Để nuôi được đàn cá Ranchu đẹp, khỏe mạnh phải cần nhiều kỹ năng chăm sóc. Ngoài ra, muốn chúng sống thọ phải quan sát và để ý các bệnh gây hại. Đừng lo nếu bạn chỉ đang bắt đầu có hứng thú với cá cảnh thủy sinh. Bài viết đã tổng hợp đầy đủ các thông tin về loài sinh vật có vẻ đẹp độc đáo này.
- Các loài cá cảnh nuôi không cần Oxy Hot nhất hiện nay
- Cá vàng – Loài sinh vật cảnh có sức sống mỏng manh
- Cá Ngựa thích ăn gì? Sống ở đâu? Có tác dụng gì với sức khỏe
Nội dung bài viết
1. Một vài thông tin cơ bản về cá Ranchu
Liệu nghe tên Ranchu bạn có đoán được giống cá này xuất xứ từ đâu? Tại đất nước ấy, chúng còn có danh xưng cực kỳ trịnh trọng, đó là “vua cá vàng”. Nghe thì có vẻ nhiều người sẽ nghi ngờ nhưng phải nhìn thấy mới hiểu được lý do tại sao.
Nguồn gốc
Ranchu thuộc dòng Cá vàng Lan Thọ, cùng với Lionchu, Lionhead. Nếu xét về dòng dõi sâu xa thì đây là loài mới được sản sinh từ việc nhân giống chéo. Trong đó, cá bố mẹ xuất phát từ cá sư tử của Trung Quốc.
Tuy nhiên, những con đầu tiên sinh ra lại được nuôi và nhân giống bởi người Nhật Bản. Do đó, có thể khẳng định xứ sở hoa anh đào chính là quê hương của loài cá này. Nói 1 cách chính xác, Lan thọ là cái tên bao hàm cả Ranchu và 2 phân loài khác. Tất cả bọn chúng đều có hình dáng gần giống nhau.
Đặc điểm
Nếu không phải người chuyên nghiệp thì sẽ rất khó phân biệt cá đầu sư tư và cá Ranchu. Vì nhìn chúng có biểu hiện, màu sắc khá tương đồng.
Tuy nhiên, khi quan sát và đánh giá kỹ càng sẽ thấy dấu hiệu khác biệt. Gọi hình dáng Ranchu là kiểu độc đáo vì chúng có những đặc điểm sau:
- Kích thước: Phổ biến từ 12-15cm. Tuy nhiên, nhiều con lớn có thể dài tới 20-35cm. Đầu, thân và đuôi có sự cân đối, không có phần nào quá lớn hoặc quá nhỏ. Hình dáng có phần khá tròn trịa với phần bụng phình lớn, cân bằng 2 bên.
- Đầu: Chính là điểm đặc trưng nhất của loài này, chúng có những cục bướu nổi sần sùi nhưng lại khá đều nhau ở trán, môi và cả mang. Tạo thành hình vuông vắn khi nhìn từ trên xuống, không hề lộn xộn.
- Mắt: Nằm về 2 phía của đầu và có khoảng cách xa nhau, đúng trung tâm tầm miệng tới viền mang. Con khỏe mạnh sẽ có nốt sần phát triển quanh mắt.
- Thân: Bụng to, tròn và đặc biệt không có vây lưng như các loài cá khác. Do đó, Ranchu có phần bơi chậm hơn và khó điều khiển cơ thể. Thế nhưng, nhờ vẻ đẹp của đuôi mà dáng chúng bơi trông khá thảnh thơi, an nhàn. Vảy lưng hơi nhỏ và được sắp xếp đều đặn.
- Lưng: Sống lưng cong, gập xuống đoạn tiếp nối với đuôi. Góc do đuôi và lưng tạo thành khoảng 45 độ mới được coi là hình thể hoàn hảo.
- Đuôi: Cân xứng với chiều dài thân, xòe rộng =½ thân. Phổ biến nhất là đuôi đơn và kép. Tuy nhiên, chúng có thể phân tách thành 3, 4 nhánh giống hình hoa, rất đẹp.
- Vây: Các vây dưới bụng nhỏ, mềm và có màng trong suốt bên ngoài viền. Vây bụng, hậu môn chia thành 2 nhánh.
Tính cách
Ranchu hiền nhưng khá năng động và thích có không gian sống rộng lớn. Nên trang bị thêm nhiều cây thủy sinh để chúng trốn và “lượn lờ” qua lại. Nếu đặt trong điều kiện sinh trưởng tốt, loài này có thể sống từ 15-20 năm.
