Nếu bạn đang tìm một giống cá có giá trị kinh tế cao, lại dễ chăm sóc và chống chịu bệnh tật tốt thì cá sặc rằn là ý tưởng không tồi chút nào. Loài cá này thích nghi tốt với điều kiện nóng ẩm của Việt Nam. Đồng thời, có khả năng sinh trưởng mạnh ở môi trường thiếu oxi, tiêu tốn lượng thức ăn không đáng kể.
Nội dung bài viết
1. Đặc điểm giống cá sặc rằn
Cá sặc rằn có danh pháp khoa học là Trichopodus pectoralis. Chúng là đại diện của họ Cá tai tượng, sinh sống nhiều nhất ở lân cận lưu vực sông Mê Kông. Ở giai đoạn đánh bắt, cá có phần thịt rất thơm ngon. Không chỉ vậy, chúng còn vô cùng tốt cho sức khỏe.
Cá sặc rằn trưởng thành dài trung bình khoảng 15-17cm, thậm chí một số cá thể có thể dài tới 25cm. Nếu nhìn vào hình dạng bên ngoài, bạn sẽ thấy chúng khá giống cá rô đồng. Tuy nhiên loài động vật này có thân mình dẹt hơn, đầu cũng nhọn hơn và hơi chếch về phía trên. Đặc biệt là bộ vây dài và có màu nâu đỏ và hệ vây vùng bụng có kết cấu dạng sợi – dấu hiệu nhận diện của chi Cá sặc.
Khi mới sinh ra, đây là loài cá ăn thịt. Tuy nhiên qua thời gian, cơ quan tiêu hóa của chúng lại dần biến đổi để thích nghi với khả năng ăn tạp ở giai đoạn trưởng thành. Cá sặc rằn thường sống ở những nơi có nước đứng hoặc chảy chậm vì khu vực này giàu chất hữu cơ.
Và một trong những lý do khiến chúng sinh trưởng, phát triển trong điều kiện đặc biệt này chính là nhờ cơ quan hô hấp phụ nằm ở phía trên mang..
✖✖✖ ĐỌC THÊM VỀ: Cá chốt giấy
2. Đặc trưng tính cách cá sặc rằn
Cá có tính cách khá ôn hòa, không cạnh tranh mạnh về nguồn thức ăn hay bạn tình. Tuy nhiên, đực và cái lại đặc biệt gắn bó với nhau trong mùa sinh sản và còn “lưu luyến” nhau khoảng thời gian dài sau đó.
Ngoài ra như đã chia sẻ, chúng đặc biệt thích những vùng ao tù, nước đọng và môi trường thiếu oxi. Ngoài ra, loài cá nước ngọt này còn rất khoái môi trường pH trung tính. Tuy nhiên nền nhiệt cực thuận của cá lại nằm trong khoảng 25 – 30 độ C.
3. Hướng dẫn cách nuôi cá sặc rằn
Để nuôi cá sặc rằn phát triển tốt, cho hiệu quả kinh tế cao, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau:
3.1 Thức ăn
Cá có thể sử dụng cả thức ăn tự chế biến và thức ăn hạt. Theo đó, với thức ăn nhà làm, bạn có thể chuẩn bị: cám gạo, cám ngô, bột cá xay tươi hoặc làm nhuyễn phụ phẩm từ nhà máy chế biến gia cầm, lò mổ
Khi sử dụng thức ăn công nghiệp, bạn nên ưu tiên những loại cám có thành phần đạm đạt tối thiểu 30%. Lưu ý, cá càng bé thì nhu cầu đạm càng cao. Với cá con, hàm lượng đạm tối ưu là 40 – 50%. Ngoài ra, mỗi ngày chúng ta nên cho cá ăn 3 lần: sáng – trưa – chiều tối. Tổng lượng thức ăn mỗi ngày tương ứng với 7% trọng lượng cá.
Ngoài ra, việc làm sàng ăn cũng rất cần thiết vì điều này sẽ giúp bạn theo dõi được hiện tượng thừa hoặc thiếu thức ăn.
