Nếu bạn đang sở hữu một bể cá cảnh, đừng quên sắm thêm một chiếc “máy dọn bể” thiên nhiên tên gọi cá chuột thái. Không chỉ là loài ăn tạp siêu thân thiện, hiền lành, dọn sạch rong rêu, chất thải mà chúng còn có ngoại hình khá nổi bật, giúp bể thêm sinh động.
Nội dung bài viết
1. Xuất xứ cá chuột thái dọn bể
Cá chuột thái (Cá nô lệ, chuột cầu vồng, hồng xá…) là một dòng cá dọn bể với vẻ ngoài đẹp mắt, độc đáo. Chúng có tên tiêng anh là Redtail shark, nguồn gốc từ Thái Lan và được du nhập mạnh mẽ về Việt Nam trong vài năm trở lại đây.
Trong tự nhiên, loài cá này được tìm thấy nhiều ở lưu vực sông cả ở Thái Lan và một số ít tại Việt Nam (miền Tây, Tây Nguyên).
Rất nhiều chủ nuôi mong muốn tự phối cho cá chuột sinh sản. Tuy nhiên, đặc trưng của loài cá này là rất khó sinh sản ở môi trường nuôi nhốt trong hồ. Điều kiện phù hợp nhất để chúng bắt đầu sinh sản là ở khoảng 26 độ C, độ pH dao động ở 6, bể diện tích trên 60cm.
Bên cạnh đó, để tạo sự thoải mái, tránh stress cho cá, chủ nuôi có thể tạo thêm hang đá hoặc bụi cỏ, chậu sành, những nơi tối tăm thích hợp đẻ trứng. Cá chỉ kết đôi 1 đực 1 cái, thời gian từ lúc giao phối đến khi đẻ là khoảng 3 ngày.
2. Đặc điểm hình dáng cá chuột thái
Cá khi phát triển toàn diện có thể đạt chiều dài cơ thể lên đến 15cm.
- Phần thân: Thuôn dài, Gồm 2 màu đỏ và xám nâu/ đen kết hợp, tạo nên sự cá tính và nổi bật.
- Phần vây: Vây lưng lớn và dựng lên như cá mập, các vây đều rực rỡ với màu đỏ rực hoặc cam sáng.
- Phần đuôi: Khá ngắn, cuống đuôi thường có chấm đen lớn.
- Phần đầu: Nhỏ hình tam giác, nhận biết bằng vệt đen kéo dài từ miệng đến tận sau mắt.
- Phần Miệng: Có 2 đôi râu ngắn nhỏ như mõm chuột, có giác hút để “hút” các chất thải, rong rêu bẩn…
- Con cái thường nhỏ hơn con đực, bụng phình to hơn.
Có một loài đặc biệt khác là cá chuột vây vàng (mắt đỏ). Đây là thể bạch tạng khá đặc biệt của cá nô lệ thông thường. Chúng có phần thân màu trắng bạc hoặc vàng nhạt, vây cá màu đỏ hoặc cam và phần mắt màu đỏ hồng.
4. Cá chuột thái nuôi chung với cá gì?
Cá nô lệ vốn nổi tiếng là loài thân thiện, dễ gần và có thể nuôi chung với nhiều sinh vật khác trong bể. Cá trưởng thành có thể hung dữ và chủ động tấn công một số loại cá khác.
Chúng sẽ đuổi theo và cắn vây/ đuôi nên cần tránh nuôi cá chuột với cá ông tiên, cá 7 màu…. Một số loại có thể kết hợp nuôi chung với cá chuột một cách hòa bình là cá Mún, cá Cánh buồm, cá neon…
Đặc biệt, tuyệt đối không nên nuôi chung cá chuột với những loại có tập tính hung dữ như cá La Hán, cá Rồng.
5. Cách nuôi cá chuột Thái Lan lớn nhanh
Để nuôi cá nhanh lớn, khỏe mạnh và hoạt động tốt, bạn có thể tham khảo một số thông tin ngay dưới đây.
Bể nuôi
Dòng cá này có tập tính thích trú ẩn, trốn trong các bụi cỏ và hang hốc. Do đó, chủ nuôi nên thiết kế bể cá thủy tinh với nhiều tiểu cảnh, hang hốc, các loại cây… để tạo không gian.
