Cá tam giác chỉ dài chừng ngón tay út với bề ngang không quá 3cm. Vậy mà chúng lại hàm chứa sức hút đến lạ kỳ nhờ vệt đen hình tam giác siêu ấn tượng. Đặc biệt là đường viền bao quanh đầy màu sắc cùng hệ vảy bắt sáng cực tốt, giúp sinh ra hiệu ứng neon đẹp hiếm có.
Nội dung bài viết
1. Đôi nét về cá tam giác
Đây là dòng cá cảnh có kích thước mi nhon nhưng lại được “sủng ái” vì tạo hình cực bắt mắt, màu sắc sinh động, dễ nuôi. Vậy bạn biết gì về đại diện siêu đáng yêu này?
1.1 Nguồn gốc
Hầu hết các loài thuộc nhóm sinh vật này đều xuất xứ từ Đông Nam Á, điển hình là Thái Lan, Malaysia… Ngoài tự nhiên, chúng sinh sống dọc các vực nước chảy, sông suối, các khe rãnh ít khoáng nhưng giàu acid humic – Một điều kiện địa chất đặc trưng ở vùng đầm lầy, nơi có sinh vật hoại sinh khu trú nhiều, sinh trưởng mạnh. Bên cạnh đó, người ta còn tìm thấy chúng ở vùng nước đen thuộc khu vực Nam Mỹ, với môi trường sống tương tự.
1.2 Hành vi
Cá tam giác khá tinh nghịch, chúng vô cùng hiếu động và di chuyển linh hoạt qua các tầng nước. Đặc biệt là thường di chuyển và kiếm ăn theo đàn để gia tăng khả năng bảo vệ cho từng cá nhân. Đây cũng là con vật thuần tính, cực thân thiện nên rất dễ chung sống với nhiều loài cá khác. Và mặc dù bơi siêu nhanh nhưng chúng lại ít khi khuấy động nước. Nhờ vậy mà trở thành “cạ cứng” của các đại diện ưa dòng nước tĩnh.
1.3 Đặc điểm
Tên gọi của con vật lấy cảm hứng từ vệt đen hình tam giác nằm ở nửa thân sau của chúng. Và chi tiết này tạo hiệu ứng tương phản nổi bật so với những đường viền màu sáng cam ở khu vực liền kề. Chính nhờ vậy, nó trở thành dấu hiệu đặc trưng, giúp phân biệt giống cá này với những họ hàng thân thuộc.
Ngoài điểm đặc biệt trên, cá tam giác còn gây “sốt” bởi kích thước đuôi – đầu cực cân xứng. Phần trung tâm mở rộng triệt để tạo dáng hình thoi đẹp mãn nhãn. Kích thước của con trưởng thành chỉ dao động từ 4-5cm. Đường vây đuôi, vây ngực và lưng không phát triển mạnh nhưng cực duyên dáng và phủ ánh cam neon siêu hút mắt. Đó là chưa kể đến hiệu ứng bắt sáng siêu ấn tượng, trông như những chiếc đèn neon di động trong dòng nước, nhìn qua cũng dễ bị “mê hoặc”.
1.4 Nơi sống
Như đã chia sẻ ở trên, cá có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện giàu dưỡng chất, thiếu oxi, chỉ cần giàu acid humic. Chính vì thế, chúng được bắt gặp ở nhiều thủy vực thuộc vùng nóng ẩm ở cả châu Á, châu Phi. Còn khi nuôi nhân tạo chỉ cần cung ứng đủ thức ăn cho chúng thì môi trường trong, sạch sẽ giúp cá phòng nhiều bệnh.
1.5 Sinh sản
Cá tam giác là loài đẻ trứng với số lượng dao động từ 100-180 trứng/lần. Sau khi giao hoan, cần cách ly bố mẹ ra khỏi trứng. Vì nếu ở chung, chúng sẽ nuốt chửng luôn con của mình.
Đặc biệt, trong suốt thời gian này cần đảm bảo nền nhiệt đủ ấm chạm mức 30 độ C. Đồng thời, hạn chế ánh sáng, đảm bảo độ tĩnh lặng của môi trường nước.
Thường sau 30h, cá bột tách trứng chui ra và có thể tự kiếm ăn cực thành thục. Trong 15-20 ngày tiếp theo, cá sẽ có hình thái và kích cỡ gần bằng con trưởng thành.
➤➤➤ CLICK XEM: Cá Ali
2. Cá tam giác dễ nuôi không?
2.1 Thức ăn
Là sinh vật ăn tạp, kể cả mùn bã nên chúng đặc biệt dễ nuôi. Tuy nhiên, cần kiểm soát lượng thức ăn hằng ngày một cách kỹ lưỡng để không gây hại đến đường tiêu hóa. Mỗi ngày có thể chia làm 2 lần cho ăn với lượng bằng 15-25% trọng lượng vật nuôi. Chú ý, con vật này có miệng khá hẹp, góc mở hạn chế nên cần nghiền nhỏ trước khi cho ăn để dễ tiêu hóa.
