Có đàn cá sóc đầu đỏ uyển chuyển, uốn lượn trong bể sẽ tạo không gian rất sống động. Những ai hay gặp căng thẳng vì công việc nên setup bể thủy sinh trong nhà. Màu sắc hài hòa của hệ sinh thái dưới nước chắc chắn sẽ khiến bạn thấy thư giãn hơn nhiều.
Nội dung bài viết
1. Thông tin cơ bản về cá sóc đầu đỏ
Đúng như tên gọi, loài này có tốc độ bơi khá nhanh nên được ví như những chú sóc. Bên cạnh đó, chúng còn có vẻ ngoài bắt mắt, khi bơi thành từng đàn sẽ giống như đóa hoa nở rộ. Chính những đặc điểm này đã chiếm được sự yêu thích của phần lớn người nuôi cá cảnh.
Nguồn gốc
Sóc đầu đỏ có tên khoa học là Hemigrammus Bleheri Gery, chúng phát triển chủ yếu tại vùng khí hậu nhiệt đới Brazil, Peru, Mexico,…
Khoảng những năm 2000, khi trào lưu chơi cá cảnh thịnh hành cũng là lúc loài này được du nhập. Người Việt dần trở nên ưa chuộng những con cá cảnh nhỏ xinh, có màu sáng rỡ. Một số nơi còn gọi chúng với cái tên cá hồng thủ hoặc cá mũi đỏ.
Đặc điểm
Hình thái bên ngoài của cá rất đặc trưng, không dễ gì nhầm lẫn với loài khác. Kích thước trung bình dao động từ 3-5cm với 2 mặt dẹt ánh bạc.
- Đầu: Khá nhỏ và chỉ lớn bằng ¼ chiều dài thân. Có màu đỏ cam sáng chói phủ khắp đầu và lan sang cả nắp mang.
- Thân: Phủ 1 lớp vảy bạc, thỉnh thoảng sẽ thấy chúng gần như trong suốt. Nhìn rõ cả lớp xương bên trong, rất đẹp mắt.
- Vây: Mỏng, vây lưng thẳng đứng và có nhiều tia nhỏ, giúp tăng tốc độ bơi. Vây bụng và hậu môn có khoảng cách đều nhau và khá nhỏ.
- Đuôi: Đuôi chia làm 2 nhánh lá me. Bên trên có các mảng đen, xen kẽ sọc trắng. Đầu và đuôi chính là 2 đặc điểm đặc trưng nhất của giống loài này.
Tính cách
Sóc đầu đỏ có tính cách nhẹ nhàng, có thể nuôi chung với nhiều loại thủy sinh. Tuy nhiên, chúng có tập tính sống bầy đàn cùng loài. Vì vậy vẫn ưu tiên nuôi các con cùng loại hơn là cho hội nhập cùng đàn cá cảnh khác. Chúng có thể tự tập hợp thành 1 đàn lớn và cùng nhau “múa” trong bể kính.
Sinh sản
Nếu dự định nuôi cá để chúng sinh sản, bạn cần có rất nhiều kinh nghiệm. Trước hết cần chuẩn bị 1 bể thủy sinh với điều kiện sống tương tự như bể lớn. Vớt cặp đực cái ra riêng cho đẻ trứng và thụ tinh.
Cá bột cần 3-4 ngày để nở và chỉ ăn được bobo/artemia trong 1 tháng đầu.
➽➽➽ ĐỌC THÊM: Cá vàng sao chổi
2. Kinh nghiệm nuôi cá sóc đầu đỏ khỏe mạnh
Để cá phát triển trong môi trường tốt nhất, người nuôi cần chú ý nhiều yếu tố. Bên cạnh việc xây dựng không gian sống còn phải biết cách phòng và chữa bệnh. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kỹ năng hơn để cá luôn khỏe mạnh.
2.1 Thức ăn
Cá khi trưởng thành ăn tạp, chúng có thể hấp thụ bất cứ loại thực phẩm nào. Từ đồ tươi sống xay nhuyễn đến trùn chỉ, tép, hạt công nghiệp. . Lưu ý không cho đồ ăn với kích thước lớn vì khi ăn chúng sẽ hung hăng tranh giành.
2.2 Bể nuôi
Do ăn tạp nên chúng thải cũng khá nhiều. Hơn nữa, phân loài này còn cần diện tích đủ rộng để bơi lội. Vì thế, bạn cần chuẩn bị bể lớn. Trung bình 1 cá thể/ 1l nước để cá cảm thấy an toàn. Bên cạnh đó còn phải đảm bảo các yếu tố sau:
- Trồng cây với mật độ thưa, dùng sỏi, đá lũa, rong, rêu java rải đều dưới đáy.
