Chó Ngao Tây Tạng là dòng thú cảnh độc đáo, thu hút nhiều sự sự chú ý của rất mọi người. Loài chó này được đánh giá cao về lòng trung thành nhưng cũng loài hung dữ nhất hành tinh.
Nội dung bài viết
1. Nguồn gốc chó Ngao Tây Tạng thuần chủng
Ngao Tây Tạng còn có tên gọi quốc tế là Tibetan Mastiff. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, chúng là giống chó cổ nhất còn tồn tại trên thế giới.
Hình ảnh một chú chó Ngao Tây Tạng
Giống chó này có nguồn gốc từ vùng cao nguyên Tây Tạng, ở phía bắc- đông của dãy Himalaya. Nơi có thời tiết quanh năm lạnh giá, chính vì vậy mà người dân đặt tên cho chúng là Ngao Tây Tạng.
Theo đánh giá, chó Ngao Tây Tạng còn có vóc dáng to hơn cả chó sói và mạnh hơn cả hổ báo.
Chúng thường sống chung với người dân trong các ngôi làng trên thảo nguyên. Nhiệm vụ chính là canh gác, bảo vệ đàn gia súc, xua đuổi thú dữ.
Bên cạnh đó, đối với loài Ngao Tây Tạng có kích thước lớn hơn thì thường sống trong các khu đền và được xem là linh thú để canh gác cho các tu sĩ và Lạt Ma.
Với sức mạnh vượt trội và lòng trung thành cực cao, Ngao Tây Tạng nhận được sự yêu quý, coi trọng của người dân nơi đây.
Chó Tây Tạng là món quà cao quý để dành tặng cho hoàng gia sau những chuyến thám hiểm vượt biên giới. Vào năm 1820, vua Anh Quốc là George IV đã được tặng một con đầu tiên.
Năm 1847, phó vương Ấn Độ là Hardinge gửi tặng đến Nữ hoàng Victoria một chú chó ngao Tây Tạng có kích thước khổng lồ. Mọi thành viên hoàng gia đều bất ngờ bởi kích thước và sức mạnh đều vượt xa giống chó đương thời.
Ngày nay, giống chó thuần chủng hầu như chỉ được tìm thấy ở vùng cao nguyên Tây Tạng và trên dãy Himalaya. Đa số chúng đều bị lai tạp với các giống chó khác để kinh doanh thương mại.
2. Đặc điểm chó Ngao Tây Tạng
Nếu lần đầu tiên được nhìn thấy một em Ngao Tây Tạng thuần chủng, có lẽ bạn sẽ nghĩ đây là một con sư tử cỡ bự. Bởi lẽ, loài thú cảnh này sở hữu rất nhiều đặc điểm giống sư tử như: kích thước lớn với bộ lông xù đặc trưng. Trong đó, có một số đặc điểm nổi bật để bạn nhận dạng bao gồm:
Kích thước to lớn, khổng lồ
Kích thước một em ngao Tây tạng khổng lồ khi chúng có thể cao >1m. Cân nặng của chúng có thể đạt từ 90 tới 110kg. Với thân hình như vậy, tất cả các loài vật đều phải dè chừng chúng.
Bộ lông xù giống sư tử
Tạo hóa cũng ban tặng cho chúng một bộ lông dày 2 lớp, không khác gì một tấm áo giáp bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương bên ngoài.
Ngoài ra, lớp lông này còn giúp cún thích nghi tốt với thời tiết khắc nghiệt, bão tuyết quanh năm trên dãy núi Himalaya.
Phần lông ở cổ luôn phồng lên là nét đặc trưng khiến nhiều người nhầm lẫn với bờm của một con sư tử. Phần đuôi cũng phủ đầy lông nhưng thường cuộn tròn trên lưng. Màu sắc lông phổ biến thường là: Đỏ, đen, vàng,….
Cá biệt, có những chú cún sở hữu bộ lông trắng muốt vô cùng quý hiếm nên có giá bán rất cao.
✅✅✅ THAM KHẢO THÊM: Các giống chó Nhật nổi tiếng nhất
Hung dữ nhưng cực kỳ trung thành
Vốn trưởng thành trên những vùng thảo nguyên bao la rộng lớn nên ít nhiều vẫn còn tính hoang dã từ tổ tiên ở trong máu. Chính vì vậy, loài chó này rất khó để huấn luyện khi chúng đã trưởng thành. Để Ngao Tây Tạng đi vào khuôn phép, bạn cần nuôi dạy chúng từ khi còn nhỏ.