3.2 Ao nuôi
Có thể tận dụng ao sẵn có hoặc thiết kế theo hình tròn, chữ nhật, vuông… tùy thích. Miễn sao duy trì độ sâu của ao trên dưới 1,5m. Mặt ao giữ được độ thông thoáng để tạo môi trường thuận lợi cho sinh vật phù dù – thức ăn của cá – sinh trưởng và phát triển.
Lưu ý, trước khi dẫn nước vào trong ao, nên dùng bạt lót toàn bộ phần đáy. Ngoài ra, đừng quên chú trọng khâu cấp thoát nước cho ao để linh hoạt điều tiết môi trường sống trong những TH cần thiết.
3.3 Mật độ thả
Khi chọn cá giống, bạn nên tìm đến những con khỏe mạnh, đồng đều về hình thức và SL/trọng lượng tương đương 200 con/kg. Với những ao nuôi có điều kiện lý tưởng, được chuẩn bị tốt từ thức ăn đến việc gây màu nước. Lại có nguồn dinh dưỡng phong phú thì nên thả với mật độ 35 con/m2. Với những ao nuôi nghèo dinh dưỡng và thô sơ hơn, chỉ nên thả 20 – 25 con/m2.
Ngoài vấn đề ao nuôi, mật độ thả còn lệ thuộc vào kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn của người nuôi trồng thủy sản. Với những người mới bắt đầu, nên thả cá thưa hơn một chút để dễ bề chăm sóc. Cuối cùng, một điểm cần đặc biệt lưu ý là nên thả vào thời điểm mát mẻ để tránh sốc nhiệt. Theo đó, thời gian lý tưởng là khi chiều tối hoặc sáng sớm đầu ngày.
3.4 Theo dõi sự phát triển của cá và thay nước định kỳ
Trong quá trình nuôi, việc cá bị nhiễm bệnh là điều khó tránh khỏi. Lúc này, cần phải nhanh chóng nhận diện bệnh lý, nguyên nhân, lên kế hoạch xử lý kịp thời. Ngoài ra, hãy duy trì thói quen thay nước định kỳ 3 lần/tháng với lượng nước mới khoảng 70-80%.
3.5 Thời điểm, cách thức thu hoạch
Thời gian lý tưởng để thu hoạch cá là tầm 10 tháng sau khi thả. Lúc này, cá có trọng lượng khoảng 1-1,5 lạng/con. Tùy vào size cá cũng như số lượng thực tế mà bạn có thể dùng lưới, vợt để thu hoạch một phần hoặc toàn phần.
Sau khi thu hoạch cá toàn phần, nên rút bỏ nước trong ao nuôi. Tiếp đó, vệ sinh thật kỹ phần đáy ao rồi phơi ải trong 1 tuần để chuẩn bị cho lứa nuôi trồng mới.
☛☛☛ KHÁM PHÁ THÊM: Cá mặt trăng
4. Cá sặc rằn giá bao nhiêu tiền 1 kg?
Cá sặc rằn được chọn mua nhằm 2 mục đích: làm con giống hoặc làm thức ăn.
- Cá giống (khoảng 200 con/kg): 85 – 95 nghìn đồng/kg
- Cá trưởng thành(khoảng 15-20 con/kg): 140 – 170 nghìn đồng/kg
Khi mua cá, bạn nên tìm đến những cơ sở bán hàng uy tín, lâu năm, luôn niêm yết giá công khai. Với lựa chọn này, đảm bảo độ thuần chủng, không nhiễm bệnh và có sức sống tốt, dễ chăm nuôi.
Ngược lại, nếu bạn tìm đến các cửa hàng nhỏ lẻ, bán rong hoặc tìm mua trôi nổi thì nguy cơ tiềm ẩn là rất cao.
Cá sặc rằn cực dễ nuôi, không kén thức ăn cũng như môi trường sống. Chẳng những vậy, thịt còn rất thơm ngon, săn mềm, mang vị ngọt tự nhiên. Đặc biệt là hợp khẩu vị cũng như thị hiếu người Việt. Vậy nên, nếu có ý tưởng nuôi trồng loại thủy hải sản này để gia tăng thu nhập thì bạn đừng bỏ lỡ cơ hội nhé!