Vì cá hắc molly có sắc đen toàn thân nên nhiều anh em cho rằng phong thủy kém may mắn. Điều này quả thực rất oan ức khiến loài cá này phải chịu nhiều sự “ghẻ lạnh”. Sắc màu bên ngoài không liên quan gì tới vật nuôi đâu nhé. Hắc molly rất dễ chăm và còn tạo nên nét độc đáo cho bể thủy sinh. Vì vậy, đừng vì lý do gì mà thờ ơ với giống cá đặc biệt này.
Nội dung bài viết
1. Thông tin thú vị về cá hắc molly
Cá Molly (black mollies) nói chung được gọi với tên là Poecilia. Tùy sắc thái biểu hiện màu sắc mà chúng sẽ được thêm các hậu tố khác nhau để phân biệt. Riêng loài full đen thì lại có vào đặc điểm vô cùng nổi bật, nhìn cái là nhận ra ngay.
1.1 Ngoại hình
Về màu sắc của loài này, chắc chắn chúng khác với các con khác cùng chi. Với toàn thân đen mượt, không lẫn thêm bất cứ sắc nào khác. Kể cả con mắt cũng đen tuyền, vây bơi thì uyển chuyển. Thay vì tìm cách phân biệt chúng với loài khác, ta chỉ cần nhận biết con đực và cái. Thời gian đầu, cá sẽ khó phân biệt, nhưng khi đến tuổi sinh sản sẽ nhận biết được rõ ràng.
Đặc điểm | Cá trống | Cá mái |
Kích thước | 4-6 cm | 5-10 cm |
Vây lưng | Lớn và rộng hơn cá cái | Có hình gần giống bán nguyệt và nhỏ hơn |
Bụng | Phẳng, bề ngang có phần mỏng hơn | Bụng phình lớn vì còn chứa trứng bên trong |
Vây hậu môn | Cứng, chia thành từng mảnh nhỏ, chỉa ra bên ngoài | Mềm, nằm oặt xuống phía dưới |
1.2 Thói quen
Người ta phát hiện khu vực phân bố đông đúc của loài cá này là ở sông suối. Đặc biệt tại các khu vực nhiệt đới như ở Trung Mỹ hay Nam Mỹ. Đây là giống có tính cách hòa đồng, thân thiện nên dễ dàng sống chung. Khi bời thường hay theo đàn hoặc theo cặp, đặc biệt là đến mùa giao phối.
1.3 Tuổi thọ
Nếu được sinh trưởng trong điều kiện phù hợp, hắc molly sẽ sống được từ 3-5 năm. So với các giống cá cảnh nhỏ nói chung thì con số này đã dài hơn rất nhiều. Nếu ở trong tự nhiên, chúng sẽ phải chịu điều kiện khắc nghiệt hơn. Do đó, tuổi thọ sẽ giảm đi đáng kể, chỉ còn từ 1-2 năm.
1.4 Sinh sản
Cá thành thục khi đạt 5-6 tháng tuổi. Theo bản năng thì cá đực sẽ tự giác theo đuôi và “dụ dỗ’ cá cái. Con cái sẽ mang trứng khoảng 30 ngày tới khi phát triển thành con.
Hắc molly là loài đẻ con chứ không đẻ trứng. Cá con sinh ra đã có khả năng tự kiếm ăn. Tuy nhiên, nếu không tách riêng với cá mẹ thì chúng sẽ khó mà sống. Cá molly có trí nhớ rất ngắn hạn, thậm chí quên cả việc bản thân vừa đẻ con mà tưởng nhầm lũ con là thức ăn. Sau mỗi lần sinh sản, chúng sẽ có 30 ngày để nghỉ ngơi và tiếp tục chu kỳ thụ tinh tiếp theo.
2. Cách nuôi cá molly đen khỏe mạnh, sống dai
Đúng là giống cá này dễ nuôi, nhưng không có nghĩa là bạn bể phủ đầy rêu xanh đâu nhé. Đặc biệt là khi nuôi cá cho sinh sản thì càng phải chú ý đến các điều kiện. Hoặc nếu muốn nuôi chung với các loài khác thì nhớ cân chỉnh cho đúng.
2.1 Bể nuôi
Cá Hắc Molly không cần bể quá lớn, tối thiểu 10l nước/2-3 cá thể là đủ. Nếu có điều kiện nên chuẩn bị bể lớn để nuôi được nhiều, phân khu cho chúng sinh sản.
Đáy bể cần được rải trước bột vi sinh. Bên trên thì rãi gỗ có khe nứt, đá tạo hình hang hốc,… Bề mặt thêm 1 số cây thủy sinh nổi, để cá có thật nhiều nơi trú ngụ.
- Nhiệt độ: 22 – 28 độ C
- pH: 7 – 8.3
- Nguồn nước: Dùng nước muối, nước máy, sông hồ hay nước lợ đều được. Tuy nhiên, cần loại bỏ khuẩn bệnh và nấm gây hại.
- Hệ thống lọc: Bình sục khí nên đặt ở trong góc và để tốc độ nhẹ nhàng. Không cần bật liên tục, trừ khi bạn nuôi chung với cá khác.