Ngoài ra, cá cũng rất thích môi trường sáng nhẹ, nắng yếu và nước chảy lưu thông thường xuyên, do đó bạn nên chú ý điều chỉnh sao cho phù hợp. Ngoài ra, có thể lót đáy bể bằng cát mịn để cá không bị tróc vảy, xước da.
Cá chuột có thể nhảy khá cao và lọt ra khỏi bể, do đó nên ưu tiên các loại bể có nắp đậy kín để bảo vệ chúng nhé.
Thức ăn
Cá có nguồn thức ăn đa dạng từ rong rêu, sinh vật phù du, chất thải từ các loại cá khác… Nếu bể thủy sinh của bạn có quá nhiều loại rong rêu không phù hợp có thể chọn nuôi cá chuột để vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày. Tuy nhiên, không phải chúng chỉ ăn các loại rong rêu và tảo mà thức ăn ưa thích vẫn là thịt..
Vì thế, thỉnh thoảng bạn nên “đổi món” cho chúng với các thức ăn khác như sâu đỏ, giun hoặc giáp xác, cám viên. Lưu ý bạn cũng có thể cho chú cá của mình ăn các loại thức ăn công nghiệp bóp nhỏ, nghiền vụn để dễ tiêu hóa hơn. Nhưng không nên cho ăn quá nhiều để tránh vụn thức ăn thừa làm nước bể bị đục, bẩn, ô nhiễm.
Cá chuột thái khi được chăm sóc đầy đủ, cho ăn nhiều loại thực phẩm cân bằng dinh dưỡng thì sẽ khỏe mạnh, linh hoạt hơn và màu sắc cũng nổi bật hơn rất nhiều.
Phòng bệnh
So với những loài cá cảnh thông dụng khác thì cá nô lệ hầu như rất ít khi bị bệnh. Loại bệnh thường gặp nhất ở chúng là bệnh nấm trắng. Bệnh nấm trắng ở cá thường đến từ nguyên nhân chất lượng nước trong bể nuôi.
Nếu nguồn nước bị bẩn, lâu ngày không thay nước, vệ sinh hoặc sử dụng nước bị ô nhiễm thì tỉ lệ mắc bệnh rất cao. Do đó, chủ nuôi nên chú ý giữ vệ sinh bể sạch sẽ, thay nước đều đặn để tạo môi trường sống phù hợp, khỏe mạnh
Lưu ý:
Nhờ màu sắc đặc trưng, nổi bật và ấn tượng, cá nô lệ được mệnh danh là chiếc “máy hút bụi thiên nhiên” không thể thiếu cho các bể thủy sinh. Nhìn chung chúng là loài dễ nuôi, dễ chiều, không có yêu cầu đặc biệt về nước hay ánh sáng, không cần tốn nhiều công chăm sóc.
6. Cá chuột thái giá bao nhiêu tiền?
Là một loài cá cảnh thông dụng, do đó giá thành trên thị trường cũng không quá cao. Cụ thể, cá chuột thái đuôi đỏ size nhỏ có giá dao động từ 10.000 – 15.000 đồng/con. Với các con trưởng thành kích thước lớn hoặc màu sắc đẹp hơn, giá thành cũng nhỉnh hơn.
7. Mua cá chuột thái ở đâu tại Hà Nội, TP. HCM?
Để lựa chọn được chú cá vừa đẹp, màu sắc nổi bật, vừa khỏe mạnh, sạch bệnh, bạn nên đến tận cửa hàng để chọn mua. Hạn chế mua online để tránh các trường hợp nhầm lẫn, lừa đảo không mong muốn. Nên ưu tiên những địa chỉ chuyên kinh doanh cá cảnh nổi tiếng, uy tín, được nhiều người tin tưởng để chọn mua.
Trên đây là các thông tin về cá chuột thái và các đặc điểm của chúng. Nếu bạn đang có nhu cầu setup một bể cá trang trí cho góc làm việc/ phòng khách của mình, đừng quên sắm một em về làm bạn đồng hành nhé.