Cá otto xứng đáng được nhận huy hiệu “ nhân viên mẫu mực” của hệ thủy sinh trong bể nhà bạn. Chúng rất dễ nuôi nếu người chủ không làm ra các hành động khó hiểu. Ví dụ như gõ vào mặt kính khi cá đang mút nhớt, ngắm nhìn trong nhiều giờ,… Tìm hiểu đôi chút về giống cá dọn bể này, xem chúng có gì dễ và khó nuôi nhé!
Nội dung bài viết
1. Thông tin sơ lược về cá Otto
Cá Otto (Ottocento Lazise) có tên khoa học là Otocinclus affinis, được xếp vào giống cá dọn bể. Chúng có màu sắc ưa nhìn cùng tính cách hiền lành nên được nhiều người yêu thích. Otto vốn dĩ là giống da trơn, thuộc chi Macrotocinclus, họ Loricariidae.
1.1 Đặc điểm hình dáng
Kích thước trung bình khi trưởng thành chỉ 5cm, khá bé. Một số đặc điểm mô tả cụ thể hơn về loài này:
- Thân: Da trơn bóng, chiếm ⅗ kích thước tổng thể. Có 1 sọc màu đen/nâu kéo dài từ đầu đến khấu đuôi (đặc trưng).
- Đầu: Nhọn, trán hơi rộng và gù xuống. Miệng hơi bè, màu trắng.
- Vây: Vây lưng, bụng, hậu môn đều khá nhỏ nhưng bơi khỏe. Là loài khá nhanh nhẹn.
Về màu sắc thì loài này có cả loại đen, xám. Tuy nhiên, vàng nhạt full với sọc kẻ nâu nhạt chính giữa thân vẫn là phổ biến nhất.
1.2 Tính cách
Cá Otto sống theo đàn và chỉ có thể khỏe mạnh khi được sống cùng đồng loại. Mỗi nhóm thường từ 5- 10 con là lý tưởng nhất.
So với những loài cá dọn bể khác thì Otto khá hiền lành. Thậm chí có phần nhút nhát, hay chui rúc, tìm chỗ ẩn nấp khi cảm nhận được có sự chuyển động.
Trong điều kiện ánh sáng yếu như ban đêm thì chúng tỏ ra bạo dạn hơn. Đây cũng là khoảng thời gian loài cá này tìm kiếm thức ăn thay vì “ngủ nướng” như ban ngày.
Nuôi Otto đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn có thể yên tâm về 1 cuộc sống ôn hòa trong bể thủy sinh. Không có chuyện giành giật thức ăn hay cắn nhau giữa Otto với các loài khác.
1.3 Nơi sống
Ngoài tự nhiên, Otto thường sống trong các khe suối. Phân bố tập trung ở khu vực rừng nhiệt đới Nam Mỹ, xuất hiện nhiều nhất tại rừng Amazon, Brazil,… Dù khu vực sống vẫn có nhiều tạp chất nhưng lại có thể thích ứng khá tốt. Trong khi đó, nuôi nhân tạo thì cá hay bị chết không rõ nguyên nhân.
1.4 Sinh sản
Cá Otto có quá trình sinh sản khá phức tạp. Nếu như muốn lai tạo và nhân giống chuyên nghiệp cần phải có sự am hiểu rộng, tay nghề cao.
Nếu chiếc bụng màu trắng bạc bỗng nhiên phình to, cồng kềnh hơn thường ngày thì đấy là dấu hiệu của sự mang thai.
Cá sinh sản với số lượng không nhiều, mỗi lần chỉ có thể đẻ vài chục trứng.Sau quá trình thích nghi, phát triển thì số lượng cá thể Otto mạnh khỏe còn sót lại là tương đối ít
Khi chọn giống để giao phối thì nên lựa 1 đực, 1 cái có sức khỏe tốt nhất trong đàn. Kích cỡ của con đực phải to, hình dáng thuôn dài và nhỏ hơn con cái.
2. Cách phân biệt cá bút chì và cá Otto
Otto và cá bút chì rất hay bị nhầm lẫn với nhau do đặc điểm, kích thước đều có nét tương đồng. Hơn nữa, cả 2 loại này đều được nuôi để ăn rêu gây hại. Phân biệt như nào để không bị chọn nhầm “mục tiêu”?
Tiêu chí so sánh | Cá Otto | Cá bút chì |
⭐ Ngoại hình | Trên bụng có màu trắng bạc ở gần phần đầu.
Da trơn, đầu hơi tù, nhìn rõ đuôi xòe. |
Vảy cá trên thân được sắp xếp đều đặn, nhìn thấy rõ ràng.
