Cá phượng hoàng lam được mệnh danh là linh vật của bể thủy sinh. Màu sắc sặc sỡ, kiều diễm ấy khiến người nào nhìn qua 1 lần cũng nhớ mãi không quên. Bạn có thể tham khảo qua đặc điểm, kỹ thuật nuôi được chia sẻ bởi những tay chơi cá lão làng dưới đây
Nội dung bài viết
1. Đôi nét về cá phượng hoàng lam
Loài cá này được biết đến với tên tiếng Anh là Mikrogeophagus ramirezi, được xếp vào cùng họ cá rô phi. Địa bàn sinh sống tự nhiên được khoanh vùng ở lưu vực sông Orinoco, các savan có khí hậu ẩm ướt tại Venezuela, Nam Mỹ. Không nghiên cứu nào xác định được loài cá này xuất hiện từ khi nào.
-
Đặc điểm
Điểm nổi bật của cá chủ yếu nằm ở màu sắc, chúng không chỉ có 1 màu duy nhất mà toàn thân được phủ bởi lớp màu cầu vồng lấp lánh. Các đốm xanh đủ mọi hình thù trải đều khắp phần đầu và thân cá. Phần lưng sẫm màu hơn, có đường màu đậm trải dọc từ mang cá đến đuôi. Phần bụng nhạt màu, vây và đuôi có dáng nhọn, kéo dài trông rất đẹp mắt.
Giống đực có phần vây lưng thứ 2, thứ 3 cứng và dài hơn hẳn con cái. Màu sắc và hình dạng cũng đẹp mắt hơn. Đặc biệt, vảy của loài này có thể đổi màu liên tục dưới tác động của ánh sáng bên ngoài. Cường độ ánh sáng khác nhau giúp màu sắc biến đổi liên tục..
-
Tính cách
Loài cá này có tập tính khá hung dữ, thường không quen chia sẻ địa bàn và thức ăn với những con khác. Sẵn sàng va chạm khi phát hiện có nguy hiểm. Đặc biệt, đây là giống thích nghi khá nhanh với môi trường. Có thể sống hòa bình với một số loài có kích thước nhỏ.
-
Sinh sản
Vào mùa sinh sản, cá đực và cái ngoài tự nhiên sẽ tự động ghép đôi và giao phối. Cá bố và mẹ luân phiên chăm sóc trứng, cá con nở đồng loạt sau từ 2 – 3 ngày. Số lượng con giống trong mỗi lần sinh từ 200 – 300 con.
2. Hướng dẫn cách nuôi cá phượng hoàng lam
Như đã phân tích, cá rất dễ nuôi, tương thích với điều kiện môi trường tại Việt Nam. Vậy nên, không cần quá “nâng niu” vẫn phát triển tốt.
2.1 Thức ăn
Thức ăn chính của cá là các động vật như: giáp xác, côn trùng, giun chỉ, các loại hạt viên tổng hợp… Kích thước cá nhỏ nên liều lượng mỗi lần ăn không quá lớn. Người nuôi nên cân đối để tránh tình trạng cá ăn quá no sình bụng hoặc thức ăn thừa làm ô nhiễm nguồn nước. Vào thời điểm sinh sản, khẩu phần ăn sẽ có sự thay đổi. Cá cần ăn nhiều bữa hơn để đủ dưỡng chất nuôi trứng.
2.2 Bể nuôi
Bể thủy sinh có thể thiết kế hình vuông, tròn đa dạng tùy theo sở thích. Diện tích đáy bể từ 300cm2 trở lên, đủ phạm vi để cá sinh trưởng, bắt cặp vào mùa sinh sản.
Vệ sinh bể thật sạch, lớp dưới cùng rải sỏi viên nhỏ, dày tầm 1 – 2cm. Nước trước khi thả cá cần phơi từ 3 – 4 ngày để clo bốc hơi toàn bộ mới bắt đầu nuôi.