- Ánh sáng: Nên có đèn chiếu sáng riêng cho bể nuôi. Cá sẽ bị nhạt màu nếu không được tắm “sáng” tối thiểu 8h/ngày. Ngoài ra còn phải lắp hệ thống sưởi ấm nước nếu bạn ở khu vực lạnh. Loài này không chịu lạnh được đâu nhé.
2.2 Thức ăn
Có thể bạn bất ngờ, cá Molly đen dọn được bể, dù chúng chỉ ăn lượng ít rong rêu bám dính. Đây còn là loài ăn tạp, bất cứ đồ ăn nào thả vào bể chúng cũng đánh chén ngon lành. Tuy nhiên, thay vì thường xuyên cho hạt công nghiệp, thỉnh thoảng nên xay thêm chút rau xanh (rau chân vịt, rau diếp,…). Như vậy cá sẽ được cấp đầy đủ dưỡng chất, giữ màu đẹp hơn.
2.3 Nuôi chung
Do tính cách hòa thuận nên nuôi chung với bất kỳ loài sinh vật cảnh nào cũng được. Tuy nhiên, nuôi với mấy con như cá chọi thì sẽ rất tội nghiệp cho hắc molly. Cứ chọn mấy con an yên như: cá bảy màu ruộng, bình tích hay cá ali là an toàn nhất. Điều kiện sống của chúng cũng gần như tương tự nên dễ setup bể nuôi.
2.4 Phòng bệnh
Nếu không thường xuyên thay nước hoặc nhiệt độ thay đổi, cá sẽ bị stress. Lợi dụng thời điểm này, vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây ra các bệnh lây nhiễm. Nếu không quan tâm thì đàn pet của bạn sẽ bị đe dọa đấy nhé. Nên lưu ý các bệnh thường thấy dưới đây.
Lồi mắt
- Cá thường sẽ lười ăn và mất phương hướng khi bơi. Hai mắt lồi ra, xuất hiện mủ hoặc máu mắt.
- Nguyên nhân: Do vi khuẩn Streptococcus (nước bị ô nhiễm nặng).
- Cách trị: Không nên thả mật độ cá dày đặc. Thay nước cho bể và sát trùng bằng nước muối loãng cho toàn bộ cá. Với cá bệnh thì đem cách ly và chữa trị với 10 xanh methylen + 1 tetra (viên kháng sinh) + hệ thống sủi + muối hạt 1%. Toàn bộ số liệu trên là cho bể có dung tích max 20L nước. Thay nước mới mỗi ngày (loại bỏ 70%), tiếp tục pha thuốc và ngâm tới khi cá khỏi bệnh.
Giun/Gyrodactylus
- Cá thường xuyên cọ thân vào thành và hốc đá trong bể, gây tổn thương ngoài da. Màu bị biến đổi và còn chán ăn, thở gấp.
- Nguyên nhân: Do loài giun sống ký sinh và xâm nhập qua da.
- Cách trị: Tất nhiên vẫn cần cách ly cá sang 1 bể khác. Pha loãng 0.4-0.8cc Xanh methylen 1% với 1 lít nước ( nhân lên theo đúng thể tích nước cần dùng). Cho cá tắm trong dung dịch nhiều ngày (nhớ thay nước và thực hiện lại công thức). Tới khi thấy cá bơi lội bình thường thì tắm thêm muối loãng trước khi cho “hòa nhập cộng đồng”.
3. Cá hắc molly giá bao nhiêu tiền?
Nhân giống cá molly full đen cực dễ nên giá bán rẻ không kém gì cá mún. Chỉ với 8K bạn đã mua được 1 em về nuôi trong bể. Tuy nhiên, đừng chỉ nuôi 1 mà hãy mua theo cặp để chúng dễ kết bạn hơn. Hoặc có thể thử lai giống với những con có màu khác xem sao nhé.
4. Mua, Bán cá hắc molly ở đâu tại Hà Nội, Tp Hcm
Cá Hắc molly được bán tại hầu hết các cửa hàng chuyên về cá cảnh. Tuy nhiên, số lượng khá ít và thường không có sẵn. Vì vậy, bạn cần liên hệ để hỏi về tình trạng tồn hàng trước khi mua. Đến tận nơi kiểm tra vẫn tốt nhất, hình thức giao hàng khó đảm bảo chất lượng. Khi mua cá cần kiểm tra về hình thể, bệnh cá:
- Cá bơi khỏe và nhanh, không bị các đốm trắng bất thường trên thân, đuôi.
- Quan sát tình trạng bể nuôi xem có sạch sẽ hay không. Nhớ xem cả tình trạng cá khác nhé.
- Tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến người quen về các tiệm thủy sinh uy tín.
Cá hắc molly là phân khúc cực kỳ phù hợp với dân văn phòng. Bạn có thể setup 1 chiếc bể xinh xinh ngay tại bàn làm việc, nuôi 2-3 con giúp xả stress. Không cần bỏ công chăm sóc quá nhiều mà em nó vẫn lớn như thổi.