Trong văn hóa Nhật Bản, Ranchu là biểu tượng cho sự chắc chắn, kiên định vì hình thái trên đầu. Gia chủ nuôi cá trong nhà với mong cầu nghị lực vươn lên và có được cuộc sống sung túc.
Sinh sản
Giống cá này có khả năng tự ghép cặp và giao phối trong tự nhiên. Do đó, nếu bạn nuôi theo đàn cả đực và cái thì có thể để chúng tự giao phối. Tuy nhiên, cần quan sát và để ý khi trứng nở thì vớt cá con ra nuôi riêng.
Cá Ranchu cái đẻ trứng, con được sẽ tưới tinh trùng và thụ tinh bên ngoài môi trường nước. Mỗi lần như vậy sẽ thực hiện trên khoảng 800-1000 trứng. Tuy nhiên, tỷ lệ sinh sản không phải 100%. Vì thế, chỉ có những con bám trụ được trên hốc đá, cây thủy sinh mới có thể nở. Khoảng 1 tuần chúng sẽ nở thành cá con (cần điều kiện sống như cá trưởng thành).
❌❌❌ PHẢI ĐỌC:
2. Cách nuôi cá vàng Ranchu lên đầu đẹp
Thường thì cá con sẽ không biểu hiện nhiều nốt sần trên đầu. Tương tự như khi nuôi cá La Hán, chủ nhân cần cung cấp đủ dưỡng chất để chúng phát triển. Ranchu sẽ có đặc điểm hình thái đẹp mắt khi được sống trong điều kiện lý tưởng.
2.1 Thức ăn
Tùy từng giai đoạn phát triển mà tần suất cho ăn sẽ khác nhau. Nhìn chung thì loài này ăn tạp nên không khó chọn thức ăn. Bạn dùng đồ khô (cám, viên tổng hợp), tươi sống (trùn chỉ, tôm nhỏ),… đều được.
Tuy nhiên, khi cho ăn cần lưu ý những điều sau.
- Sử dụng thức ăn dạng chìm: Như đã đề cập, Ranchu có thân hình nặng nề nên bơi chúng chẳng mấy khi bơi lên trên. Hấp thụ quá nhiều không khí trên bề mặt sẽ gây ra nhiêu vấn đề trong cơ thể.
- Xay nhỏ thực phẩm: Dù là dạng viên hay đồ tươi thì bạn cũng nên nghiền nhuyễn trước khi thả vào hồ.
- Không cho ăn nhiều: 2 thời điểm thích hợp nhất để cho ăn là khoảng 7-8h sáng và 4-5h chiều. Trung bình cách nhau khoảng 8-10 tiếng/ lần. Và mỗi lần đều chỉ cho 1 lượng vừa phải.
- Mua đồ chất lượng: Nhiều bạn vì tiết kiệm mà mua tôm, cá ươn cho cá cảnh. Điều này không nên đâu nhé! Hấp thụ những thực phẩm này sẽ khiến sức đề kháng của cá trở nên yếu dần và sinh bệnh.
2.2 Bể nuôi
Nuôi cá vàng Lan Thọ tại bể sinh cảnh ngoài trời hay trong nhà đều rất thích hợp. Chỉ cần nước đạt các điều kiện thiết yếu là sẽ tăng trưởng tốt. Thế nhưng, do ưa ánh sáng tự nhiên nên chúng sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nếu nuôi bên ngoài. Bể cần có cây thủy sinh, rêu, non bộ dưới đáy để cá cư trú.
Mỗi con cần không gian sống tối thiểu 40l nước. Vì thế, nếu nuôi nhiều thì cần có bể rộng và lắp hệ thống lọc cẩn thận. Nên thiết kế đường nước linh hoạt, thuận tiện cho quy trình thay nước. Vì cá làm bẩn hồ rất nhanh, khoảng 1 tuần thay 2 lần.
Lưu ý: KHÔNG lắp máy sục ozone và bộ lọc quá mạnh. Vì cá sẽ bị mất sức và yếu dần khi bơi (không đẩy lại được dòng nước).
2.3 Nguồn nước
Ranchu là loài nước ngọt nên chỉ cần cấp nước máy thông thường. Cần đảm bảo các tiêu chí sau khi setup tiểu cảnh, cấp nước:
- Nhiệt độ: 18 – 23 độ C
- pH: 6.5 – 7.5
- dH: 4 – 20
2.4 Nuôi chung
Không nên nuôi cô độc 1 em, dễ gây stress. Nếu mới nuôi, bạn nên thử với 1 cặp trước. Sau đó thêm dần và tạo thành 1 đàn lớn (nếu bể đủ rộng). Với những con mới mua về thì nên “cách ly” và quan sát xem có bệnh gì không. Sau đó mới thả chung 1 bể cùng với các con cũ.