Đảm bảo nhiệt độ bên trong hồ luôn từ 20 – 30 độ C để tránh sinh bệnh.
2.3 Nuôi chung
Như phân tích ở trên, tập tính của loài này khá hung dữ, tránh nuôi cùng : cá tai tượng, cá la hán rồng xanh… Nên nuôi chung với những loài cá cảnh nhỏ, lành tính như: cá vàng, cá tứ vân, sọc ngựa, cá kiếm…
2.4 Hệ thống lọc
Bên trong bể nên trang bị hệ thống sục khí và lọc nước, ống khí, đảm bảo không ảnh hưởng đến phạm vi sinh hoạt của cá. Để đảm bảo vệ sinh, người nuôi nên thay nước 2 tuần/ lần, dọn sạch rong rêu, giúp cá có môi trường sinh trưởng tốt nhất.
2.5 Phòng bệnh
Loài cá này có khả năng thích nghi khá tốt nhưng vẫn có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm nếu điều kiện thức ăn, nguồn nước thay đổi.
Người nuôi nên tham khảo trước khi cá hay nhiễm bệnh để có phương án phòng ngừa, điều trị thích hợp:
- Đốm trắng:
Triệu chứng rõ ràng nhất là trên thân cá mọc các đốm nhỏ, số lượng đốm càng nhiều thì tình trạng bệnh càng nghiêm trọng.
Nguồn gốc của căn bệnh này do các vật ký sinh nguy hiểm trong nguồn nước, chúng bám vào thân cá ký sinh, hút máu. Nếu không điều trị, phần vây và mang nhanh chóng bị hoại tử, cá chết sau từ 4 – 5 ngày.
Biện pháp tốt nhất để điều trị bệnh này là vệ sinh thật sạch, toàn bộ rong rêu, động vật ký sinh trong bể. Người nuôi có thể sử dụng vôi, thuốc diệt khuẩn, thuốc tím để làm sạch khi cần thiết, không để lây lan cho loài khác.
- Đuôi vây bị thối rữa:
Lý do làm gây bệnh thường do nước bị ô nhiễm, các vi khuẩn mang mầm bệnh bám vào cá gây hiện tượng thối rữa đuôi vây. Bệnh dễ lây lan, nếu người nuôi không phát hiện kịp thời thì cá trong bể sẽ nhiễm bệnh
Phương án giải quyết tối ưu nhất là cải thiện điều kiện sống, lọc nước thường xuyên, không để vi khuẩn có cơ hội sinh sôi. Người nuôi có thể dùng các loại thuốc kháng sinh giá rẻ như Acriflavine, Phenoxethol cho cá từ 1 – 2 lần/ ngày để bệnh chấm dứt nhanh chóng.
3. Cá phượng hoàng lam giá bao nhiêu tiền?
Mặc dù sở hữu vẻ đẹp tuyệt mỹ nhưng cá phượng hoàng lại có giá thành “hạt dẻ”, được bày bán ở các cơ sở phân phối cá giống. Tùy vào độ hiếm, màu sắc, kích thước mà giá thành dao động từ 10K – 150K/ con. Thông thường, loài này được bán theo cặp để dễ sinh sản, phối giống hơn.
Là loài cá đẹp, giá thành phải chăng nên sức tiêu thụ rất mạnh mẽ. Hầu hết các đại lý phân phối cá đều có đầy đủ các giống phượng hoàng lam. Các địa điểm cung ứng cá cảnh có mặt ở khắp các tỉnh thành, người nuôi ở khu vực nào cũng có thể dễ dàng mua được.
Vương Quốc Loài Vật đã cung cấp cho bạn từ A – Z các thông tin cần thiết, còn ngần ngại gì nữa mà không mang “nữ hoàng” cá phượng hoàng lam vào bể cá nhà mình. Chỉ trong từ 90 – 100 ngày nuôi, cá con sẽ lên màu đẹp, giúp bể thủy sinh trở ở nên ấn tượng, nhiều màu sắc hơn hẳn.