- Nên lắp đặt máy sục khí tốc độ trung bình để tạo dòng chảy nhẹ nhàng.
- Chiều cao của bể hoặc hồ phải tối thiểu 25-30cm.
2.3 Nguồn nước
Nếu nuôi cá để sinh sản thì nên để chúng sống trong môi trường có tính chua. Như vậy điều kiện phát triển sẽ tối ưu hơn. Còn nuôi cảnh thông thường thì chỉ cần cân đối lượng nước phù hợp. Đã xác định nuôi cá sống bầy đàn thì đừng tiết kiệm không gian quá nhé.
- Nhiệt độ: 23 – 27 độ C, max 31 độ C.
- pH: 5.5 – 7
Lưu ý: Nên duy trì trong thang đo trên để cá không bị nhiễm bệnh.
2.4 Nuôi chung
Do tính cách hiền lành nên hãy nuôi mấy em này cùng với loài cá như: cá diếc anh đào, cá bảy màu,… Không nên cho sống cùng bể với mấy loài phân vùng lãnh thổ cao như cá rồng, dĩa, cá ông tiên,… Vì chắc chắn chúng sẽ bị yếu thế hơn trong cuộc chiến, dù quân số đông.
2.5 Phòng bệnh
Cách tốt nhất để phòng bệnh cho cá là chế độ ăn hợp lý và giữ môi trường sống sạch sẽ:
- Khi mua cá về bạn nên sát khuẩn bằng muối loãng cho tất cả trước. Quan sát khoảng 2-3 ngày xem có mắc bệnh gì không, sau đó cho làm quen với nước bể. Cuối cùng mới thả cá vào trong để chúng không bị shock.
- Sau 2-3h thả vào bể sẽ tiến hành cho ăn.
- Thay nước 7 ngày/lần, loại bỏ rêu bám trên thành bể. Chú ý, chỉ loại bỏ 50-60% lượng nước trong bể.
Cách phòng và chữa 1 số bệnh hay gặp:
Thối vây
- Các đốm đen, trắng xuất hiện trên vây lưng, đuôi, bụng và lan dần ra khắp thân.
- Nguyên nhân: Do nước bẩn, cá bị xây xước do va chạm bên trong bể. Hoặc do chúng bị stress vì thức ăn/môi trường sống.
- Cách trị: Cho cá ra 1 bể riêng để chữa. Nhỏ xanh methylen để khử trùng cho bể chính. Cứ 10l nước thì nhỏ 10 giọt. Dùng hỗn hợp muối + Xanh methylen cho cá bệnh, thay nước mỗi ngày, chỉ bỏ đi 30% lượng nước.
Nấm mốc
- Cá mọc phát ban đỏ, trắng ngay trên thân. Vết nấm có hình dạng như túm bông dạng sợi hoặc bột.
- Nguyên nhân: Do nấm thủy mi và mốc nước Saprolegnia.
- Chữa trị: Ngâm cá 15-30” với nước muối (pha 15-30 gr/lít), điều trị lâu dài thì chỉ pha 7g/l.
✘✘✘ PHẢI TÌM HIỂU: Cá Sọ Dừa
3. Cá sóc đầu đỏ giá bao nhiêu tiền
Giá thành của giống sóc đầu đỏ khá rẻ. Tuy nhiên, do tập tính sống theo đàn nên bạn cần mua khoảng 8-10 con mỗi lần. Cứ theo khoảng giá 10K – 15K/con mà nhân lên nhé!
✦✦✦ CLICK ĐỌC THÊM: Cá betta rồng đen
4. Mua cá sóc đầu đỏ ở đâu Đẹp nhất
Loài cá này được bán ở bất cứ tiệm thủy sinh nào nhưng lại không có sẵn hàng. Bạn nên liên hệ để hỏi chủ quán trước khi ghé đến kiểm tra. Cá thường trở nên trong suốt khi vận chuyển và lúc mới thả vào bể. Đừng lo lắng vì chúng sẽ hồi phục màu sắc vốn có chỉ sau vài ngày.
Lưu ý quan trọng: Đã nuôi là phải theo đàn để tránh việc cá bị căng thẳng. Khi sinh hoạt theo bầy, sóc đầu đỏ sẽ ăn và sinh trưởng tốt hơn.
Cá sóc đầu đỏ tuy nhỏ nhưng lại giúp tô điểm cho không gian nhà của thêm phần sinh động. Nếu có điều kiện, bạn nên thiết kế bể lớn, nhìn chúng bơi thành đàn lớn uốn lượn đẹp mắt.