Ong bầu được biết đến là loài ong giúp ích rất lớn trong việc thụ phấn cho cây chồng, chúng là loài gắn bó và gần gũi với người dân trong việc sản xuất nông nghiệp. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để có được cái nhìn rõ nét hơn về loài ong thú vị này nhé!
Nội dung bài viết
I. Tìm hiểu chung về ong bầu
Trong phần này, chúng tôi sẽ mô tả giúp bạn những đặc điểm cơ bản về loài ong này như: Hình dáng, nơi sống cũng như đặc điểm sinh sản,… giúp bạn hiểu rõ hơn về chúng.
1. Đặc điểm hình dáng của con ong bầu
Ong bầu thuộc họ ong mật, bao gồm rất nhiều loài và phân bố rộng rãi trên khắp trái đất. Đặc biệt, chúng là loài ong rất đỗi quen thuộc tại vùng quê của Việt Nam, nơi có những lũy tre xanh, những giàn bầu, giàn mướp đầy hoa cho chúng hăng say hút mật.
Hiện nay, ong bầu có khoảng 500 loài, chúng thường sống đơn lẻ hoặc sống thành từng đàn nhỏ. Trong đó, Xylocopa Violacea là loài ong bầu nổi bật với số lượng lớn và phân bố rộng.
Đặc điểm nổi bật của chúng là cơ thể phân đốt, được bao phủ bởi một lớp màu đen tuyền, thân mũm mĩm, khá to. Trên cơ thể ong có những sợi lông tơ mềm, mịn màu đen nhạt, ở giữa ngực cũng có những sợi lông màu vàng nhạt.
Chân ong bầu ngắn, màu đen. Đôi cánh mỏng, màu nâu tím, óng ánh khi có ánh nắng chiếu vào. Kích thước trung bình của chúng thường từ 5 – 8 mm.
2. Ong bầu làm tổ ở đâu?
Khác với những họ ong khác, ong bầu thường làm tổ bằng cách đục lỗ ở trong các thân gỗ mục, cây tre hoặc các cây gỗ đã chết khác.
Ong bầu thường làm tổ ở thân những cây gỗ mục
Chúng trực tiếp sống, sinh sản ngay trong thân cây sau khi đã đục tổ. Chúng thường sẽ di chuyển và thay tổ khi cảm thấy bị đe dọa hay gặp nguy hiểm
3. Ong bầu ăn gì?
Giống như những loài khác trong họ ong mật, ong bầu thường ăn phấn hoa và mật hoa. Ngoài ra chúng còn thích hút dịch từ quả chín để bổ sung nguồn dinh dưỡng cho mình.
II. Bị ong bầu đốt có làm sao hay không? Cách chữa ong bầu đốt hiệu quả.
Vì là loài thuộc họ ong mật, vậy nên đa số nọc của chúng đều không có độc, cũng có loài có độc tố nhẹ, nhưng chúng không gây nguy hiểm đến tính mạng của con người.
Nọc của ong bầu thường không có độc
Tuy nhiên, nếu bị chích phải bạn sẽ có cảm giác đau, sưng nhẹ và khó chịu. Ngoài ra, nếu bị đốt nhiều thì có khả năng gây dị ứng, dẫn đến sốc mẫn cảm, những trường hợp này cần được điều trị kịp thời.
Vậy có cách nào để chữa ong bầu đốt hiệu quả?
Là loài ong không có độc tố nguy hiểm nên bạn đừng lo lắng khi bị ong bầu đốt nhé. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn cần bình tĩnh và xử lý như sau để có hiệu quả tốt nhất:
- Thứ nhất bạn đừng quên rời khỏi khu vực, địa bàn của chúng và dùng nhíp lấy ngòi chích của ong ra khỏi vết đốt.
- Tiếp theo, rửa sạch vết đốt bằng xà phòng hoặc dung dịch vệ sinh để tránh gây viêm nhiễm.