2.5 Phòng bệnh
Tương tự như các giống cá cảnh khác, cá vàng Lan Thọ rất dễ mắc bệnh nếu môi trường sống không vệ sinh. Nổi bật và hay gặp trong số đó có thể kể đến những cái tên dưới đây. Bạn note lại và để ý phòng bệnh cho vật nuôi của nhà nhé!
Tróc vảy:
- Bụng to bất thường, vảy bị dựng đứng và bong dần, lộ ra vết thương.
- Nguyên nhân có thể do bị stress khiến cơ thể tích nhiều nước.
- Nên cách ly cá và thả vào bể có pha muối loãng với nước. 3 ngày thay nước/lần (giữ nguyên ½ nước trong bể), không cho ăn nhiều.
Xuất huyết:
- Đây là bệnh lý rất nguy hiểm nếu không chữa trị nhanh chóng. Cá sẽ có hiện tượng mắt lờ đờ, bơi chậm, sau đó bị chảy máu ở thân, đuôi,…
- Tốt nhất nên vớt riêng ra 1 bể. Sử dụng công thức sau để chữa: 5l nước + 1v Tetracycline + 10gr muối hạt + 10 giọt Metylen xanh.
- Thả cá vào bể đã pha, nếu thấy quẫy đạp mạnh thì phải vớt ra ngay. Không tiếp tục mà để sang hôm sau và giảm liều lượng xuống.
Nấm trắng:
- Có thể xuất hiện bất cứ đâu trên mình cá. Ban đầu chỉ là 1 đốm nhỏ, sau sẽ lan dần thành mảng lớn. Khiến cá trở nên biếng ăn và hao mòn dần. Khi bị bệnh, chúng sẽ thường xuyên cọ vào thành bể, gây xây xước.
- Cách ly là việc cần làm đầu tiên. Khử trùng cho bể chung ngay lập tức. Dùng Metylen xanh hoặc Tetracycline, muối loãng sinh lý và đặc trị trong 2-3 ngày.
??? THAM KHẢO
3. Cá cảnh ranchu giá bao nhiêu tiền
Loài cá này được phân loại giá bán theo đặc điểm hình thái thể hiện ra bên ngoài. Đầu có các nốt sần đều nhau và màu càng đẹp thì càng đắt giá. Bên cạnh đó, kích thước cũng tác động khá lớn vào báo giá. Vì vậy, dòng mini size sẽ rẻ hơn so với kích thước lớn.
Tương tự, cá con sẽ không đắt như cá trưởng thành, bởi đặc điểm chưa thể hiện ra bên ngoài. Bạn có thể mua được 1 con với giá chỉ từ 100K, tuy nhiên, loại 300K – 500K cũng có.
??? ĐỌC TIẾP: Cá dọn hồ
4. Mua cá Ranchu ở đâu Đẹp, Chất lượng nhất?
Thực tế thì đây không phải dòng cá hiếm nên tìm kiếm rất dễ dàng. Quan trọng nhất là khâu chọn lựa để mang về em cá ranchu khỏe mạnh.
Khi chọn mua, bạn cần lưu ý:
- Đánh giá tốc độ và sức bơi trong bể nuôi chung. Cá phải bơi nhanh và khỏe thì mới được coi là có sức khỏe tốt.
- Các nốt sần có kích thước đều nhau, nhìn từ trên xuống thấy đầu tạo hình chữ nhật. 2 mắt xa nhau, trong và sáng có gen mắt rồng thì càng tốt.
- Nếu đuôi có dấu hiệu tách 2 nhưng chưa rõ ràng thì không nên mua. Nếu “dân chơi” hơn thì ưu tiên những con đuôi xẻ làm 4 (hình cánh hoa đào).
- Không mua loại đã bị xây xước bề mặt, vì rất dễ nhiễm các bệnh lây nhiễm ngoài da.
- Vây đuôi không cần xòe quá to nhưng phải có sự uyển chuyển khi bơi trong nước. Tương tự, chỉ cần mua con có vây ngực, bụng, hậu môn nho nhỏ và mềm mại.
Bạn có thể tìm hiểu các điểm bán uy tín trên MXH trước. Xem các đánh giá và cách tư vấn của từng cửa hàng. Bên nào có sự hiểu biết về cá nhiều hơn và có sự tận tâm thì chính là “chân ái”.
Cá Ranchu không khó nuôi nhưng cần “con sen” chăm chỉ, chịu khó quan sát. Có mấy em này bơi tung tăng trong bể ngoài sân hay bể kính đều rất thích mắt. Nếu có điều kiện xây bể lớn thì nên nuôi khoảng 7-10 con để chúng bớt cô đơn nhé.