Chó bị ong đốt là hiện tượng thường xuyên xảy ra vào thời điểm giao mùa Xuân và Hè. Chắc hẳn, khi các bạn lướt trên những diễn đàn hay những hội nhóm về chó mèo sẽ bắt hình ảnh những chú cún bị ong đốt. Điều này vừa buồn cười vừa đau xót cũng như báo hiệu những mối nguy hiểm tiềm ẩn đối với chú cún.
Nội dung bài viết
1. Những biểu hiện khi chó bị ong đốt
Chó con thường có tính cách hiếu động và luôn muốn khám phá những điều xung quanh. Trong quá trình chạy nhảy, đôi lúc sẽ không thể tránh khỏi việc bị các loài côn trùng đốt, chích
Khi bị ong đốt, ngay lập tức cún sẽ có những biểu hiện ra bên ngoài. Nếu như những biểu hiện này không được chủ nhân kịp thời phát hiện và sơ cứu sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.
Dưới đây là một số biểu hiện khi chó bị ong chích phổ biến nhất:
Cũng giống với biểu hiện của con người, vị trí bị ong đốt sẽ sưng lên rõ rệt. Thông thường, chó sẽ bị ong đốt ở phần mặt, mõm, chân và ngực.
-
Chó bị ong đốt vào mặt
Nếu như đốt vào phần mặt, cơ mặt bên ngoài của cún sẽ hơi sưng lên, mắt híp lại và có dấu hiệu bị co giật và kem theo các tiếng rên ư ử.
Cùng với đó, cún sẽ dùng chân khều lên vùng mặt bị ong đốt, điều này rất dễ dẫn đến hiện tượng trầy xước và nhiễm trùng.
-
Chó bị ong đốt lên chân
Nếu như đốt vào chân, chó sẽ đi khập khiễng hoặc có thể nằm yên không thể di chuyển. Ngoài ra, các bạn sẽ thấy chúng thường xuyên liếm hoặc gặm vào khu vực chân bị đốt.
Khi cún bị ong đốt vào chân các bạn cần quan sát kĩ, bởi rất dễ nhầm lẫn với việc cún bị vật thể lạ đâm hoặc bị thương do trầy xước.
-
Cún bị ong chích vào ngựa
Khi cún bị đốt ở phần ngực, các bạn cần đặc biệt chú ý đến những biểu hiện của cún. Bởi vì, trong một số trường hợp khi cún bị ong đốt vào ngực khiến vết thương bị sưng lên và chèn vào phổi dẫn đến hiện tượng ngạt thở.
Dấu hiệu nhận biết: Phần ngực bị chích thường sưng tấy, cún khò khè khó thở, thường lấy chân gãi mạnh và kêu rên âm ỉ.
???XEM NGAY: Triệt sản chó Đực khi nào thì tốt
2. Chó bị ong chích nguy hiểm thế nào?
Với việc bị ong chích, tùy thuộc vào cơ địa của chó mà mức độ nguy hiểm sẽ có sự khác nhau. Ngoài ra, mức độ nguy hiểm còn tới từ việc loại ong đốt chú chó là ong gì.
Giả sử, chú chó của bạn bị các loài ong thông thường như ong mật, ong ruồi,… đốt thì tình trạng không quá đáng ngại.
Bạn chỉ cần bôi 1 số loại thuốc trị côn trùng cắn, kem đánh răng lên vết đốt là chú chó có thể bình phục sau vài ngày..
Tuy nhiên, nếu bị các loài ong độc như: Bắp cày, vò vẽ đốt thì chú chó có thể gặp phải các tình trạng nguy hiểm như: nôn mửa, khó thở, suy tim,…
Nếu không được phát hiện kịp thời thì khả năng tử vong là khoảng 80%
??? TÌM HIỂU: Chó bị hóc xương làm cách nào để hết
3. 4 giai đoạn thường gặp sau khi chó bị ong đốt
Khi bị ong đốt, các chuyên gia sẽ phân chia mức độ nguy hiểm theo 4 mức độ sau đây:
+ Mức 1: Chó có biểu hiện sưng tấy, ngứa ngáy và gãi thường xuyên lên vết đốt. Đây được xem là triệu chứng rất bình thường và tự nhiên của cơ thể.
+ Mức 2: Vết ngứa bắt đầu lan sang các vùng da lân cận, cùng với đó là cảm giác ngứa ngáy, đau đớn cũng lan ra.