Mang trong mình dòng máu dữ dằn nhưng chúng lại có lòng trung thành tuyệt đối, luôn sẵn sàng chiến đấu nếu thấy chủ nhân gặp nguy hiểm. Chúng chỉ “thờ một chủ”, chính là người đã chăm sóc và dạy dỗ chúng từ khi còn nhỏ.
??? NÊN ĐỌC: Chó Shiba dễ thương
3. Chó Ngao Tây Tạng ăn gì?
Chó ngao Tây Tạng có sức khỏe phi thường và rất thích hoạt động nên cần được cung cấp một nguồn năng lượng rất lớn. Chính vì vậy, chế độ ăn uống cần phải đủ dinh dưỡng như: chất đạm, canxi… để chúng không bị suy yếu và mất dáng.
Tùy vào từng giai đoạn mà số lượng thực phẩm cung cấp sẽ khác nhau. Cụ thể:
Giai đoạn 4 tháng đầu
Ở giai đoạn này bạn nên cho cún ăn nhiều thịt nạc nấu chín và ăn kèm với cơm hoặc uống sữa. Mỗi ngày, bạn chia bữa ăn làm 3 đến 4 lần để không làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Trong 4 tháng đầu sau sinh, bạn nên bổ sung nhiều thịt nạc nấu chín
Giai đoạn từ 5 – 10 tháng tuổi
Lúc này, bạn nên tăng dần khẩu phần ăn, bổ sung nhiều thịt, nội tạng động vật, gan heo, trứng, cơm, rau.. Mỗi ngày chia thành 2 bữa.
Bổ sung dinh dưỡng cho tới khi cún bắt đầu được 5 tháng tuổi
Trong thời điểm này, bạn nên cho cún tập gặm xương ống. Thức ăn nên để miếng to để chúng có thể cải thiện xương răng và khả năng nghiền nát thức ăn
Giai đoạn > 10 tháng tuổi
Khẩu phần ăn lúc này đã tăng lên rất nhiều, một ngày ngao Tây Tạng có thể ăn từ 1 -2 bữa. Nhưng cần phải cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo đủ đạm, protein và canxi.
Thời kỳ này, chúng cần phát triển cơ và lông nên phải tăng cường các loại thịt, xương bò, xương heo, trứng gà sống, trứng vịt lộn.
Sau khi cún đã được 1 năm tuổi, bạn cần bổ sung ít nhất 1kg thức ăn mỗi ngày để chúng phát triển về cả trọng lượng và chiều cao.
Mỗi ngày, bạn có thể cung cấp thực phẩm bao gồm: cơm, 3 – 5 gram thịt bò tươi hoặc thịt lợn, 1/2 kg xương, 2 – 4 chén thức ăn khô, 10 trứng vịt lộn hoặc trứng gà, sữa tươi.
Lưu ý: Thức ăn cho cún cần phải sạch, nấu chín hoặc nhuyễn, không được sử dụng thực phẩm đã ôi thiu. Ngoài ra, hãy để sẵn một bể nước cún tự uống khi khát và nên thay nước 3 lần/ngày.
Khi đến tuổi trưởng thành, bạn nên cung cấp thực phẩm nhiều Protein hơn như thịt lợn, bò tươi,…
??? ĐỌC NGAY
Mua chó rottweiler con giá rẻ ở đâu
4. Kỹ thuật nuôi dưỡng chó Ngao Tây Tạng
Nuôi chó Ngao Tây Tạng là một quá trình không hề đơn giản. Bạn cần phải tạo ra một kế hoạch sinh hoạt, vận động, ăn uống điều độ cho chúng.
Hướng dẫn cách vệ sinh
Điểm đặc biệt của Ngao Tây tạng là có một bộ lông dày bao phủ toàn thân. Vì vậy, việc vệ sinh lông cho chúng tương đối khó khăn và mất nhiều thời gian.
Bạn nên sử dụng loại lược chuyên dụng bản to, răng thưa cùng bình xịt hơi nước để xịt sơ qua, giúp việc chải lông dễ dàng và hiệu quả hơn.
Nên tắm cho chó 1 – 2 lần/tháng để làm sạch và loại bỏ các loại vi sinh vật kí sinh trên lông và da. Tuy nhiên, cần phải sấy khô lông cún sau khi tắm để tránh các bệnh về da.