Dinh dưỡng bổ sung nên kết hợp cả khô và tươi, cám tổng hợp và thức ăn tự nhiên. Những gợi ý ưu tiên bao gồm trùn quế, tép nhỏ, tảo lục, artemia…vv. Việc cung cấp thức ăn càng đầy đủ, đa dạng thì cá càng khỏe mạnh, ít bệnh và lên màu càng tốt.
2.2 Ánh sáng
Ngoài ra, con vật này còn khá ưa sáng nhưng lại là ánh sáng yếu. Vậy nên, hãy bố trí đèn màu công suất nhỏ để tối ưu sự phát triển và tăng hiệu quả thẩm mỹ. Và như đã nhắc đến ở trên, tùy vào thời điểm mà bạn cần căn chỉnh nguồn sáng cho phù hợp. Trong giai đoạn cá sinh sản cần hạn chế sử dụng đèn để hỗ trợ hành trình giao hoan, đẻ trứng
2.3 Nuôi chung
Con vật này có bản tính cực ôn hòa nên thường được nuôi theo 2 hình thức: tạo nhóm từ 10-20 cá thể hoặc nuôi cùng với các giống khác. Các đại diện có thể sống ghép cùng chúng bao gồm: cá neon, cá đầu sóc, cá dọn bể… Sự cạnh tranh qua lại về nguồn dinh dưỡng, nơi ở không mang tính gáy gắt mà tương trợ nhau. Điều này giúp cá tam giác có sức sống tốt và lên màu nổi bật hơn.
2.4 Bể nuôi
Kích thước bể lý tưởng để nuôi “pet cưng” này là có độ dài 40-45cm, rộng 25-35cm. Bên trong thả nhiều thực vật sống dưới nước, đá cuội. Đặc biệt, đừng quên điều chỉnh nhiệt độ, pH để tạo nền tảng tối ưu cho sự sinh trưởng của cá. Theo đó nền nhiệt lý tưởng là 26 – 31 độ C, pH cực thuận dao động từ 5,5-7,8. Ngoài ra, hãy lắp đặt quanh bể đèn chiếu sáng yếu để tạo hiệu ứng thẩm mỹ cao, đồng thời hỗ trợ khả năng lên màu của con vật.
✦✦✦ KHÁM PHÁ: Cá 7 màu rồng xanh
3. Cá tam giác giá bao nhiêu tiền?
Giá thành của cá phụ thuộc vào 2 yếu tố cơ bản là chủng loại và kích thước. Tuy nhiên về cơ bản, đây là những đại diện có mức chi phí hợp lý nên không làm khó những người đam mê thú vui này.
Và nếu cũng quan tâm đến chúng thì dưới đây là bảng báo giá chi tiết:
Loại cá tam giác | Giai đoạn phát triển | Khoảng giá (VNĐ) |
Vua | Cá bột | 15.000- 30.000 |
Cá trưởng thành | 200.000 – 300.000 | |
Vàng | Cá bột | 8.000- 12.000 |
Cá trưởng thành | 100.000 – 180.000 | |
Đỏ | Cá bột | 6.000 – 10.000 |
Cá trưởng thành | 120.000 – 200.000 | |
Tím | Cá bột | 12.000 – 16.000 |
Cá trưởng thành | 220.000 – 300.000 |
✦✦✦ THÔNG TIN THÚ VỊ VỀ: Cá Bống Đục
4. Mua cá cá tam giác ở đâu tại Hà nội, Tp Hcm?
Nếu bạn mua một cách ngẫu hứng, tạt nhanh qua quán hàng rong thì hệ lụy sẽ khó lường. Bởi trong trường hợp này, chẳng ai đứng ra chịu trách nhiệm cho sức sống của cá ngoài chính bạn. Trong khi đó, nếu lựa ra đơn vị đáng tin cậy thì giá thành, độ thuần chủng, sức đề kháng đều được tối ưu triệt để. Chẳng những vậy, bạn còn được hỗ trợ, tư vấn về cách chăm sóc trong suốt thời gian dài sau đó.
Vậy làm thế nào để tìm ra những đơn vị có tâm này? Tham khảo, check thông tin trực tuyến là bước đầu cần thực hiện. Chú ý đọc review để có được cái nhìn khách quan. Sau đó, bạn cần lựa ra những đơn vị nhận được nhiều phản hồi tích cực nhất để ghé qua.
Cá tam giác có tạo hình xinh yêu hết chỗ chê, nuôi dễ, lại chẳng hề kén môi trường chăm sóc. Vậy bạn sẽ đồng hành cùng “vật cưng” cute này chứ?