Nhắc đến các loài rắn hổ mang tại Việt Nam, nhiều người phải rợn tóc gáy. Động vật bò sát này có rất nhiều phân loài, sinh sống trong những khu rừng rậm, cánh đồng lúa cho đến khu dân cư. Mỗi loài lại có đặc điểm, kích cỡ và tập tính khác nhau.
I/ Các loại rắn hổ mang nổi tiếng nhất ở Việt Nam
Là một đất nước nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới nên thiên nhiên Việt Nam cực kỳ đa dạng, trù phú. Thời tiết và địa hình tạo môi trường sinh sống hoàn hảo cho các loài rắn hổ mang. Và sau đây là list 10 loài rắn hổ nổi tiếng nhất tại Việt Nam.
- 1. Rắn hổ mang đất
Rắn hổ đất hay còn danh pháp khoa học là Naja kaouthia là một trong số những loài rắn độc phổ biến nhất hiện nay. Loài này trong dân gian hoặc ở một số địa phương thì được gọi với nhiều cái tên riêng.
Chúng phân bố chủ yếu từ Bắc xuống Nam, nhưng nhiều nhất là ở khu vực phía Nam dãy Bạch Mã trở vào trong. Rắn hổ đất có chiều dài trung bình khi trưởng thành đạt từ 1,3 – 2m.
Phần thân màu đen tuyền, khi gặp nguy hiểm thì dựng đứng phần đầu, bành mang dữ tợn. Phần lưng sau cổ có một vòng tròn màu trắng nổi bật trên nền đen.
Trong điều kiện thuận lợi, một con rắn hổ đất có thể sống thọ tới hơn 30 năm cơ đấy. Lượng nọc độc đủ khiến đối tượng bị cắn mê man, suy tim, mất mạng nếu không chữa trị kịp thời.
- 2. Rắn hổ mang bành
Nếu hay theo dõi các thước phim trong chương trình Thế giới động vật chắc bạn chẳng xa lạ gì với rắn hổ mang bành (Naja atra). Loài rắn độc có danh pháp khoa học là Naja atra phân bố rộng khắp từ đồng bằng, trung du đến miền núi của nước ta.
Trong tự nhiên, loài vật này thường sống trong các hốc ngoài bờ ruộng, khe đá, hang sâu, khu nhà bỏ hoang. Thậm chí nó còn được nhiều đơn vị, hộ gia đình nuôi để phục vụ mục đích thương mại, điều chế huyết thanh chữa rắn cắn.
Đặc điểm nhận dạng là thân có màu xám, nâu hoặc đen tùy theo địa bàn cư trú. Đặc biệt một số con đột biến còn có lớp vảy da màu bạch tạng hoặc màu phớt vàng.
Chiều dài trung bình của con vật có thể đạt đến 1,7m và cân nặng tối đa khoảng 6kg. Khi gặp nguy hiểm hay đối mặt với kẻ thù, chúng sẽ phình chiếc mang hết cỡ. Lúc này, bạn sẽ thấy 1 đường màu trắng căng ngang phần cổ theo hình gọng kính.
Con vật có phần răng nanh dài với tuyến nọc độc chết người. Tuy sợ con người nhưng nếu bị tấn công chúng sẽ sẵn sàng đáp trả bằng cách phun nọc độc với cự ly đến 1m. Nếu chẳng may dính phải nọc độc, hệ thần kinh sẽ bị tê liệt, tim ngừng đập.
➽➽➽ BẠN BIẾT GÌ VỀ: Rắn Mối
- 3. Rắn hổ mèo
Rắn hổ mèo (Naja siamensis) có chiều dài tối đa đạt khoảng 1,5m và cân nặng con trưởng thành lên đến 3kg. Chúng phân bố chủ yếu tại miền Nam Việt Nam với những địa điểm khô ráo, vị trí nằm ở trên cao.
Dù có tên là rắn hổ mèo nhưng chúng chẳng hề dễ thương như cái tên. Ngược lại nó còn vô cùng hung hãn và sẵn sàng tấn công của con người nếu bị đe dọa. Loài này có phần thân màu nâu đen, mang bành ra phía trước để lộ 2 khối mắt kính trắng không có gọng phía sau. Thân thủ của chúng rất nhanh nhẹn và phát ra tiếng kêu, tiếng rít inh ỏi để xua đuổi kẻ thù.
