụi, mỏm đá, hay đồng cỏ nửa khô hạn. Thỉnh thoảng vào những ngày ẩm, mùa đông chúng có thể bò vào nhà dân và sinh sống trong nhà kho, hộc tủ, góc giường,.. Điều này rất nguy hiểm cho con người nếu không phát hiện kịp thời.
??? Khám phá: Những loài rắn thường gặp ở Việt Nam
5. Thức ăn của rắn mamba
Rắn Mamba là loài bò sát hoạt động về ban ngày. Chúng có cái lưỡi có thể đánh hơi và thu thập mùi hương trong không gian một cách chính xác và nhanh nhạy.
Và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, dễ dàng hấp thu được một con mồi trong thời gian nhanh chóng. Chúng là loài động vật chủ động săn mồi gồm động vật có vú nhỏ, chim, thằn lằn, dơi, chuột…
Rắn tấn công con mồi bằng một cú đớp nhanh chóng, sau đó rắn không giữ con mồi mà sẽ nhả ra cho chất độc ngấm vào cơ thể con mồi đến khi chúng bị tê liệt và chết.
Kẻ thù của rắn mamba: Cầy Mangut
6. Hành vi của rắn Mamba
Các nhà khoa học đã thực hiện một số nghiên cứu, từ đó đưa ra được kết luận về một số hành vi của rắn Mamba như sau:
-
Không thích đối đầu trực tiếp trừ khi bị dồn vào đường cùng
Rắn Mamba tuy có vẻ ngoài dữ tợn nhưng thực tế lại là một loài động vật rất nhút nhát. Mỗi khi có tình huống xảy ra và phải trực tiếp thì chúng thường lựa chọn bỏ chạy để bảo đảm an toàn cho bản thân.
Tuy nhiên, bản năng tự vệ của rắn black mamba cũng không phải là kém. Khi bị dồn vào đường cùng và bắt buộc phải chiến đấu thì chúng sẽ ngóc đầu dậy và xòe cổ tương tự như rắn hổ mang.
Ngoài ra, để khiến cho đối phương sợ hãi thì những con black mamba sẽ há chiếc miệng đen ngòm của chúng rồi rít lên như lời cảnh cáo cuối cùng. Nếu đối thủ vẫn chưa chịu dừng lại, rắn mamba sẽ tung chiêu thức cuối cùng là tấn công liên tiếp bằng nọc độc.
-
Sở hữu tốc độ chạy cực nhanh
Các nghiên cứu cho thấy một con rắn đen mamba có thể chạy nhanh hơn tất cả mọi người sống trên hành tinh này. Dù chỉ trườn nhưng chúng đạt vận tốc lên đến 19 km/h.
Đáng sợ hơn, chúng có thể trườn với tốc độ như vậy trong tư thế đầu ngẩng cao khỏi mặt đất. Chỉ cần tưởng tượng cảnh một con black mamba tăng tốc với cái đầu cao gần 1.2m thôi cũng sởn da gà rồi phải không nào!
-
Là loài động vật hoạt động ban ngày
Mặc dù, có tốc độ nước đại đáng nể nhưng rắn mamba lại không tận dụng vào việc săn mồi. Chúng chỉ thường chạy để thoát thân khỏi các mối đe dọa.
Bàn về thói quen săn mồi, loài rắn này bắt đầu hoạt động săn bắt vào buổi sáng và khi đêm xuống, chúng sẽ trở lại vị trí cũ để nghỉ ngơi.
Các nhà khoa học cho hay, rắn đen mamba không phải nguồn thức ăn của bất kỳ loài động vật nào. Bởi vậy, mối đe dọa duy nhất đối với sự sống của chúng chỉ là sự xuống cấp của môi trường xung quanh mà thôi.
7. Các loài rắn Mamba
Rắn mamba chia làm 2 loài chính là rắn mamba đen và rắn lục mamba. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu tới bạn về chúng.
Rắn mamba đen
Sở dĩ chúng có cái tên này vì khoang miệng rắn có màu đen, khiến người ta có cảm giác ghê rợn, chết chóc. Rắn Mamba có tóc độ di chuyển nhanh nhất thế giới, chúng có tốc độ di chuyển lên đến hơn 20km/h.
Kích thước cơ thể của nó có thể lên tới 4m (trung bình là từ 2,5 – 3 m) – Là loài rắn châu Phi dài nhất, chiều dài lớn thứ hai thế giới, chỉ sau chiều dài của rắn hổ mang chúa tại Ấn Độ và Đông Nam Á. Thân hình thon và mảnh mai, da của nó có màu nâu, đen xám hoặc xanh xám.
??? Đừng bỏ lỡ:
Rắn Mamba xanh
Đây là một loài rắn rất độc, sống trên cây ở Nam và Đông của Châu Phi, có kích cỡ từ vừa đến lớn trong họ rắn hổ.
Rắn có màu xanh lá cây giống với hầu hết các loài rắn lục khác, vùng bụng của rắn có màu vàng và hơi xanh lá cây nhưng sáng nhẹ hơn.
Rắn có kích thước chỉ khoảng 1,4 đến 2,4m. 2 chiếc răng nanh chứa nọc độc mở rộng cố định tại phía trước của miệng và vững chắc ở cả 2 hàm.
Vảy rắn rất mịn và mỏng và đầu rắn khá dài, hình chữ nhật. Đuôi rắn dài và mỏng.
8. Nọc độc của rắn mamba
Rắn mamba là một loài rắn có nọc độc, thậm chí nọc độc của chúng còn rất mạnh và thường gây tử vong chỉ trong vòng 20” kể từ khi bị cắn.
Tuy nhiên, ngày nay người đã tìm ra chất kháng nọc độc của rắn mamba. Nhờ vậy mà những nạn nhân xấu số đã có cơ may thoát chết.
Mặc dù vậy, những chất kháng nọc độc của rắn đen mamba lại không được sử dụng nhiều ở những vùng quê nghèo.
Trong khi đó, nông thôn mới chính là địa bàn cư trú chủ yếu của loài rắn độc này. Đây là nguyên nhân khiến số người chết do bị rắn mamba tấn công tại những khu vực này vẫn còn nhiều.
9. Sơ cứu khi bị rắn Mamba cắn
Nếu chẳng may chứng kiến một ai đó bị rắn mamba cắn thì đây là các bước sơ cứu cơ bản mà bạn cần biết để bảo vệ tính mạng cho nạn nhân:
- Gọi xe cấp cứu để đưa bệnh nhân đi chữa trị, Trong quá trình di chuyển đến cơ sở y tế, cần tập trung duy trì hoạt động hô hấp cho nạn nhân, đảm bảo đường thở không bị cản trở.
- Giữ nạn nhân nằm im và hạn chế các hoạt động không cần thiết. Đồng thời, tháo các vật dụng, trang sức có thể làm co thắt như: nhẫn, quần áo.
- Dùng băng gạc hoặc garo quấn chặt vào vết rắn mamba cắn để làm chậm hoạt động bạch huyết
- Khi tới được cơ sở y tế, cần ngay lập tức cho bệnh nhân sử dụng chất kháng nọc độc
Với sự hỗ trợ hô hấp kháng nọc độc kịp thời, các chất độc sẽ dịu dần và bệnh nhân sẽ có cơ hội giữ được mạng sống.
Trên đây là các thông tin về loài rắn Mamba châu Phi. Hy vọng, những thông tin này sẽ có ích cho bạn.