Vệ sinh sạch sẽ các vị trí mà vi sinh vật dễ dàng ẩn nấp như: lỗ tai, kẽ chân, nách,.. Tẩy rửa và lau chùi sạch sẽ bát và khay đựng thực phẩm sau mỗi bữa ăn.
Phòng bệnh
Vốn là giống chó chuyên sống ở khu vực có điều kiện thời tiết lạnh giá quanh năm nên vào mùa hè chúng thường bị sốc nhiệt khi gặp nhiệt độ cao.
Để giảm thiểu tình trạng này bạn nên xây dựng chuồng chó tại những nơi rộng rãi, thông thoáng. Ngoài ra, cần phải tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch để ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm như: Care, dại,…
Sinh sản
Số lượng của chó Ngao khá hạn chế, bởi chúng trưởng thành rất chậm và dậy thì trễ hơn so với các giống chó khác. Cụ thể, chó cái phải mất 3-4 năm mới đến tuổi động dục và bắt đầu xuất hiện bản năng giao phối.
Riêng ở con đực thì cần khoảng thời gian từ 3-5 năm mới có khả năng giao phối. Chính vì vậy, để đảm bảo thế hệ F1 khỏe mạnh, phát triển tốt thì chó bố mẹ cần phải được chăm sóc kỹ lưỡng.
Đặc biệt, tránh kích thích chó sinh sản quá sớm, bởi có thể gây nên hiện tượng sinh non, đột biến,…
5. Hướng dẫn cách huấn luyện chó Tây Tạng
Ngao Tây Tạng vô cùng cứng đầu nên nếu không phải là người có kinh nghiệm sẽ rất khó huấn luyện và thuần phục.
-
Từ 2 – 4 tháng tuổi
Nên để cún làm quen với những người thân trong gia đình và những loài động vật khác. Tiếp đó, hãy dạy cho chúng những bài học đơn giản như ngồi, nằm, đứng yên, bắt tay,…
-
Từ 3 – 6 tháng tuổi
Bạn không nên để cún tập luyện quá nặng vì có thể cơ thể phát triển không đồng đều, xương rạn nứt và rất nhiều hệ lụy khác.
Lúc này, chỉ nên để cún thực hiện bài tập nhẹ nhàng như: Đi bộ, chạy bộ, nhảy cao, bắt bóng, …
-
Sau 6 tháng tuổi
Bạn tiến hành cho chó tập luyện với cường độ lớn hơn, khoảng 1-2 tiếng/ngày. Giáo trình lý tưởng gồm: các bài tập thể lực phát triển cơ và xương như chạy bền, kéo lốp xe, đi bơi, nhảy cao,…
Nâng cao dần độ khó cho bài tập luyện sẽ giúp chó khỏe mạnh và xử lý các trường hợp phát sinh một cách linh hoạt hơn.
Lưu ý: Bạn cần phải rọ mõm và xích cẩn thận khi tập luyện, tránh để chúng tấn công và gây nguy hiểm cho những người xung quanh.
Thái độ của người huấn luyện viên sẽ là nhân tố tác động đến sự thành công của quá trình luyện tập nên bạn cần kiên nhẫn.
Ngoài ra, cần phải lưu ý cung cấp đầy đủ nước uống và thực phẩm sau mỗi khóa luyện tập để giúp cún phục hồi thể lực.
6. Chó Ngao Tây tạng giá bao nhiêu? Mua ở đâu tại Hà Nội và TP.HCM
Hiện nay, giống chó ngao Tây Tạng được nhân giống rất nhiều nên giá không còn cao như chó thuần chủng. Giá bán phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, màu sắc, xuất xứ, chế độ chăm sóc, trại giống,…
- Đối với cún <5 tháng tuổi chi phí từ: 20-28 triệu/con.
- Đối với chó trưởng thành chi phí từ 70-80 triệu đồng/con.
- Cá biệt có những chú chó thuần chủng sẽ có giá lên đến 99 tỷ/1 con.
Ở nước ta hiện nay có rất nhiều trang trại nhân giống để bán cho các shop thú kiểng. Bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các cửa hàng trên địa bàn Hà Nội, Tp Hcm
Trên đây là những thông tin đáng chú ý về giống chó Ngao Tây Tạng. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về loài động vật độc đáo và thú vị này. Chúc các bạn luôn vui vẻ.