Một đặc điểm nhận dạng nữa là chúng có khả năng phun nọc độc với cự ly xa. Nếu không cẩn thận để các giọt này bắt vào mắt thì có thể dẫn đến tình trạng mù lòa.
- 4. Rắn hổ mang chúa Naja
Tên danh pháp khoa học của chúng là Ophiophagus hannah. Dù có tên là hổ mang chúa nhưng thực tế nó thuộc chi Ophiophagus chứ không phải chi hổ mang thường Naja như nhiều người vẫn nghĩ.
Hổ mang chúa sở hữu khung xương chắc khỏe với chiều dài trung bình đạt từ 3 – 4m. Thậm chí đã từng ghi nhận cá thể dài đến 6m. Trọng lượng của loài này cũng khiến nhiều người bất ngờ khi có thể nặng đến 30kg. Cơ thể chúng thường có màu đen vàng hoặc trắng. Đặc biệt phía sau mang có một hình chữ V hướng lên trên .
Nguồn thức ăn của chúng vô cùng phong phú từ: chuột, ếch , nhái, chim, thằn lằn và cả những loài rắn độc khác. Từng ghi nhận có những trường hợp rắn hổ chúa ăn thịt luôn đồng loại của mình. Lượng nọc độc của chúng vượt trội có thể giết chết người trưởng thành chỉ chưa đầy 30’.
Trong tự nhiên loài rắn này có rất ít thiên địch. Chúng còn có khả năng kháng nọc độc của các loài khác, cộng thêm cơ thể đồ sộ, vẻ ngoài hung dữ. Vì thế, thật không mấy khó hiểu khi hổ mang chúa được nhiều nhà khoa học ưu ái đặt cho mỹ từ: Vua của các loài rắn.
- 5. Rắn hổ mang Ấn Độ
Dòng này có danh pháp khoa học là Naja naja, xuất hiện nhiều tại vùng Nam Á và các quốc gia Đông Nam Á. Trong truyền thuyết, đây là loài vật thiêng liêng mang tính biểu tượng trong văn hóa.
Có thể xem rắn hổ mang Ấn Độ là hình mẫu phổ biến nhất của các chi rắn hổ Naja. Chúng có kích thước cơ thể trung bình với chiều dài từ 1 – 1,5m.
Đặc điểm vẻ ngoài của chúng là có những chiếc vảy cứng màu nâu, xám, đen và tối dần về phía sau. Trên phần mang có ký hiệu hình chữ V và càng rõ nét khi nó phình mang to ra.
Loài này dành nhiều thời gian để ngủ và đi kiếm ăn. Nguồn thức ăn ưa thích của loài này là các loài động vật nhỏ như: chuột, sóc, các loài chim, thỏ, thằn lằn…. Chúng thường theo dõi và tấn công con mồi bằng vết cắn có nọc độc. Con mồi sẽ từ từ mê man, tim ngừng đập và tử vong không lâu sau đó.
- 6. Rắn hổ mang chì
Nếu so với những cái tên khác trong danh sách này thì rắn hổ mang chì thật đặc biệt khi không có độc. Loài vật này tìm thấy chủ yếu ở các tỉnh thành khu vực miền Tây Nam Bộ.
Chúng có có chiều dài từ 1 – 1,2m, cân nặng chừng 1,2 – 1,5kg. Chúng sở hữu lớp váy màu nâu sẫm trên lưng và phần bụng có màu trắng xám.
Chưa dừng ở đó khi lớp vảy trên da có thể phản quang ánh sáng của mặt trời tạo nên vẻ đẹp óng ánh khó tả. Chính vì vẻ ngoài đẹp mắt lại không có độc nên nhiều người thường có sở thích nuôi làm thú cưng.