Đây được xem là triệu chứng khi làn da bị dị ứng nhẹ. Bạn nên quan tâm nhiều hơn tới chú chó và đưa chúng tới ngay các cơ sở thú y nếu thấy có dấu hiệu bất thường về hô hấp.
+ Mức 3: Các vết ngứa bắt đầu lây lan toàn thân. Cần theo dõi chó 1 cách tỉ mỉ và có biện pháp xử lý kịp thời nếu chó có dấu hiệu: tiêu chảy, chảy nước bọt,…
+ Mức 4: Các vết dị ứng không có dấu hiệu thuyên giảm sau vài ngày, chó cảm thấy mệt mỏi và nằm 1 chỗ, cùng với đó là các vấn đề như: Sốt, phát ban,…
??? LÀM RÕ: Nguyên nhân chó bị Ong đốt
4. Biện pháp xử lý khi chó bị ong đốt
Sau khi nhìn thấy những biểu hiện bên ngoài và xác định được cún bị ong đốt. Các bạn ngay lập tức sử dụng những biện pháp can thiệp để làm giảm sưng cho cún.
Dưới đây là những bước bạn cần làm khi cún bị ong đốt:
Nhìn vào vùng cún bị ong đốt, xác định ngòi châm của ong. Sau đó, sử dụng một miếng thẻ cứng đặt nghiêng và gạt chiếc ngòi ra khỏi vùng bị đốt.
Việc gạt ngòi đốt phải làm thật nhanh, dứt khoát để tránh nọc độc lây lan.
Lưu ý: Không được sử dụng tay để nặn, điều này sẽ khiến cún đau đớn cũng như nặn bằng tay sẽ khiến nọc độc của ngòi châm giải phóng nhiều hơn.
Sau khi đã nặn xong ngòi châm, bạn nên lựa chọn các loại dung dịch phù hợp để bôi vào vết đốt cho cún.
Lưu ý về lựa chọn dung dịch bôi: Nếu như cún của bạn bị ong mật đốt thì đừng quá lo lắng. Nọc độc của ong mật khá ít và chứa nhiều axit.
Chính vì vậy, các bạn cần tìm dung dịch có tính kiềm để ngăn chặn sự phát tán của axit. Bột nở hoặc nước vôi trong là những dung dịch tuyệt vời để khắc phục tình trạng này
Nếu là ong vò vẽ đốt thì bạn nên lấy dấm hoặc nước măng chua để bôi cho cún.
Khi không xác định được loại ong đốt, hãy sử dụng đá để chườm và làm giảm vết sưng cho cún trong khoảng 15 phút.
Sau khi thực hiện những biện pháp trên, nếu như vị trí bị ong đốt vẫn không có dấu hiệu tiêu sưng mà còn kèm theo hiện tượng sốt thì nên đem cún đi gặp bác sĩ thú y để kịp thời chữa trị.
??? Tìm hiểu thêm
5. Các biện pháp phòng tránh chó bị ong đốt
Vào thời điểm giao mùa giữa mùa xuân và mùa hè là giai đoạn lý tưởng cho sự phát triển của các loài côn trùng.
Thời điểm này, bạn cũng nên chuẩn bị một số biện pháp để phòng ngừa chó bị ong đốt như:
- Tránh không cho cún lại gần những khu vực có nhiều hoa, cây cối
- Nên dắt cún đi dạo vào lúc rạng sáng hoặc chiều tối. Bởi đây là thời điểm loài ong thường không hoạt động.
- Tránh đưa cún đến những vườn cây ăn quả bởi những khu vực này tập trung rất nhiều loài ong. Chó là loài tính hiếu động, chắc chắn chúng sẽ đuổi theo những chú ong để trêu đùa.
- Không được xịt nước hoa cho chó bởi mùi nước hoa thường có hương thơm ngọt ngào nên dễ thu hút những chú ong.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về hiện tượng chó bị ong đốt. Hy vọng rằng, sau khi tham khảo bài viết này của chúng tôi các bạn có thêm kiến thức để chăm sóc và đề phòng việc chó bị ong đốt thật tốt nhé.
Để biết nhiều hơn về những mẹo chăm sóc cún, các bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác của chúng tôi tại website Vuongquocloaivat.com
Xem ngay: Cách huấn luyên chó đi vệ sinh đúng chỗ, đúng giờ hiệu quả 100%