Đầu nhọn hơn, đuôi gần như trong suốt trong nước. |
⭐ Là thiên địch của | Tảo nâu: Bể kính có tảo nâu thì nên mua về nuôi. | Rêu lông, rêu tóc: Diệt rêu tóc vô cùng hiệu quả. |
⭐ Tính cách | Nhút nhát, chăm chỉ lau dọn bể mọi lúc, mọi nơi. | Khá năng động, thường đi rỉa vây cá khác. Càng lớn thì càng lười, không chăm chỉ như lúc bé thơ. |
⭐ Tập tính | Sống theo bầy, nuôi 1 con sẽ bị sợ và không muốn làm việc. | Nên nuôi 1 đôi, không nuôi cùng cá neon. |
⭐ Giá bán | Đắt | Rẻ: 15K |
3. Cách nuôi cá Otto dọn bể
3.1 Thức ăn
Otto dùng chính miệng của mình để thu nhận thức ăn bao gồm tất cả các loại rêu bám trên thành hồ, thung lũng, hồ đá, ao, suối…
Loài cá này rất dễ nuôi, không cầu kỳ khi ăn uống. bạn có thể cho chúng ăn bất cứ thứ gì cũng được..
Tuy nhiên, nếu muốn đảm bảo tuổi thọ lâu bền và sức khỏe tốt nhất thì hãy thường xuyên cung cấp nguồn rêu cho chúng. Trong trường hợp rêu đã được cá dọn sạch thì có thể thay bằng tép băm nhuyễn, tảo cầu…
3.2 Bể nuôi
Tuy có thân hình nhỏ bé nhưng kì thực loài cá Otto lại có khả năng thích nghi môi trường sống cực kỳ tốt, không yêu cầu cao về chất lượng nước. Tuy nhiên,để đảm bảo một sức khỏe tốt nhất cho chúng thì bạn nên thay nước trong bể thường xuyên.
Lưu ý rằng đừng thay nước một cách quá đột ngột. Bởi tính mẫn cảm với môi trường nước sẽ khiến chúng cảm thấy khó chịu, khó hô hấp
Chỉ cần giữ môi trường nước ổn định thì cá sẽ vô cùng khỏe mạnh, sống dai để làm nhiệm vụ dọn rêu, nhánh cây phân hủy, vi sinh vật nhỏ bé…
Mật độ nuôi không nên quá dày (tính cả những loài cá khác). Cứ 10 con có kích thước 4-5cm thì cần khoảng 30 lít nước. Máy sục khí để chế độ nhẹ nhàng trên bề mặt. Đáy bể nên sắp xếp các thảm cỏ, cây thủy sinh và hốc đá để cá được chơi “trốn tìm”.
Phân loài này rất hạn chế ăn thức ăn công nghiệp, chúng cũng không ăn cây thủy sinh lân cận. Do đó, bạn cần setup tiểu cảnh để tăng diện tích sinh rêu, cung cấp lương thực cho cá.
3.3 Nhiệt độ
Chỉ cần đảm bảo:
- Mức nhiệt: Từ 20 – 25 độ
- pH: 6.8 – 7.5
Vậy là cá sinh trưởng thuận lợi. Loài này hay “ngủ ngày, kiếm ăn đêm” nên rất khó thấy vào buổi sáng. Tuy nhiên, đừng cố tìm kiếm vì bạn càng tìm chúng càng lẩn trốn. Nếu thể tích bể lớn hãy nuôi đàn khoảng chục con, chúng sẽ mạnh dạn hơn đấy.
3.4 Nuôi chung
Đây là loài cá cực hiền nên có thể nuôi chung với bất cứ con nào. Miễn là không nuôi cùng những con hung hăng hơn nó. Tốt nhất, nên cho các “em” cùng tính cách sống chung với nhau, vậy sẽ an toàn hơn. Bạn thân có thể ở cùng otto là: cá bảy màu full gold, tép, cá diếc anh đào, cá mèo sọc dưa, sóc đầu đỏ,…
4. Cá Otto giá bao nhiêu tiền?
Nhờ sự hữu dụng và cực hiền nên giống cá này được săn đón cực nhiều. Giá bán cũng vì vậy mà đắt hơn nhưng vẫn thuộc tầm trung của dòng dọn bể. Tùy điểm bán mà chúng sẽ được treo giá từ 30K – 35K/con.
5. Mua, Bán cá Otto ở đâu tại Hà Nội, Tp Hcm
Otto được bán tại tất cả các điểm bán chuyên đồ thủy sinh. Kể cả các tiệm nhỏ cũng nhập giống này về bán, vì chúng hữu ích. Khi chọn, bạn nên ưu tiên các đơn vị có kinh nghiệm nuôi.
Trước khi đi mua cần học hỏi kinh nghiệm thật kỹ. Tham khảo trước mức giá trên các hội nhóm nuôi cá cảnh. Gọi điện hỏi cửa tiệm về tình trạng Còn hay Đã bán hết. Nhớ quan sát thật kỹ để chọn được những con khỏe mạnh, không mắc bệnh lây nhiễm.
Cá otto không chỉ là công nhân cần mẫn thông thường. Vì vậy, hãy quan tâm chăm sóc em nó nếu thấy thiếu đồ ăn. Tuy nhiên, đừng nhìn ngắm quá nhiều, khiến chúng sẽ sợ tới nỗi nhảy ra khỏi bể nhé!