Chúng chì thường săn mồi vào đêm tối bằng cách siết chặt lại như loài trăn. Ngoài ra, khi di chuyển trên cơ thể loài vật này còn toát ra một mùi hương tựa như cây hành. Đây được coi là dấu hiệu thu hút bạn tình vừa là 1 lời cảnh báo đến những kẻ thù trong tự nhiên của chúng.
- 7. Rắn hổ mang Nam Phi
Gần đây thông qua những thước phim, bạn có thể dễ dàng trông thấy hình ảnh của những con rắn hổ mang Nam Phi. Tên danh pháp khoa học của chúng là Naja nivea, sinh sống chủ yếu ở các vùng khô hạn như xavan, hoang mạc, cây bụi khô.
Vẻ ngoài của loài rắn rất đa dạng về màu sắc, từ vàng qua nâu vàng đến nâu sẫm và thậm chí là đen.
Chúng chủ yếu săn gặm nhấm nhỏ, ếch, cóc, thằn lằn để làm thức ăn. Loài này có nọc độc cực mạnh và là nguyên nhân gây ra cái chết cho hàng nghìn người mỗi năm.
- 8. Rắn hổ mang đen
Rắn hổ mang đen phân bố rộng khắp các khu vực từ hạ Sahara cho đến Nam Phi. Cá thể khi đến độ tuổi trưởng thành sẽ có chiều dài cơ thể dao động trong khoảng từ 1,2 – 2,2m. Màu sắc cũng thay đổi tùy theo môi trường địa lý và đặc điểm tự nhiên, phổ biến nhất là màu đen tuyền.
Dòng rắn này có khả năng phun nọc độc để tấn công và đe dọa đối phương. Nọc độc gây kích ứng da và mù vĩnh viễn.
- 9. Rắn hổ mang Trung Quốc
Tại Việt Nam, rắn hổ mang Trung Quốc (Cobra atra) là loài đã được đưa vào sách đỏ. Ngoài tự nhiên số lượng cá thể loài này còn rất ít. Chúng phân bố rộng khắp các tỉnh miền Nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam.
Chiều dài cơ thể của chúng đạt từ 1,2 – 1,5m với cân nặng ở mức từ 2 – 4kg đối với con trưởng thành. Lúc nhỏ rắn con có màu đen tuyền khi lớn trải qua lột xác thì có màu xám hoặc đen nhạt tùy theo môi trường sống.
Rắn có phần đầu hình tam giác có thể phình mang khi cần, phía sau gáy cổ có một vệt trắng hình chữ V rất đặc trưng.
Rắn có tuyến nọc được nối qua hệ thống răng nanh làm tê liệt hệ thần kinh của con mồi. Thông thường chúng khá nhát và ít tiếp xúc với con người, tuy vậy nếu bị tấn công chúng sẽ trở nên rất hung dữ.
- 10. Rắn hổ mang Philippines
Rắn hổ mang Philippines được phát hiện ở miền Bắc Philippines và nhanh chóng được xếp vào nhóm có nọc độc nguy hiểm nhất. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, chúng có tuyến nọc độc mạnh thứ 2 trong phân loài rắn hổ ở trên thế giới.
Cá thể trưởng thành có chiều dài phần thân trong mức từ 1 – 1,6m. Con trưởng thành có màu nâu nhạt đến trung bình, trong khi những con non có xu hướng có màu nâu sẫm hơn. Đầu hình elip, lõm xuống, hơi khác biệt với cổ, mõm ngắn, tròn và lỗ mũi lớn. Khi gặp nguy hiểm chúng dựng cao đầu và phình mang để uy hiếp kẻ thù.
Chúng thường sống ở các đồng bằng trũng, vùng có rừng, bãi đất trống, các khu định cư của con người.
Thiên địch của loài này là con người, đại bàng, cầy mangut, lửng mật và cả hổ mang chúa.
Bên trên là những thông tin chi tiết và đa chiều nhất về list các loài rắn hổ mang nổi tiếng nhất hiện nay. Đa phần chúng có vẻ ngoài hung dữ và có nọc độc gây nguy hiểm cho tính mạng con người. Hãy nắm vững đặc điểm nhận dạng, tập tính riêng của từng loài để tránh nhận nhầm bạn nhé!