- Sau đó, bạn có thể chườm đá lạnh hoặc dùng kem đánh răng bôi lên vết chích, với tính chất mát lạnh, nó sẽ làm dịu đi cơn đau và giảm vết sưng một cách rõ rệt và nhanh chóng.
- Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng mật ong để bôi vào vết chích – với tác dụng kháng khuẩn cao, chắc cắn răng mật ong sẽ giúp bạn tiêu trừ vết sưng một cách hiệu quả.
??? TÌM HIỂU THÊM
III. Rượu ong bầu đen chữa bệnh gì? Cách ngâm rượu ong bầu như thế nào?
Giới côn trùng có rất nhiều điều thú vị, trong chúng chứa ẩn những nguồn năng lượng vô cùng dồi dào. Chính vì vậy mà rất nhiều loài được sử dụng như là một loài dược liệu quý và bổ dưỡng. Trong đó, rượu thuốc ngâm từ ong bầu cũng được rất nhiều người sử dụng.
1. Rượu ong bầu chữa bệnh gì?
Theo sách thuốc đông y cho rằng, ong bầu không độc, có vị ngọt chua, giúp thanh nhiệt giải độc, tả hỏa, trừ phong, tiêu viêm, thích hợp cho những trường hợp nhức mỏi, đau khớp, nhiệt miệng, lở loét, đau rát cổ họng, viêm họng, co giật, kinh phong ở trẻ nhỏ,…
Rượu ong bầu mang rất nhiều công dụng cho sức khỏe
Chính vì vậy, mà từ xưa tới nay, có nhiều bài thuốc được sử dụng từ ong bầu để chữa trị. Bạn có thể sấy khô, tán nhỏ rồi dùng, hoặc ngâm rượu để sử dụng lâu dài.
2. Ngâm rượu ong bầu như thế nào là đúng cách, hiệu quả?
Trước khi muốn ngâm ong, bạn cần cắt bỏ cánh và rửa sạch trước khi ngâm. Đa số hiện nay, ong bầu được sấy khô và bảo quản trước khi tiến hành ngâm rượu.
Ong bầu thường được phơi khô trước khi ngâm rượu
Để ngâm rượu ong, bạn cần phải chọn rượu trắng từ gạo nếp hoặc gạo tẻ nguyên chất, có nồng độ từ 40 – 45 độ. Bạn nên lấy nước rượu đầu trong quá trình chưng cất như vậy sẽ mang đến vị rượu đậm đà và hiệu quả hơn.
Thông thường cứ 1000ml rượu thì được ngâm với 100 – 150 cá thể ong, ngâm từ 3 – 5 tháng rồi mới đem ra sử dụng.
Lưu ý: Rượu ong bầu được dùng để uống trực tiếp (mỗi ngày một ly nhỏ) hoặc được dùng như cao để xoa bóp khi trái gió trở trời, đau nhức xương khớp.
IV. Ong bầu có giá bao nhiêu? Mua ở đâu tại Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh?
Ong bầu là loài ong có ích cho mùa màng, chúng tích cực tham gia thụ phấn cho cây trồng đặc biệt là họ nhà bắp, bí, bầu, mướp,..
Tuy nhiên, do có giá trị kinh tế cao, nên ngày nay rất nhiều nơi người dân tiến hành “săn” ong bầu để bán đi các thị trường nơi khác như Trung Quốc nhằm thu lợi nhuận cao.
Ong bầu không thích sống tụ tập nên khó bắt, số lượng ít nên giá cả của chúng khá đắt. Hiện nay, trên thị trường ong bầu thường có giá từ 300.000 – 550.000 đồng/kg, và khoảng hơn 1 triệu đồng/kg ong khô.
Nếu ở Hà Nội và Tp.Hồ Chí Minh, bạn có thể tìm mua tại các cơ sở trại côn trùng nổi tiếng hoặc các shop uy tín chuyên cung cấp các sản phẩm từ ong.
Trên đây là một số thông tin về ong bầu, hy vọng rằng sẽ có ích cho bạn trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về loài côn trùng này.