Cá bút chì tuy không có quá sặc sỡ nhưng cách phối màu siêu cuốn hút của chúng đủ sức để chinh phục mọi ánh nhìn. Đặc biệt nhất phải kể đến một dải đen có phần đuôi nhọn hoắt, trông như chiếc bút nhỏ nằm lơ lửng giữa tầng nước trong suốt vậy.
Nội dung bài viết
1. Thông tin sơ lược về cá bút chì
Người mê cá cảnh không ai là không biết đến cá bút chì, 1 đại diện đến từ Thái Lan với vẻ ngoài khác lạ, đầy thu hút. Vậy bạn đã nằm lòng những kiến thức cơ bản về chúng?
1.1 Đặc điểm
Con vật có thân hình thuôn dài, kích thước theo chiều dọc dao động từ 12-15cm. Hệ vây phát triển nhưng điều thú vị là chúng có màu trong suốt nên đôi khi bạn không nhận ra. Thân cá khá tròn trịa nhưng nhỏ, đường kính chỉ cỡ 1-2cm, trên thân có 3 dải màu đặc trưng là nâu vàng phía trên cùng, đen ở giữa và trắng bạc ở phần bụng.
Sọc đen kéo dài từ đầu đến đuôi là dấu hiệu đặc trưng nhất của “pet cưng” này. Đặc biệt, gần đuôi, dải vân ấy được vuốt nhọn như đầu của bút chì. Và tên gọi của chúng có lẽ cũng xuất phát từ đặc điểm hình thái nói trên.
1.2 Tính cách
Ngoại hình trông cực ôn hòa nhưng ít ai biết rằng con vật này lại vô cùng hiếu động. Chúng di chuyển linh hoạt qua các tầng nước, thậm chí lúc cao hứng còn nhảy vọt khỏi môi trường ban đầu. Do đó, nếu không căn chỉnh mực nước hoặc dùng kính chắn thì nguy cơ cá nhảy ra ngoài là rất cao.
Mặc dù nhỏ con nhưng cá bút chì không sống theo đàn mà có tính lãnh thổ tương đối. Chúng thường chia ra ranh giới cụ thể, kể cả với đồng loại của mình. Vậy nên khi nuôi thành nhóm nên giới hạn số lượng để ngăn ngừa sự xung đột giữa các cá thể.
1.3 Nơi sống
Cá sống ở tầng đáy, thường bám vào các tảng đá, sỏi hoặc các cây thủy sinh để rỉa rêu trên bề mặt. Cá bút chì có thể sinh trưởng tốt trong mọi hoàn cảnh vì dù thức ăn là thực vật, động vật hay mùn bã, chúng đều “xơi tất”.
Thực tế cũng cho thấy chúng thích ứng cực nhanh với những bể có sinh cảnh phong phú, setup nhiều loài rong, lũa và những hang đá ở đáy. Đây chính là môi trường lý tưởng giúp chiều chuộng tính cách, thói quen dinh dưỡng của con vật này.
1.4 Sinh sản
Đây là loài cá có tập tính sinh sản siêu thú vị, theo đó sau khi ghép đôi. Và ngay khi xong chuyện, cá đực cực “phũ phàng”. Chúng đuổi đối phương đi để một mình chăm nom, vẩy nước cấp ẩm cho đến khi trứng nở. Sau ít ngày, ấu trùng sẽ tách lớp vỏ trứng chui ra. Cá bố chăm sóc con non cho đến lúc chúng có khả năng tự kiếm ăn mới chính thức rời đi.
2. Cách nuôi cá bút chì khỏe mạnh, đúng chuẩn nhất
2.1 Thức ăn
Dù là loài ăn tạp nhưng thức ăn chủ yếu của chúng lại là các loại tảo, rêu bám dưới đáy bể. Do đó, việc bổ sung dinh dưỡng cho loài cá này là cực đơn giản. Hãy đảm bảo rằng môi trường luôn đủ thức ăn tự nhiên của chúng.
Nếu thiếu thốn, bạn có thể cho thêm tép con, viên tổng hợp, artemia nhưng với lượng cực ít. Không chỉ nhằm mục đích tiêu khiển, con vật này còn là một “lao công” đích thực. Nếu cho ăn quá nhiều thì cá sẽ lười biếng, khi đó tảo rêu ở tầng đáy sẽ bám đầy bể cho mà xem.
2.2 Bể nuôi
Mặc dù có kích thước tí hon nhưng con vật này lại rất “quảng giao”. Ưa di chuyển nên bạn nên bố trí bể có size rộng chút, độ dài từ 60-80cm là phù hợp. Ngoài ra, duy trì thói quen thay nước bán phần hằng tuần, toàn phần sau 30 ngày để tránh nhiễm bệnh. Chưa hết, đừng quên việc setup tiểu cảnh, cây thủy sinh, đá và cát… để tạo sân chơi cho vật cưng của bạn.
2.3 Nhiệt độ
Cá bút chì là loài ưa mát, sinh trưởng tốt trong điều kiện thuận lợi từ 22-26 độ C. Bởi vậy, hãy chú ý đến điều này khi thiết lập bể để tối ưu sự phát triển của chúng. Tuy nhiên, trong mùa giao hoan, chúng cần nền nhiệt cao để đẩy nhanh tốc độ động dục. Và trong giai đoạn này, nên setup nền nhiệt lý tưởng từ 24-28 độ C.
2.4 Nuôi chung
Như đã nhắc đến ở trên, vì con vật có tính lãnh thổ nên tuyệt đối không ghép đôi chúng với những loài có cùng tập tính này. Theo đó, nếu nuôi thành nhóm cùng loài, chỉ nên bố trí 6 con cho mỗi bể có dung tích 80-100 lít.
Trong TH sống cùng cá thể khác loài thì những đại diện hiền lành như: cá hồng kim, cá 7 màu, cá ngựa vằn… là những lựa chọn số 1. Sự thân thiện của những người bạn này sẽ đem lại hiệu quả bù trừ, tạo mối quan hệ “dĩ hòa vi quý” với pet cưng của bạn.
3. Cá bút chì giá bao nhiêu tiền?
Không chỉ có tạo hình đẹp, cá bút chì còn là loài vật hữu ích, giúp làm sạch môi trường sống nhờ việc ăn các sinh vật gây hại. Chính bởi thế, chúng được rất nhiều người tìm mua. Điều thú vị là giống vật nuôi này không bán đơn lẻ mà thường được giao dịch theo cặp để dễ bề sinh sản.
Và ngay cả khi mua thành cặp thì số tiền mà bạn bỏ ra cũng chẳng đáng là bao, vì cá có mức giá niêm yết siêu hợp lý:
- Cặp cá con (3-5cm): 30K/cặp
- Cặp cá trưởng thành (12-15cm): 450K – 500K/cặp
4. Mua cá bút chì ở đâu tại Hà Nội, Tp HCM?
Khi đã yêu thích pet cưng này thì việc tiếp theo bạn cần làm chính là lựa ra địa chỉ mua hàng đáng tin cậy. Vậy căn cứ vào điều gì để bạn sàng lọc được những đơn vị này?
Hãy nhìn vào quy mô và thời gian kinh doanh của từng cơ sở. Khi chọn đơn vị uy tín bạn không những có được vật nuôi khỏe mạnh, ít bệnh mà còn được hỗ trợ tận tình về khâu chăm sóc. Đặc biệt là khi có vấn đề phát sinh có thể liên hệ ngay với đơn vị cung ứng để được xử lý kịp thời.
Điều này khác xa so với việc mua hàng trôi nổi, giá thì rẻ đấy nhưng chất lượng lại “í ẹ”. Mua về nuôi mới thấy phát sinh nhiều vấn đề: lên màu không chuẩn, con vật sống dặt dẹo, dễ nhiễm bệnh, vv Đã thế lại không có ai đứng ra chịu trách nhiệm về vấn đề này ngoài bạn cả.
Cá bút chì có thể “vẽ” nên 1 bể nuôi vô cùng sinh động, trong lành và sạch sẽ. Vậy bạn còn chần chờ gì mà không đưa chúng vào bộ sưu tập của mình?